Cách khử trùng dụng cụ y tế tại nhà

Cách khử trùng dụng cụ y tế

  • 6 methods:
  • Chuẩn bị dụng cụ để tiệt trùng
  • Chuẩn bị dụng cụ cho nồi hấp
  • Khử trùng các dụng cụ trong nồi hấp
  • Thiết bị khử trùng bằng Ethylene Oxide
  • Thực hiện khử trùng bằng nhiệt khô
  • Sử dụng phương pháp thay thế

Cho đến gần đây, công nghệ tiệt trùng tiên tiến nhất chỉ được tìm thấy trong các thiết bị tiệt trùng bệnh viện lớn. Hiện nay, nhu cầu ngày càng tăng về các công nghệ khử trùng tinh vi hơn trong nhiều ngành nghề khác nhau. Bằng cách làm theo một vài bước đơn giản, bạn có thể có dụng cụ sạch, tiệt trùng có thể được sử dụng trong bất kỳ tình huống y tế nào.

method1

QUY TRÌNH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ TRONG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ

CÁC KHÁI NIỆM

Vô khuẩn là các biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và các mầm bệnh khác bằng cách loại trừ chúng với mức độ khác nhau trên bề mặt cơ thể, các mô bị tổn thương và các vật dụng tiếp xúc với cơ thể người và các sinh vật khác.

Sát khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác trên da, niêm mạc và các mô bị tổn thương của cơ thể.

Khử nhiễm là quá trình tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và các mầm bệnh khác bám vào y dụng cụ vừa sử dụng xong trên cơ thể người bệnh.

Làm sạch là quá trình vật lý [cọ, rửa bằng nước, lau khô] để loại bỏ các vật bẩn do bụi, đất hay máu và chất dịch cơ thể và các vi khuẩn hay các mầm bệnh khác còn bám ở y dụng cụ.

Khử khuẩn mức độ cao là các quy trình tiêu diệt phần lớn các loại vi khuẩn và mầm bệnh khác nhưng chưa tiêu diệt hết tất cả, đặc biệt là nha bào. Trong hầu hết các thủ thuật, khử khuẩn mức độ cao là chấp nhận được.

Tiệt khuẩn là các quá trình diệt tất cả các loại vi khuẩn và mầm bệnh khác kể cả nha bào.

QUY TRÌNH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ

Khử nhiễm

Là bước đầu tiên trong xử lí dụng cụ và găng đã dùng.

Các phương tiện khử nhiễm gồm: nước, chậu nhựa hoặc chậu men hoặc một xô nhựa có quai xách với chiều cao trên 35cm và một giỏ nhựa có lỗ thủng ở đáy, có quai nhỏ hơn để lọt vào xô. Găng dài [để riêng một số đôi để khử khuẩn].

Dung dịch hoá chất để khử khuẩn đơn giản nhất là Chloramin B 0,5% [cách pha theo hướng dẫn của nồng độ sản phẩm]. Có thể sử dụng dung dịch Presept với cách pha 1-2 viên 2,5 gam trong 10 lít nước hoặc dung dịch Cidex pha sẵn [Glutaraldehyd 2%]. Các loại dung dịch này sẽ thay sau mỗi ngày làm việc.

Dụng cụ, găng tay, đồ vải sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật cho ngay vào xô, chậu ngập trong dung dịch khử nhiễm trên trong 10 phút. Với các ống nhựa hoặc cao su phải cho dung dịch sát khuẩn vào đầy trong lòng ống, với bơm hút thai cũng phải hút dung dịch sát khuẩn vào trong lòng bơm rồi mới ngâm trong 10 phút. Để đảm bảo đúng thời gian ngâm 10 phút [ngâm càng lâu càng dễ hư hại dụng cụ], nên có một xô hay chậu nước lã sạch bên cạnh để cứ 10 phút thì dùng kẹp dài gắp dụng cụ đã khử nhiễm bỏ sang đó chờ đến khi nhiều [hoặc gần hết buổi] sẽ mang đi làm sạch một thể.

Làm sạch: Rửa dụng cụ

Thiết bị: vòi nước sạch, chậu nhựa, xà phòng, bàn chải với nhiều kích thước khác nhau, găng bảo vệ.

Quy trình làm sạch:

Đeo găng bảo vệ, đeo khẩu trang, đeo kính, đi ủng, mặc tạp dề để bảo vệ tránh bị phơi nhiễm.

Rửa dụng cụ bằng nước lã và xà phòng.

Dùng bàn chải cọ sạch chất bẩn, chú ý những bộ phận răng, khe, kẽ, khớp nối sau đó rửa sạch xà phòng, cọ rửa dưới vòi nước chảy hiệu quả hơn trong xô, chậu.

Làm khô bằng hơi gió hoặc lau khô bằng khăn sạch.

Yêu cầu: máu, mủ, dịch, các mô tế bào... không còn bám trên dụng cụ.

Khử khuẩn mức độ cao hoặc tiệt khuẩn

Khử khuẩn mức độ cao

Phương pháp khử khuẩn mức độ cao có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và mầm bệnh, và có thể chấp nhận được khi các phương tiện cho tiệt khuẩn không sẵn có.

Có hai cách:

Khử khuẩn bằng luộc dụng cụ.

Khử khuẩn bằng hoá chất.

Luộc dụng cụ: dễ thực hiện, tương đối an toàn và rẻ tiền. Có thể dùng bất kì chiếc nồi rộng có nắp nào cũng như bất kì nguồn nhiệt nào để nấu. Nhưng sử dụng nồi chuyên dụng là tốt nhất. Các thao tác luộc dụng cụ:

Dụng cụ đã rửa sạch, được tháo rời.

Cho dụng cụ vào nồi đổ ngập nước sạch.

Đun sôi trong 20 phút, tính từ lúc nước bắt đầu sôi. Nếu cho thêm dụng cụ vào khi nước đang sôi thì bắt đầu tính lại thời gian.

Dùng kẹp đã khử khuẩn để lấy dụng cụ ra khỏi nồi và để trong hộp vô khuẩn có nắp đậy hoặc dùng tay đeo găng vô khuẩn để lấy khi dụng cụ đã nguội.

Dụng cụ đã luộc sử dụng trong vòng 24 giờ.

Ngâm trong hoá chất

Hoá chất khử khuẩn ở dạng lỏng có thể được dùng trong một số tình huống: khi cần xử lý nhanh, dụng cụ cần được khử khuẩn không chịu được nhiệt độ cao hoặc không có nguồn nhiệt để luộc. Ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn 20 phút, sau đó tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội. Hóa chất hiện thường dùng cho khử khuẩn mức độ cao là Cidex [glutaraldehyd 2%] hoặc Chloramin 0,5%. Với ống hút thai bắt buộc phải dùng Cidex.

Các bước khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất:

Dụng cụ đã được rửa sạch.

Đổ ngập dụng cụ bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp.

Ngâm trong 20 phút.

Tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội và hong khô, để vào khay, hộp có nắp đậy.

Cất giữ không quá 3 ngày trong hộp được khử khuẩn ở mức độ cao hoặc dùng ngay.

Để có hộp đựng dụng cụ đã được khử khuẩn ở mức độ cao, hãy luộc hoặc ngâm các hộp đó trong dung dịch Chloramin 0,5% trong 20 phút. Rửa sạch phía trong bằng nước đun sôi để nguội và làm khô trước khi dùng. Có thể dùng hộp đựng bằng kim loại đã được tiệt khuẩn bằng tủ sấy khô.

Chú ý: phương pháp này áp dụng với các dụng cụ làm bằng chất nhựa, cao su, không áp dụng với các loại dụng cụ bằng kim loại, vải.

Tiệt khuẩn

Có 2 cách tiệt khuẩn: tiệt khuẩn bằng nhiệt và hoá chất.

Tiệt khuẩn bằng nhiệt: có 2 phương pháp

Hấp ướt áp lực cao: phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại dụng cụ y tế như quần áo, băng gạc, khăn mổ, mũ, khẩu trang... và đồ cao su [ống thông, găng cao su...] trừ đồ nhựa. Đồ vải và đồ cao su phải hấp riêng, vì nhiệt độ, áp suất, thời gian hai loại khác nhau.

Thiết bị: nồi hấp ướt áp lực các loại vận hành theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất.

Xếp đồ hấp vào hộp hấp hoặc gói trong một khăn vải. Các hộp đựng đồ vải phải được mở lỗ thông hơi để hơi nước dưới áp lực cao thấm vào. Khi lấy ra khỏi nồi hấp, các lỗ thông này phải được đóng kín ngay lại.

Yêu cầu: đưa nhiệt độ nồi hấp lên 121oC [áp suất 1,2kg/cm2].

Duy trì nhiệt độ như vậy trong 20 phút đối với dụng cụ không đóng gói, 30 phút đối với dụng cụ đóng gói.

Sấy khô: phương pháp này chỉ dùng cho các dụng cụ y tế bằng kim loại.

Thiết bị: tủ sấy khô, vận hành theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất.

Qui trình:

Dụng cụ kim loại sau khi rửa sạch lau khô cho vào hộp có nắp, để theo từng bộ.

Đặt các hộp vào tủ sấy, cách thành tủ ít nhất 3cm và các hộp ở mỗi tầng xếp lệch nhau để không khí nóng trong tủ sấy phân bố đều khắp.

Đóng kín cửa tủ sấy.

Yêu cầu:

Nhiệt độ 170oC phải duy trì trong 60 phút.

Nhiệt độ 160oC phải duy trì trong 120 phút.

Tiệt khuẩn bằng hoá chất

Phương pháp này dùng dung dịch Cidex [glutaraldehyd 2%].

Thời gian: ngâm ngập dụng cụ trong 10 giờ.

Lưu ý:

Đeo găng và kính bảo hộ, mở các cửa sổ.

Pha chế và sử dụng dung dịch ở nơi thoáng gió.

Dùng hộp, chậu đủ sâu có nắp đậy.

Chuẩn bị 1 chậu vô khuẩn có nắp đậy đựng nước vô khuẩn để tráng.

Lau khô dụng cụ, tháo rời các bộ phận.

Ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn ít nhất 10 giờ.

Lấy dụng cụ bằng kẹp vô khuẩn.

Tráng dụng cụ trong nước vô khuẩn.

Đổ nước đã dùng đi. Nếu dung dịch cần phải dùng lại thì đánh dấu ngày pha và ngày hết hạn dung dịch theo hướng dẫn của nơi sản xuất.

Kiểm tra vô khuẩn

Kiểm tra dụng cụ

Kiểm tra đúng thời gian quy định: trước khi hấp, sấy, dán một giấy báo hiệu an toàn [trắng] vào hộp hay gói đồ .

Sau khi đã hấp, sấy xong nếu giấy báo hiệu đổi màu là dụng cụ hấp sấy đạt yêu cầu.

Sau khi kiểm tra phải ghi rõ ngày và tên người hấp sấy dụng cụ vào các hộp, gói đồ.

Bảo quản dụng cụ đã vô khuẩn

Nơi bảo quản dụng cụ đã vô khuẩn phải sạch sẽ, khô ráo, có cửa đóng kín.

Có giá, kệ và tủ đựng dụng cụ, có sổ sách ghi chép tên dụng cụ, ngày xử lý vô khuẩn, ngày nhập, xuất dụng cụ.

Không được để lẫn dụng cụ đã tiệt khuẩn với dụng cụ chưa tiệt khuẩn.

Thời gian bảo quản

Không bảo quản những dụng cụ tiệt khuẩn không đóng gói, loại này phải dùng ngay.

Dụng cụ được luộc chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ.

Dụng cụ đã khử khuẩn cao bằng hóa chất chỉ được sử dụng trong 3 ngày.

Những dụng cụ tiệt khuẩn được đóng gói hoặc đựng trong hộp tiệt khuẩn được bảo quản 1 tuần. Sau 1 tuần nếu chưa được dùng phải hấp, sấy lại.

Vận chuyển dụng cụ đã tiệt khuẩn từ nơi bảo quản đến phòng thủ thuật, phẫu thuật phải che đậy tránh nhiễm bẩn.

Bảng kiểm: Quy trình vô khuẩn dụng cụ

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

1. Khử nhiễm

Có sẵn dung dịch Chloramin 0,5% hoặc Presept đựng trong xô có giỏ chứa dụng cụ và xô phải đặt ngay tại nơi làm thủ thuật.

Cho dụng cụ ngập hoàn toàn trong dung dịch ngay sau khi sử dụng.

Hút dung dịch chloramin vào bơm và các vật hình ống rồi mới ngâm

Thời gian ngâm trong 10 phút

2. Làm sạch

Rửa các dụng cụ bằng xà phòng và nước sạch

Tháo rời các dụng cụ [nếu có thể]. Làm sạch các khớp nối ở dụng cụ

Dùng bàn chải cọ rửa các dụng cụ

Súc các vật hình ống và bơm tiêm

Tráng bằng nước sạch, lau khô hoặc để khô tự nhiên

3. Khử khuẩn mức độ cao bằng luộc

Cho dụng cụ ngập hoàn toàn trong nước

Bắt đầu tính giờ từ lúc nước sôi

Đun sôi trong 20 phút

Lấy các dụng cụ bằng kẹp vô khuẩn và cho vào hộp đựng đã được khử khuẩn cao hoặc tiệt khuẩn.

Để dụng cụ tự khô

Bảo quản trong hộp đựng đã được khử khuẩn và có nắp đậy có nhẵn ghi thời hạn sử dụng

3. Khử khuẩn mức độ cao bằng hoá chất

Cho dụng cụ ngập hoàn toàn trong dung dịch khử khuẩn thích hợp, đậy nắp kín

Ngâm trong 20 phút

Tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội và hong khô

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

Để vào hộp đã tiệt khuẩn có nắp đậy có nhãn ghi hạn dùng

3. Hấp ướt

Gói dụng cụ bằng vải sạch

Xếp rời nhau trong nồi hấp

Các hộp đồ vải phải khóa kín, các cửa sổ để hở khi hấp

Vận hành theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất

Duy trì ở 121oC trong 30 phút với gói dụng cụ có bọc và 20 phút với dụng cụ không bọc.

Cất dụng cụ trong hộp vô khuẩn và có nắp đậy có nhãn ghi hạn dùng. Các hộp đồ vải phải đóng kín ngay các cửa sổ đã mở trước khi hấp.

3. Sấy khô

Dụng cụ sau khi rửa sạch, lau khô cho vào hộp có nắp, từng bộ riêng

Bắt đầu tính giờ khi nhiệt độ lên đủ

Thời gian và nhiệt độ chuẩn: 170oC trong 1 giờ hoặc 160oC trong 2 giờ

Cất dụng cụ trong hộp vô khuẩn có nắp đậy có dán nhãn ghi hạn dùng

4. Thời hạn sử dụng

Dụng cụ khử khuẩn cao chỉ được sử dụng trong 3 ngày

Dụng cụ đã luộc chỉ sử dụng trong 24 giờ

Dụng cụ tiệt khuẩn được bảo quản 1 tuần

Quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn thiết bị y tế đúng cách - ansinhmed.com

Đang thực hiện
Đăng nhập tài khoản
Đăng nhập bằng tài khoản tại Choyte.vn
Email:
Mật khẩu:
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Tạo tài khoản mới.
Đăng ký một lần, sử dụng tất cả các tài nguyên của hệ thống ansinhmed.com : Xem báo giá, tải tài liệu, đăng rao vặt, hỏi đáp...
[*] Các trường dữ liệu bắt buộc cần điền đẩy đủ. Chúng tôi sẽ gửi Email xác nhận cho bạn trong ít phút nữa.
Chú ý :Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư Spam nếu không nhận được email kích hoạt tài khoản.
Họ và tên:
Nơi làm việc:
Email:[*]
Số điện thoại:[*]
Mật khẩu:[*]
Xác nhận mật khẩu:[*]
Đồng ý với Điều khoản của chúng tôi
Chia sẻ địa điểm của bạn để mở được tính năng xem & tải báo giá, download tài liệu, lập dự án,...
Bạn có thể sử dụng tài khoản Gmail, Facebook hoặc tài khoản đã có để Đăng nhập
  • Giới thiệu
  • Trang tin
  • Sản phẩm
Toggle navigation
AN SINH MEDICAL
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu chung
    • Giới thiệu Trung tâm kỹ thuật
    • Dịch vụ
    • Tin tức hoạt động
    • Dự án tiêu biểu
    • Tuyển dụng
  • Sản phẩm
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Đầu tư Phòng khám, Bệnh viện
    • Cẩm nang mua sắm TBYT
    • Tìm hiểu vận hành TBYT
    • Văn bản pháp luật
    • Download Driver, phần mềm
  • Liên hệ
Search
Tất cả sản phẩm
  • Phòng, điều trị Covid-19
  • Thiết bị xét nghiệm
  • Thiết bị phòng mổ
  • Thiết bị chuyên khoa
  • Phụ kiện, linh kiện
  • Vật tư Y tế tiêu hao
  • Hóa chất, sinh phẩm
  • Máy xông khí dung
  • Máy huyết áp điện tử
  • Thiết bị bệnh viện khác
    • Khoa chẩn đoán hình ảnh
      • Máy CT-Scanner, MRI
      • Máy siêu âm
      • Máy chụp X-Quang
      • Số hóa X-Quang CR, DR
    • Khoa thăm dò chức năng
      • Điện tim, lưu huyết, điện não
      • Máy đo loãng xương
    • Khoa xét nghiệm
      • Máy xét nghiệm sinh hóa
      • Máy xét nghiệm huyết học
      • Máy xét nghiệm nước tiểu
      • Máy xét nghiệm điện giải
      • Máy xét nghiệm miễn dịch
      • Máy xét nghiệm đông máu
    • Khoa răng hàm mặt
      • Ghế nha khoa
      • Náy nén khí, cạo vôi...
    • Khoa tai mũi họng
      • Máy nội soi tai mũi họng
    • Khoa Phục hồi chức năng
      • Máy kẽo giãn cột sổng cổ
      • Máy siêu âm điều trị
      • Các thiết bị PHCN khác
    • Khoa mắt
      • Máy khúc xạ kế
      • Máy sinh hiển vi mắt
    • Khoa đông y, YHCT
      • Máy sắc thuốc, đóng gói
      • Thiết bị sản xuất, bào chế
      • Các máy đông y khác
    Xem tất cả »
  • Thiết bị Gia đình khác
    • Máy làm giàu [tạo] Oxy
    Xem tất cả »
Trang chủ
Trang tin
Tin tổng hợp
Trang tin
  • Đầu tư Phòng khám, Bệnh viện
  • Cẩm nang mua sắm thiết bị y tế
  • Tìm hiểu, vận hành thiết bị y tế
  • Văn bản pháp luật liên quan
  • Download driver, phần mềm
Tin tổng hợp

Phương pháp tiệt trùng và phương pháp khử trùng được ứng dụng rộng rãi và rất cần thiết trong phân tích thí nghiệm : Dược phẩm, hóa chất, vi sinh, y tế…

Tiệt trùng , khử trùng là gì ?

Khử trùng là làm giảm bớt hoặc tiêu diệt vi khuẩn , vi trùng để ngăn chặn lan truyền nhưng đối với nha bào phương pháp này không có tác dụng.
Tiệt trùng là tiêu diệt tất cả các sinh vật sống có hại, kể cả nha bào

Các phương pháp tiệt trùng dụng cụ y tế hiệu quả nhất

Lựa chọn các phương pháp tiệt trùng nào cũng phải tuân theo các quy định và yếu tố về loại sản phẩm đó để đảm bảo trong quá trình vô trùng không có sự thay đổi bất lợi nào xảy ra. Việc không tuân theo các quy định này, sẽ dẫn tới việc hư hỏng mẫu. Chương trình điển hình như tiệt trùng hơi nước hoặc khử trùng khô nhiệt đòi hỏi sự tương quan về nhiệt độ, áp suất được thực hiện đo lường bởi các cảm biến tích hợp trong nồi hấp tiệt trùng. Lựa chọn thời gian và nhiệt độ tiệt trùng tùy vào yếu tố bản chất của sản phẩm đó.

1. Gia nhiệt trong nồi hấp tiệt trùng [Tiệt trùng hơi nước]

Các vi sinh vật được tiếp xúc với hơi nước bão hòa sẽ làm chúng bị tiêu diệt hoàn toàn do sự biến tính đảo ngược của các enzyme và cấu trúc protein. Tiệt trùng hơi nước bão hòa đòi hỏi phải kiểm soát chính xác về thời gian, nhiệt độ và áp suất. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong tiệt trùng dụng cụ cũng như các cách khử trùng dụng cụ y tế.

Thông số để nghị sự dụng trong nồi hấp khử trùng là: 121 độ C trong vòng 15 phút [200kPa]. Nhiệt độ dùng để kiểm soát quá trình còn áp suất để tạo ra nhiệt độ hơi nước theo yêu cầu [áp suất càng lớn thì nhiệt độ càng lớn]

Nhiệt đô oC

Khoảng áp suất kPa

Thời gian tiệt trùng tối tiểu

126-129

250 [~2.5 atm]

10 phút

134-138

300 [~3.0 atm]

5 phút

Thời gian tiệt trùng tối thiểuđược tính từ thời điểm tất các các vật liệu trong buồng đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Việc giám sát các điều kiện vật lý trong nồi hấp tiệt trùng là rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm và an toàn cho thiết bị, con người.

Dung dịch trong lọ thủy tinh thường đạt trạng thái cân bằng nhiệt trong vòng 10 phút đối với khối lượng 100ml và 20 phút đối với 1000 ml.

Các mẫu xốp như: băng phẫu thuật… nên được sử lý để đảm bảo nhiệt độ và hơi nước tiệt trùng thâm nhập vào trong mẫu. Hầu hết các băng gạc được tiệt trùng hoàn toàn bằng cách duy trình chúng ở nhiệt độ 134-138 độ C trong 5 phút.

Trong những trường hợp nhất định, thủy tinh, sứ, hoặc các sản phẩm kim loại được khử trùng ở 121-124 độ C trong vòng 20 phút

Chất béo, dầu có thể được tiệt trùng ở 121 độ C trong 2 giờ, và nếu có thể nên được khử trùng bằng nhiệt khô.

Trong một số trường hợp [ví dụ như: chất thermolabile] việc tiệt trùng có thể ở dưới 121 độ C với điều kiện là sự kết hợp chọn thời gian và nhiệt độ đã được xác nhận. Bạn nên tìm hiểu trước về phương pháp tiệt trùng cho những chất này.

2. Phương pháp tiệt trùng khô nhiệt

Trong quá trình tiệt trùng gia nhiệt khô được coi là quá trình oxy hóa của các thành phần tế bào. Việc này đòi hỏi nhiệt độ cao hơn nhiệt ẩm và thời gian phơi sáng lâu hơn. Phương pháp này, thuận tiện hơn cho vật liệu không chứa nước mà không thể tiệt trùng bằng hơi nước [do tác hại của hơi nước sẽ làm hỏng các vật liệu] ví dụ như: thủy tinh, bột, dầu và một số thuốc tiêm dầu. Có thể sự dụng tủ sấy để hấp sấy dụng cụ y tế 1 cách thông dụng nhất

Các chế phẩm được khử trùng bằng nhiệt khô được làm đầy trong bình chứa cho vào thiết bị với thông số được đưa ra trong bảng dưới đây.

Nhiệt độ tiệt trùng tối thiệu oC

Thời gian tiệt trùng [phút]

160

180

170

60

180

30

Xem thêm : dụng cụ thí nghiệm hóa học

Các điều kiện cụ thể của nhiệt độ và thời gian cho việc tiệt trùng được nêu chi tiết trong các tài liệu chuyên môn.

Thiết bị tiệt trùng khô nhiệt được trang bị với một hệ thống lưu thông khí phải đảm bảo phân bố nhiệt đồng đều trong tất cả các sản phẩm.

Với chỉ thị sinh học đề nghị xác nhận của quá trình khử trùng là: [. Ví dụ: var niger ATCC 9372 hoặc CIP 77,18] bào tử của vi khuẩn Bacillus subtilis mà giá trị tiệt trùng khô là 5-10 phút ở 160 ° C sử dụng khoảng 106 bào tử trên mỗi chỉ thị.

3. Phương pháp lọc

Tiệt trùng bằng cách lọc được sử dụng chủ yếu cho các giải pháp dung dịch không chịu nhiệt. Chúng có thể được khử trùng bằng cách đi qua bộ lọc vi khuẩn chắn vô trùng, ví dụ: màng lọc [dẫn xuất cellulose…] nhựa, gốm xốp, hoặc các bộ lọc thủy tinh kết dính thích hợp. Bộ lọc chứa amiang không nên được sự dụng vì gây nguy hại môi trường.

Biện pháp thích hợp nên được thực hiện để tránh mất chất bằng cách hấp phụ lên các bộ lọc , ngăn chặn việc phát tán các chất ô nhiễm từ các bộ lọc. Bộ lọc phù hợp sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các vi khuẩn , vi sinh vật và đi qua dung dịch khử trùng sau đó cho vào các thùng chứa ngay lập tức để chống nhiễm khuẩn trở lại.

Thông thường, Kích thước lỗ màng không lớn hơn 0.22 micro nên được sử dụng. Tất cả các bộ lọc, ống và thiết bị sử dụng phải được tiệt trùng trước. Bộ lọc có khả năng chịu nhiệt được tiệt trùng khi sự dụng nồi hấp ở 121 đô C và trong 15-45 phút tùy thuộc vào kích thước của bộ lọc.

4.Phương pháp tiệt trùng tiếp xúc và bức xạ ion hóa

Khử trùng các sản phẩm thuốc, thiết bị thí nghiệm , y tếtrong bình chứa hoặc các sản phẩm đóng gói bằng cách tiếp xúc với bức xạ ion hóa dưới dạng bức xạ gamma từ một nguồn đồng vị phóng xạ thích hợp như 60 Co [cobalt 60] hoặc của các điện tử năng lượng bởi một máy gia tốc electron phù hợp.

Bức xạ gamma và electron được sự dụng để thực hiện ion hóa các phân tử trong sinh vật. Do đó, các đột biến được hình thành trong DNA và phản ứng này làm thay đối nhân rộng. Quá trình này rất nguy hiểm và chỉ được đào tạo với nhân viên giàu kinh nghiệm.

5. Phương pháp tiệt trùng bằng khí

Các tác nhân tích cực của quá trình khử trùng bằng khí là ethylene oxide hoặc một chất rất dễ bay hơi. Bản chất của nó là dễ cháy vì vậy chúng được trộn với các loại khí trơ phù hợp để giảm bớt độc tính .

Toàn bộ quá trình rất khó để kiểm soát vì vậy nên xem xét nếu không thể sự dụng các phương pháp tiệt trùng khác. Nó chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của các nhân viên có tay nghề cao.

Hiệu quả tiệt trùng của ethylene oxide phụ thuộc vào nồng độ của khí, độ ẩm, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và bản chất của sản phẩm. Điều kiện khử trùng thích hợp phải được xác định bằng thực nghiệm đối với từng loại.

Sau khi khử trùng, việc loại bỏ các dự lượng khí dễ bay hơi theo thời gian, cần khẳng định việc này qua các xét nghiệm cụ thể.

Trên đây là top 5 các phương phát khử trùng , tiệt trùngkhái niệm giúp bạn hiểu thêm và có nhiều sự lựa chọn để khử trùng dụng cụ y tế cũng những các đồ dùng khác !

Khử khuẩn - Tiệt khuẩn dụng cụ y tế giúp hạn chế lây nhiễm tại bệnh viện.

Chiều 09/12/2020 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã tổ chức buổi sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật chuyên đề “Tầm quan trọng của khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế trong công tác kiểm soát dịch bệnh” với sự tham gia của các nhân viên y tế.

Theo ThS Nguyễn Hữu Hiền - Quyền Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới “Tất cả các dụng cụ y tế sau khi sử dụng cho chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 đều có nguy cơ lây nhiễm, nếu không được xử lý khử khuẩn-tiệt khuẩn đúng cách và đạt hiệu quả thì sẽ có nguy cơ phát tán và lây nhiễm mầm bệnh vi-rút cho nhân viên y tế và cộng đồng”

Cần phân loại và phân tích các nhóm nguy cơ lây nhiễm qua các nhóm dụng cụ để có biện pháp khử khuẩn - tiệt khuẩn phù hợp. Với các dụng cụ thiết yếu như dụng cụ xâm nhập máu và mô vô khuẩn như: dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ thay băng, cắt chỉ, một số dụng cụ hỗ trợ hô hấp phải thực hiện tiệt khuẩn. Với các dụng cụ bán thiết yếu như các dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc lành như: dụng cụ hỗ trợ hô hấp, ống soi mềm thì thực hiện khử khuẩn mức độ cao. Với các dụng cụ không thiết yếu như dụng cụ tiếp xúc da lành, ví dụ: dụng cụ thăm khám [ống nghe], lấy dấu hiệu sinh tồn thì thực hiện khử khuẩn mức độ trung bình.

Khi tái xử ly dụng cụ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc: [1]Thiết bị và dụng cụ y tế sau sử dụng phải được tái xử lý ngay. [2]Tốt nhất nên sử dụng các loại thiết bị và dụng cụ y tế dùng một lần [ví dụ: các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như ống hút đờm, mặt nạ khí dung, dây máy thở, bộ chăm sóc răng miệng...]. [3]Thiết bị và dụng cụy tế dùng nhiều lần phải được tái xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế. [4]Trong trường hợp sử dụng lại các loại thiết bị và dụng cụ y tế dùng một lần, phải thực hiện tái xử lý theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của Bộ Y tế. [5]Trong quá trình tái xử lý, phải đảm bảo chức năng hoạt động của thiết bị và dụng cụ y tế. [6]Đảm bảo có đầy đủ quy trình hướng dẫn tái xử lý cho tất cả các loại thiết bị và dụng cụ y tế tại nơi phát sinh và nơi xử lý dụng cụ. [7]Cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân. [8]Nhân viên làm công tác tái xử lý thiết bị và dụng cụ y tế phải được huấn luyện và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo về khử khuẩn tiệt khuẩn. [9]Phải thực hiện và lưu trữ kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng tái xử lý thiết bị và dụng cụ y tế; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế; đảm bảo an toàn cho môi trường trong công tác tái xử lý. [10] Phải thực hiện việc thống kê, báo cáo số liệu về công tác tái xử lý, cung cấp thiết bị và dụng cụ y tế dùng để chăm sóc và điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý bước làm sạch dụng cụ là sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện khử khuẩn - tiệt khuẩn. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn được tối ưu.

Ảnh minh họa [nguồn internet]

Thu Loan - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề