Cách làm bảng lương trên Excel

Rất nhiều các bạn kế toán đang vướng mắc trong việc tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Bài biết dưới đây hướng dẫn cách lập bảng tính lương trên Excel.


- Để làm được bảng tính lương
cho nhân viên trên Excel các bạn cần căn cứ vào: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, thang bảng lương, tỷ lệ các khoản trích theo lương

Bước 1:
- Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương theo.



Bước 2:- Tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương:

1. Lương cơ bản:
- Lương cơ bản là lương được thể hiện trên hợp đồng lao động, mức lương này cũng được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Chú ý: Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm 2016

- Mục đính làm lương cơ bản thấp là để giảm thiểu chi phí đóng các khoản BH cho DN.

2. Lương HĐ/tháng:
- Là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ.
- Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, rủi ro, thâm niên...

- Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN.

3. Ngày công thực tế:
- Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này.


4. Lương thực tế:

Lương thực tế = Lương HĐ/tháng / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.

VD: Tháng 6/2014 có 30 ngày: theo quy định của Công ty nhân viên được nghỉ 4 ngày chủ nhật => có 26 ngày công thực tế. Công ty trả lương 5.000.000/tháng.
- Nếu bạn đi làm đủ 26 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 26 = 5.000.000
- Nếu bạn đi làm 25 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 25 = 4.807.000

5. Các khoản phụ cấp:
- Các bạn có thể xem chi tiết tại quy chế của Công ty và hợp đồng lao động.

Chú ý:
- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng
- Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.
- Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước. [Các bạn xây dựng khi ký hợp đồng lao động và không được vượt quá mức đó].
- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

6. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ:
- Theo quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b. Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.


7. Tổng lương:
- Tổng lương: = Lương thực tế + Phụ cấp.

8. Các khoản giảm trừ:

a. Các khoản trích theo lương [Công ty đóng]
- BHXH = Lương cơ bản X 18%
- BHYT = Lương cơ bản X 3%
- BHTN = Lương cơ bản X 1%
- Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2%

b. Các khoản trích theo lương [Trừ vào lương của NLĐ]
- BHXH = Lương cơ bản X 8%
- BHYT = Lương cơ bản X 1,5%
- BHTN = Lương cơ bản X 1%

c. Các khoản giảm trừ người phụ thuộc:
- Mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.[Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh]

9. Thu nhập tính thuế, thuế TNCN:
- Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì các bạn tính theo biểu lũy tiến từng phần.
- Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì các bạn khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho
- Chi tiết về 2 chỉ tiêu này các bạn xem tại đây:


10. Thực lĩnh:

Thực lĩnh = Tổng lương - các khoản trích trừ vào lương - Thuế TNCN [nếu có].

Lưu ý: Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên các bạn phải yêu cầu họ ký vào bảng thanh toán tiền lương, như vậy thì chi phí này mới là hợp lý hợp lệ.



Chúc các bạn thành công!
Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:
Mr Thế Anh : 0981 940 117
Email:

Video liên quan

Chủ Đề