Cách học thuộc nhanh cho sinh viên

Cách ôn thi hiệu quả cho sinh viên

Học xa thi và học gần thi

Hiện nay không ít sinh viên chỉ quan tâm đến vế thứ hai của tiêu đề trên: học gần thi! Những sinh viên này có học lúc còn xa kỳ thi bao giờ đâu! Cứ nước đến thắt lưng mới nhảy! Thậm chí có em để nước đến mũi mới ngửa mặt lên ngoi ngóp, rồi cầu cứu phao hoặc can đảm chịu chết đuối! Cách học mà tôi nêu ra dưới đây chủ yếu dành cho các em biết lo xa.

Khi còn xa kỳ thi việc học của em nên tập trung vào hai mục tiêu: hiểu bài thấu đáo và nhớ chọn lọc những điểm quan trọng nhất.

Để hiểu bài thấu đáo em phải chịu khó nghiền ngẫm, ôn lại những kiến thức nền tảng, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, Nếu vẫn còn điểm gì chưa tự giải quyết được thì trao đổi với bạn bè và cuối cùng là hỏi thầy. Chúng ta đừng vội vàng cố gắng học thuộc khi chưa hiểu đến nơi đến chốn.

Để nhớ những điểm quan trọng nhất, trước hết em phải xác định được chúng. Đã là những điểm quan trọng nhất thì về lượng phải ít hơn nhiều so với toàn bài. Đó là những điểm then chốt và những điểm sẽ trở thành kiến thức thường trực. Điểm nào có khả năng gợi mở cho ta nhiều ý khác thì đó là điểm then chốt. Nhớ được điểm then chốt của bài giống như ta đã làm chủ được cái then, cái chốt cửa của một căn nhà. Còn kiến thức thường trực? Đó là những kiến thức mà ta cần phải nhớ lâu dài sau khi thi, có khi trở thành hành trang theo ta suốt cuộc đời!

Những cái gì có thể nhanh chóng quên sau khi thi, lúc nào cần sẽ mở sách vở xem lại thì không phải là kiến thức thường trực, em hãy để những cái đó học lúc gần thi.

Còn có những điều em cảm thấy không cần thiết lắm nhưng vẫn có nguy cơ bị hỏi đương nhiên cũng để lại học lúc gần thi Thầy cô thích hỏi thì em trả lời nhưng chữ của thầy cô em sẽ trả lại thầy cô ngay sau khi thi! Đây là một cách học chống chế chân chính. Nguy cơ bị hỏi vô lý sẽ ít gặp khi các thầy cô thực hiện dạy học theo mục tiêu. Nhiều sinh viên kêu ca chương trình học tập bây giờ quá nặng. Các em này hoàn toàn đúng, ý kiến của các em đã được nhiều hội nghị về đào tạo gần đây khẳng định. Dù như vậy các em vẫn phải học và phải thi. Nếu vì khả năng học tập không được tốt lắm hoặc vì một lý do nào đó mà em thiếu thời gian thì ngay cả lúc gần thi hãy cứ theo cách học lúc xa thi trình bày ở trên. Chỉ cần hiểu đến nơi đến chốn và nhớ những điều quan trọng nhất là em đã có khả năng đạt được điểm khá rồi. Nếu thi vấn đáp không loại trừ khả năng còn được cả điểm giỏi.

Học theo phương pháp này khó trượt lắm!

Kiến thức then chốt cần phải hiểu và nhớ lâu dài nên học từ lúc xa thi.

Kiến thức nặng về học thuộc không cần nhớ lâu dài gần thi hãy học.

Học theo sơ đồ Mindmap là cách học hiệu quả

Không học như gà uống nước

Chắc đã có lần em trông thấy gà uống nước. Con gà cúi đầu dí mỏ vào nước rồi ngẩng đầu lên nhắp nhắp để nuốt chút nước vừa ngậm được vào diều. Cứ thế nó lặp lại quy trình này cho đến khi hết khát.

Tôi đã nhiều lần thấy sinh viên học bài giống như gà uống nước, trong đó có cảsinh viên năm cuối ôn thi tốt nghiệp! Họ cúi đầu dí mắt vào sách hoặc vở một lát rồi ngửa mặt lên nhìn trời, miệng nhắp nhắp [ xin lỗi, không phải nhắp nhắp mà là lẩm bẩm] một vài câu vừa đọc được. Cứ thế họ lặp lại quy trình này cho đến khi hết bài. Con gà hết khát thì tiếp tục đi kiếm ăn, còn sinh viên lẩm bẩm hết bài mà chưa thuộc thì lại cúi đầu dí mắt, ngửa mặt nhìn trời vòng hai, vòng ba

Đành rằng học theo kiểu gà uống nước người nhanh kẻ chậm cuối cùng rồi cũng có thể thuộc bài, nhưng học theo kiểu này thì làm sao mà có thể hiểu bài sâu sắc. Thuộc đấy nhưng dễ lẫn lộn và thường nhanh quên. Về bản chất thì đó cũng là một cách họcvẹt, tuy rằng có được cải tiến thành học vẹtthầm!

Học trong mối liên quan giữa những mảng kiến thức

Chương trình đào tạo được chia thành các môn học, học phần. Các môn học, học phần chỉ có tính độc lập tương đối, giữa chúng luôn luôn có sự liên thông.

Không ít sinh viên đã vô tình hoặc cố ý xây những bức tường kiên cố ngăn cách các môn học, học phần! Họ đã học mỗi môn học, học phần trong trạng thái cô lập hoàn toàn với các môn học, học phần khác.

Những người ủng hộ cách học cô lập cho rằng, học như vậy ít nhầm lẫn hơn. Tôi cũng đồng ý học theo cách ấy khi thi kết thúc mỗi học phần sẽ ít nhầm lẫn hơn.

Tuy nhiên cái lợi ít nhầm lẫn khi học cô lập cũng chỉ có tại thời điểm thi kết thúc học phần mà thôi. Cùng với quá trình tích lũy thêm kiến thức, nguy cơ nhầm lẫn của những sinh viên học cô lập sẽ tăng lên!

Cách học cô lập còn có nhiều cái hại, tôi xin nêu ra dưới đây để em xem xét:

Cái hại thứ nhất:

Khi học cô lập, kiến thức sẽ được tích lũy một cách cô lập. Cái túi kiến thức mà em tích lũy được có thể không nhỏ, nhưng trong đó chứa đựng các kiến thức tách rời nhau. Em có thể nhớ nhiều nhưng khả năng vận dụng kiến thức thì rất hạn chế.

Để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong thực tiễn, chúng ta luôn luôn cần vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.

Cái hại thứ hai:

Khi học cô lập em sẽ phải nhớ một lượng lớn hơn. Một chương trình dù được xây dựng rất bài bản vẫn có sự trùng lặp giữa các học phần, môn học. Trong thực tế các học phần, môn học có nội dung giao nhau là chuyện bình thường, giao nhau ởmức độ hợp lý còn là một sự cần thiết! Cách học cô lập làm em phải nhớ nhiều hơn vì bộ nhớ của em phải chứa nhiều mảng kiến thức giống nhau.

Cái hại thứ ba

Khi học cô lập em không có khả năng suy luận giữa các học phần, môn học.

Một vấn đề nào đó của học phần này, môn học này có thể được phát triển thông qua sựsuy luận logic từ kiến thức nền tảng của một học phần, môn học khác.

Cái hại thứ tư

Khi học cô lập em sẽ nhanh quên hơn. Những người học theo kiểu dứt điểm từng học phần thường cũng hay quên dứt điểm! Tôi hoàn toàn đồng ý với em rằng, sau khi thi ai cũng quên nhiều lắm. chỉ có điều không sinh viên giỏi nào học cô lập, vì vậy kiến thức của họ giàu hơn bởi họ nhớ lâu hơn, chứ ngay sau khi ôn thi mỗi học phần môn học, chưa chắc họ đã nhớ nhiều hơn em!

Rõ ràng cách học cô lập lợi bất cập hại!

Các môn học, học phẩn đã cần học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau thì các chương, các bài trong một học phần, một môn học càng không thể học tách rời nhau. Thế mà vẫn có không ít sinh viên học theo cách đó! Thậm chí các phần trong một bài những sinh viên này cũng không chịu gắn vào nhau! Dưới đây xin nêu mấy chuyện có thực mà tôi đã được chứng kiến.

Trong kỳ thi vấn đáp, một sinh viên được hỏi về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn uốn ván và phương pháp phòng bệnh uốn ván. Sinh viên đó trả lời trôi chảy cả hai phần. Khi thầy hỏi thêm, tại sao vaccin lại chỉ chứa kháng nguyên của ngoại độc tố uốn ván mà lại có khả năng phòng được bệnh khi nha bào uốn ván xâm nhập vào vết thương, thìsinh viên đó ngậm tăm!

Trong kỳ thi lâm sàng ngoại, một thí sinh bắt thăm được bệnh nhân vết thương hở do tai nạn giao thông, đã được xử lý ở tuyến cơ sở trước khi gửi lên tuyến trên. Giáo sư đưa bệnh án và hỏi cách xử lý của bác sĩ ở tuyến cơ sở có gì sai? Sinh viên chịu không trả lời được. Giáo sư chỉ rõ cái sai cơ bản của bác sĩ tuyến cơ sở đã khâu kín vếtthương. Giáo sư yêu cầu giải thích tại sao không được làm như vậy thì sinh viên này lại chịu.

Một lần trong đề thi lý thuyết tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, có một câu hỏi về Sinh lý bệnh Hãy trình bày về cơ chế bệnh sinh của mất nước do tiêu chảy cấp và nêu nguyên tắc điều trị và một câu hỏi về Truyền nhiễm Hãy trình bày về điều trị bệnh tả. Có sinh viên viết khá tốt câu Sinh lý bệnh nhưng phàn nàn không viết được chữ nào vềđiều trị bệnh tả mặc dù vẫn còn thừa thời gian.

Sinh viên ngậm tăm ở chuyện thứ nhất, sinh viên lại chịu ở chuyện thứ hai, và sinh viên không viết được chữ nào ở chuyện thứ ba đều có căn nguyên chung là cách học cô lập các mảng kiến thức!

Như thế nào là học trong mối liên quan giữa các mảng kiến thức?

Khi học một học phần mới, phải ôn lại những kiến thức nền tảng và những kiến thức liên quan.

Khi học một bài cần phải suy nghĩ về mối liên hệ giữa các phần trong bài đó.

Khi ôn tập gặp những nội dung gì liên quan đến chương khác, học phần khác, môn học khác mà mình đã quên hoặc nhớ không chắc chắn thì phải tra cứu, ôn tập lại.

Học trong mối liên quan giữa các mảng kiến thức sẽ giảm tải cho bộ nhớ, dễ nhớ lại lâu quên, học một biết. hơn một, có khả năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.

Nhiệm vụ của bác sĩ đa khoa

Các phương pháp học tập cho sinh viên Y

Cách ôn thi hiệu quả cho sinh viên Y Bài viết được trích từ cuốn: Cẩm nang học tập tích cực cho sinh viên Y khoa

Hệ thống y tế Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề