Cách làm chậm quá trình chín của trái cây

  1. Trang chủ
  2. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
  3. Làm chậm quá trình na chín
Sử dụng chế phẩm sinh học ở giai đoạn cận thu hoạch:

Làm chậm quá trình na chín

Sử dụng chế phẩm sinh học Retain có thể kéo dài thời gian thu hoạch quả na thêm từ 3 đến 10 ngày mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả. Cách làm này giúp giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị kinh tế cho người trồng na.


Nông dân huyện Chi Lăng thu hoạch na

Chi Lăng nổi tiếng với 2 giống na là: na dai và na bở. Các giống na cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch, trong đó thu hoạch rộ vào tháng 8 và 9 dương lịch. Thời vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn đã tạo ra sức ép lớn trong khâu tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu do kỹ sư Lương Thành Trung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] huyện Chi Lăng làm chủ nhiệm đã triển khai để tài Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học AVG [Retain] ở giai đoạn cận thu hoạch để kéo dài thời gian chín của quả na tại huyện Chi Lăng từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2021.

Ông Lương Thành Trung chủ nhiệm đề tài cho biết: Retain có tác động lớn đến việc làm chậm quá trình già của các loại quả. Thời gian qua, việc ứng dụng Retain mới chỉ được áp dụng đối với quả chuối, nhãn, vải, mận, lê Khác với những loại quả trên, na là loại quả có tính hô hấp đột biến, sinh tổng hợp ethylene mạnh mẽ trong giai đoạn chín, chính vì vậy, cần phải nghiên cứu để xác định được khối lượng chế phẩm Retain cần dùng, giai đoạn dùng nhằm phát huy hiệu quả kéo dài thời gian chín của quả cũng như giảm chi phí đầu tư.

Nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm đối với 1 ha có tuổi cây từ 5 đến 6 năm tuổi, cây sinh trưởng khỏe, năng suất ổn định. Nghiên cứu cho thấy, kích thước và khối lượng quả na tăng nhanh trong giai đoạn từ ngày thứ 70 đến ngày thứ 90 tính từ khi đậu quả, đến thời điểm 90 ngày, kích thước và khối lượng quả gần đạt mức tối đa, chuẩn bị bước sang giai đoạn chín sinh lý. Đến ngày thứ 102, kích thước và khối lượng quả bắt đầu có xu hướng giảm đi. Do đó, thời điểm thích hợp để tác động kỹ thuật nhằm ức chế quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa làm chậm quá trình chín của quả na là sau khi đậu quả 85 này.

Do chế phẩm sinh học Retain không có sẵn trong nước mà phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành rất cao, do đó, song song với nghiên cứu xác định thời điểm can thiệp nhằm làm chậm quá trình chín của quả, nhóm tiến hành nghiên cứu hàm lượng chế phẩm sinh học cần sử dụng để đảm bảo dùng ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy: phun chế phẩm sinh học ở thời điểm quả na đạt từ 85 đến 90 ngày tuổi với nồng độ 0,83 g/lít và lượng dung dịch 3 lít/cây có tác dụng kéo dài thời gian chín trên cây cho quả na từ 9 đến 10 ngày. Quá trình chín kéo dài còn giúp quả được tích lũy thêm vật chất, từ đó tăng 3,51% khối lượng/quả, tăng 7,32% lượng đường so với đối chứng. Sử dụng chế phẩm sinh học Retain trước khi thu hoạch cũng làm tăng khả năng bảo quản sau thu hoạch thêm 3 đến 4 ngày so với thông thường, nhờ đó, người ta có thể vận chuyển quả na đi xa hơn. Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm Retain trên cây na không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả trong những năm tiếp theo.

Ông Nông Văn Lượng, thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: Gia đình tôi có 1 ha na tham gia dự án. Quá trình triển khai cho thấy, nếu không can thiệp, ở thời điểm 103 ngày, quả na đã đạt đến độ chín, đến ngày 106, quả chín hoàn toàn. Trong khi đó, những cây có xử lý Retain quả na ở thời điểm này vẫn còn xanh; đến ngày 112, quả mới đạt đến độ chín cho thu hái. Với cách làm này, nhà tôi thu hoạch na vào thời điểm cuối vụ nên giá bán cao hơn những hộ khác. Tổng kinh phí đầu tư để phun chế phẩm cho 1 ha na là hơn 25 triệu đồng. Tổng doanh thu trung bình đạt 150 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư, cho lãi hơn 24 triệu đồng. Điều quan trọng ở đây là nếu thời điểm sắp thu hoạch mà chưa có đầu ra, giá thu mua không ổn định nhà vườn có thể xử lý can thiệp làm chậm lại thời gian chín của quả, giảm áp lực tiêu thụ.

Với những hiệu quả thực tiễn mà đề tài mang lại, tháng 4/2021, Hội đồng khoa học tỉnh đã tiến hành nghiệm thu đề tài. Được biết mới đây, nhóm đã phổ biến kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học Retain cho 50 hộ trồng na trên địa bàn xã Chi Lăng. Thời gian tới, nhóm sẽ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cung ứng chế phẩm Retain và hướng dẫn người dân sử dụng rộng rãi hơn.

THỤC QUYÊN
Tin khác
  • Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc bị hoãn lần thứ ba
  • Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu cao
  • Kỹ sư Việt Nam chiến thắng trên nền tảng thi AI uy tín nhất thế giới, giành phần thưởng 30.000 USD
  • Họp bàn giải pháp phát triển kinh tế số
  • Sáng tạo trẻ phòng, chống dịch Covid-19
  • Mỹ cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Nghiên cứu sử dụng xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị COVID-19
  • Nguy cơ tấn công mạng diện rộng do các lỗ hổng trên hệ thống máy chủ
  • Hai mũi vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca có hiệu quả trước biến thể Delta
  • Cần sớm xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm lợn quay Lạng Sơn
Sử dụng chế phẩm sinh học ở giai đoạn cận thu hoạch:

Làm chậm quá trình na chín

Sử dụng chế phẩm sinh học Retain có thể kéo dài thời gian thu hoạch quả na thêm từ 3 đến 10 ngày mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả. Cách làm này giúp giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị kinh tế cho người trồng na.


Nông dân huyện Chi Lăng thu hoạch na

Chi Lăng nổi tiếng với 2 giống na là: na dai và na bở. Các giống na cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch, trong đó thu hoạch rộ vào tháng 8 và 9 dương lịch. Thời vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn đã tạo ra sức ép lớn trong khâu tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu do kỹ sư Lương Thành Trung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] huyện Chi Lăng làm chủ nhiệm đã triển khai để tài Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học AVG [Retain] ở giai đoạn cận thu hoạch để kéo dài thời gian chín của quả na tại huyện Chi Lăng từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2021.

Ông Lương Thành Trung chủ nhiệm đề tài cho biết: Retain có tác động lớn đến việc làm chậm quá trình già của các loại quả. Thời gian qua, việc ứng dụng Retain mới chỉ được áp dụng đối với quả chuối, nhãn, vải, mận, lê Khác với những loại quả trên, na là loại quả có tính hô hấp đột biến, sinh tổng hợp ethylene mạnh mẽ trong giai đoạn chín, chính vì vậy, cần phải nghiên cứu để xác định được khối lượng chế phẩm Retain cần dùng, giai đoạn dùng nhằm phát huy hiệu quả kéo dài thời gian chín của quả cũng như giảm chi phí đầu tư.

Nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm đối với 1 ha có tuổi cây từ 5 đến 6 năm tuổi, cây sinh trưởng khỏe, năng suất ổn định. Nghiên cứu cho thấy, kích thước và khối lượng quả na tăng nhanh trong giai đoạn từ ngày thứ 70 đến ngày thứ 90 tính từ khi đậu quả, đến thời điểm 90 ngày, kích thước và khối lượng quả gần đạt mức tối đa, chuẩn bị bước sang giai đoạn chín sinh lý. Đến ngày thứ 102, kích thước và khối lượng quả bắt đầu có xu hướng giảm đi. Do đó, thời điểm thích hợp để tác động kỹ thuật nhằm ức chế quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa làm chậm quá trình chín của quả na là sau khi đậu quả 85 này.

Do chế phẩm sinh học Retain không có sẵn trong nước mà phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành rất cao, do đó, song song với nghiên cứu xác định thời điểm can thiệp nhằm làm chậm quá trình chín của quả, nhóm tiến hành nghiên cứu hàm lượng chế phẩm sinh học cần sử dụng để đảm bảo dùng ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy: phun chế phẩm sinh học ở thời điểm quả na đạt từ 85 đến 90 ngày tuổi với nồng độ 0,83 g/lít và lượng dung dịch 3 lít/cây có tác dụng kéo dài thời gian chín trên cây cho quả na từ 9 đến 10 ngày. Quá trình chín kéo dài còn giúp quả được tích lũy thêm vật chất, từ đó tăng 3,51% khối lượng/quả, tăng 7,32% lượng đường so với đối chứng. Sử dụng chế phẩm sinh học Retain trước khi thu hoạch cũng làm tăng khả năng bảo quản sau thu hoạch thêm 3 đến 4 ngày so với thông thường, nhờ đó, người ta có thể vận chuyển quả na đi xa hơn. Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm Retain trên cây na không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả trong những năm tiếp theo.

Ông Nông Văn Lượng, thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: Gia đình tôi có 1 ha na tham gia dự án. Quá trình triển khai cho thấy, nếu không can thiệp, ở thời điểm 103 ngày, quả na đã đạt đến độ chín, đến ngày 106, quả chín hoàn toàn. Trong khi đó, những cây có xử lý Retain quả na ở thời điểm này vẫn còn xanh; đến ngày 112, quả mới đạt đến độ chín cho thu hái. Với cách làm này, nhà tôi thu hoạch na vào thời điểm cuối vụ nên giá bán cao hơn những hộ khác. Tổng kinh phí đầu tư để phun chế phẩm cho 1 ha na là hơn 25 triệu đồng. Tổng doanh thu trung bình đạt 150 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư, cho lãi hơn 24 triệu đồng. Điều quan trọng ở đây là nếu thời điểm sắp thu hoạch mà chưa có đầu ra, giá thu mua không ổn định nhà vườn có thể xử lý can thiệp làm chậm lại thời gian chín của quả, giảm áp lực tiêu thụ.

Với những hiệu quả thực tiễn mà đề tài mang lại, tháng 4/2021, Hội đồng khoa học tỉnh đã tiến hành nghiệm thu đề tài. Được biết mới đây, nhóm đã phổ biến kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học Retain cho 50 hộ trồng na trên địa bàn xã Chi Lăng. Thời gian tới, nhóm sẽ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cung ứng chế phẩm Retain và hướng dẫn người dân sử dụng rộng rãi hơn.

THỤC QUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề