Cách làm dạng bài Matching features

  • IELTS
  • IELTS Reading

Chiến thuật làm dạng bài Matching Features- IELTS Reading

02/03/2021
0
525
Share on Facebook
Tweet on Twitter

1.Tổng quan dạng bài Matching Features

Matching Feature là dạng thường gặp trong bài IELTS Reading. Dạng bàiyêu cầu thí sinh phải nối các câu mà đề bài đưa ra với đối tượng thích hợp được nêu ra trong danh sách. Danh sách có thể là danh sách người, danh sách quốc gia, danh sách các mốc thời gian, v.vv Đề bài đưa ra loại danh sách nào phụ thuộc vào nội dung của bài đọc. Ví dụ, nếu bài đọc đề cập đến nội dung theo trình tự thời gian thì đó sẽ là danh sách các mốc thời gian; hay nếu bài đọc đề cập đến nội dung là mà sự thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học với các ý kiến khác nhau về chủ đề nào đó thì đó sẽ là danh sách tên các nhà nghiên cứu.

2.Những vấn đề thường mắc phải khi làm Matching Features

Khi làm dạng bài này, thí sinh thường hay mắc phải những lỗi dưới đây:

  • Không đọc kĩ các phần chứa thông tin mà chỉ chăm chăm nối từ.
  • Không chú trọng tìm từ đồng nghĩa mà chỉ tìm đúng từ xuất hiện trong câu nêu đặc điểm của đề
  • Câu hỏi không tuần theo trật tự của bài đọc ( kĩ năng đọc tìm thông tin- scanning rất quan trọng khi làm dạng bài này)

3. Các bước làm dạng bài Matching Features

Cách làm dạng bài Matching features

Ta có thể cùng áp dụng vào 1 bài đọc ví dụ

Cách làm dạng bài Matching features

Cách làm dạng bài Matching features

Cách làm dạng bài Matching features

Bước 1: Ta tiến hành nhận diện là danh sách đưa ra là tên của 4 nhà nghiên cứu được nhắc đến trong bài, nên chúng ta tiến hành gạch chân tên của họ trong bài đọc

Bước 2: Tiến hành tìm keywords trong các câu miêu tả đặc điểm

  • 35: Subjects exposed to noise find it difficulty at first to concentrate on problem-solving tasks

Keywords: difficulty, at first, concentrate, problem-solving

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu đó sẽ đề cập đến vấn đề tiếng ồn làm ảnh hướng đến sự tập trung của chủ thể khi họ đang giải quyết các vấn đề.

  • 36: Long- term exposure to noise can produce changes in behaviour which can still be observed a year later

Keywords: long-term, noise, change, behaviour, observe, later

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu đó sẽ đề cập đến việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn có thể tạo ra sự thay đổi trong hành vi của chủ thể và điều đó có thể thể hiện ra sau hẳn 1 năm.

  • 37: The problems associated with exposure to noise do not arise if the subject knows they can make it stop.

Keywords: problems, associated, noise, not, arise, subjects, stop.

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu sẽ đề cập đến việc chủ thể sẽ không bị ảnh hưởng nếu họ kiểm soát đc tiếng ồn

  • 38: Exposure to high-pitched noise results in more errors than exporure to low-pitched noise

Keywords: high-pitch, result, error, low-pitch

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu đề cập đến hậu quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn âm lượng cao.

  • 39: Subjects find it difficult to perform three tasks at the same times when exposed to noise.

Keywords: difficulty, three task, same time

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu đề cập đến việc khó thực hiện 3 nhiệm vụ cùng lúc khi chủ thể đang đang ở những nơi có tiếng ồn.

  • 40: Noise affects a subjects capacity to repeat numbers while carrying out another task.

Keywords: capacity, repeat, numbers, carry out, task

Dự đoán: ý kiến của nhà nghiên cứu đề cập tới sự ảnh hưởng của tiếng ồn khiến chủ thể không lặp lại được các con số khi đang làm việc khác.

Bước 3 & 4: Ta phân tích từng ý kiến để tìm câu statement tưương xứng

  • Nghiên cứu của Glass and Singer 1972, ta chú ý tới measure their ability to work out problem. Ta nhận ra ý kiến này sẽ nói về việc giải quyết các vấn đề. Như vậy ta thấy có 1 keyword tương đương là problem- solving ở câu statement 1. Ngay sau đó ta thấy the noise was quite disruptive( gây trở ngại) tương đương với not concentrate on.

Vậy câu 1 thuộc Glass and Singer 1972

  • Nghiên cứu của Broadbent 1957. Ta chú ý tới ví dụ mà nhà nghiên cứu đưa ra, monitor three dial at a time tương đương với perform three tasks at the same times.

Nên chắc chắn ý kiến này tương đương với câu 5.

  • Nghiên cứu của Finkelman and Glass 1970, ta chú ý tới repeat number. Ta thấy cụm này có trong câu 6. Đọc cả câu ta thấy it did interfere with the subjects ability to repeat numbers while tracking và thấy ý nghĩa của câu giống y hệt câu 6.

Nên câu 6 thuộc nhà nghiên cứu Finkelman and Glass.

  • Nghiên cứu Glass and Singer 1972, if the individual knows that he or she can control the noise, this seem to eliminate both its negative effects. Ý nghĩa của câu nhắc đến việc kiểm soát tiếng ồn sẽ giúp loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực.

Nghiên cứu này sát với câu 3.

  • Nghiên cứu của Cohen 1980 đề cập tới hậu quả của môi trường tiếng ồn sẽ gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng.

Nghiên cứu này ta chưa tìm được câu đặc điểm tương ứng. Ta note lại

  • Nghiên cứu Cohen 1981, ta có nhìn thấy one year later có nét giống với câu 2. Ta đi vào phân tích chi tiết in fact, the longer the children attended the noisy schools, the more distractible they became. The effects seems to be long lasting. Câu văn nói về việc thời gian học ở trường có môi trường ồn ào càng lâu thì học sinh càng trở nên mất tập trung. Các câu văn sau tiếp tục hỗ trợ cho ý nàybằng một sự so sánh a follow-up study.inthe quite school cho thấy kể cả khi học sinh chuyển sang một môi trườnggiảmồn ào hơn thì học sinh vẫn có sự mất tập trung nhiều hơn so với học sinh thường xuyên được học trong môi trường yên tĩnh. Chúng ta có thể ngầm đoán ra ý của ví dụ này chính là để nói tới sự ảnh hưởng của môi trường tiếng ồn đến hành vi của chủ thể.

Điều đó kết luận cho nghiên cứu này tương đồng với câu 2.

  • Dùng phép loại trừ ta nhận thấy chỉ còn câu 4 nhưng ý nghĩa lại khác hoàn toàn so với nghiên cứu còn lại duy nhất là Cohen 1980. Nên ta chọn None of the above cho câu 4.

Bước 5: Tổng kết đáp án

Câu đặc điểmĐáp án cần nối
35A
36D
37A
38E
39B
40C

SHARE
Facebook
Twitter
  • tweet
Previous articleCách làm dạng bài Matching Heading- IELTS Reading
Next articleLịch khai giảng các lớp IELTS tháng 3/2021