Cách làm giàn trồng nấm bào ngư

Nấm bào ngư là loại thực phẩm sạch, vì quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Loại nấm này đang được tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng, quán ăn. Tuy mới phát triển mấy năm trở lại đây nhưng mô hình trồng nấm bào ngư mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân

Cách Trồng Nấm Bào Ngư Sao Cho Năng Suất Cao Nhất

Để làm tốt cách trồng nấm bào ngư luôn đòi hỏi ở người trồng nấm phải tích lũy kinh nghiệm hàng ngày, phải học kỹ thuật trồng nấm từ những nguồn khác như từ internet, sách báo và đặc biệt là học từ chính những người đã/ đang trồng nấm bào ngư. Bài viết này Way.com.vn sẽ đồng hành, gợi ý cho bà con cách trồng nấm bào ngư sao cho thu về năng suất cao nhất.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ

1. Lựa Chọn Điểm Cung Cấp Phôi Nấm Bào Ngư Chất Lượng

- Những điểm bán phôi nấm bào ngư xuất hiện ngày càng nhiều nhưng thực sụ những nơi bán đó có đảm bảo sự uy tín, chất lượng phôi nấm hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người trồng nấm.

- Cách tốt nhất khi tìm nơi cung cấp phôi nấm bào ngư đó là chúng ta hãy đến trang trại uy tín để mua được nguồn phôi nấm bào ngư chất lượng. Tránh mua ở những cửa hàng trôi nổi trên thị trường.

- Trang trại cung cấp phôi nấm bào ngư phải có giá bán hợp lý [nằm trong mức giá bán chung trên thị trường, không quá chênh lệch], phải có những cam kết bảo vệ lợi ích người trồng nấm nhất là khi bà con mua số lượng lớn.

2. Nắm Vững Được Các Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư

Nói đên kỹ thuật trồng nấm bào ngư, bà con cần chú ý đến vấn đề quan trọng sau đây, gồm:

- Việc tưới nước: Bà con nên tưới nước bằng hệ thống máy phun sương tự động để đảm bảo tưới nước đúng kỹ thuật, ít gây ra rủi ro. Còn nếu chưa có điều kiện lắp máy phun sương, khi sử dụng cách tưới nước thủ công thì bà con tránh làm nước văng vào miệng của bịch phôi nấm bào ngư vì có thể gây chết phôi nấm.

- Việc thu hoạch:

+ Thời điểm thu hoạch phù hợp là khi nấm đã trưởng thành, mũ nấm rộng, mỏng, mép mũ cong xuống.

+ Cách thu hoạch: Dùng tay nhổ cả cụm nấm, không nhổ riêng lẻ các tai nấm.

+ Phải làm sạch gốc khi thu hoạch hoàn tất.

3. Chuẩn Bị Nhà Trồng Nấm

– Đặc tính của nấm bào ngư là ưa ẩm. Nấm bào ngư phát triển nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%. Do vậy, nơi trồng nấm phải được đặt ở địa điểm thoáng mát, che chắn kín gió và không có ánh sáng chiếu vào.

– Vật liệu xây nhà trồng nấm rất đơn giản. Bạn có thể xây nhà bằng xi măng kiên cố hoặc tận dụng kho bãi, nhà lá được che bạt kín để trồng nấm. Nhà xây trên nền đất bằng phẳng, tránh các phần đất mềm khi đóng cọc làm giàn treo nấm dễ sụp, đổ.

– Nhà trồng nấm nên được đặt ở gần nguồn nước sạch để tiện chăm sóc sau này. Nhà xây cao ráo, sạch sẽ để tránh mầm bệnh gây hại cho nấm. Trước khi đưa vào sử dụng, chúng ta cần khử trùng nhà trồng bằng vôi bột.

– Cách túi phôi nấm được treo giàn hoặc xếp trên kệ. Mỗi túi phôi cách nhau từ 20-25cm, khoảng cách mỗi hàng là 25-30cm. Mỗi hàng treo từ 6-10 túi, tránh treo các túi phôi quá gần nhau làm giảm tỷ lệ nấm sống.

4. Xử Lý Nguyên Liệu Trồng Nấm

Nấm bào ngư phát triển trong điều kiện không có ánh sáng và gió thổi vào, vì vậy nơi trồng nấm phải thông thoáng, không có ánh sáng hay gió. Nấm bào ngư phát triển nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 - 65%, độ ẩm không khí 80 - 85%.

Trước khi trồng, cho rơm rạ, mùn cưa, tro trấu ngâm vào nước vôi pha nước loãng khoảng 15 - 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Tiến hành ủ nguyên liệu trong 2 đợt. Đợt 1 ủ trong vòng từ 3 - 4 ngày, mỗi ngày đều tưới nước tạo độ ẩm cho rơm và xới đảo rơm cho đều. Sau đó dùng dao cắt rơm thành từ đoạn dài từ 7 - 10 cm rồi mang ủ đợt 2 trong vòng 2 - 3 ngày.

Sau khi đã ủ nguyên liệu qua 2 đợt thì tiến hành khử trùng rơm rạ, tro trấu hoặc mùn cưa trong hơi nước ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 3 - 4 tiếng để diệt mầm bệnh có trong nguyên liệu.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẤM BÀO NGƯ TẠI NHÀ

1. Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư

– Đối với phôi giống, bạn có thể tìm mua ở nơi bán cây giống hoặc đồ nông sản. Nên chọn những địa chỉ uy tín để mua giống bởi phôi giống khỏe mới cho chất lượng nấm tốt.

– Thời điểm thích hợp để ủ phôi là mùa mưa, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để phôi nấm sinh trưởng mạnh mẽ.

– Phần nguyên liệu trồng nấm, bạn chia đều vào các túi ni lông. Trước tiên, đặt một lớp rơm rạ dày khoảng 5cm đã xử lý dưới đáy túi. Nén thật chặt rồi đặt phôi nấm nhẹ nhàng [tránh động nhiều đến phôi] vào thành túi nilon.

– Tiếp tục các lớp rơm và phôi nấm đến khi túi đầy. Bạn chèn bông gòn sạch và dùng dây buộc chặt miệng túi lại. Trung bình mỗi túi kích cỡ 30x40cm cấy được khoảng 50g nấm giống.

2. Chăm Sóc Nấm Bào Ngư

  • Giai Đoạn Ngay Sau Khi Cho Nấm Vào Bịch

– Phôi nấm được cấy xong chuyển ngay vào phòng ươm. Phòng ươm phải thoáng khí, tối ẩm và được khử trùng sạch sẽ. Thời gian ươm kéo dài 20 – 30 ngày.

– Trong thời gian ươm sợi phải liên tục kiểm tra độ ẩm trong phòng, nếu độ ẩm thấp phải tưới ướt nền để cấp ẩm kịp thời cho phôi nấm phát triển.

– Sau 25 -30 ngày ươm nấm thì tiến hành kiểm tra mức độ sinh trưởng của túi nấm. Để kiểm tra, chúng ta quan sát đáy túi, nếu nấm sinh trưởng tốt thì đáy sẽ có màu trắng lan tỏa. Lúc này tiến hành bỏ nút bông gòn ở miệng túi ra rồi dùng tay loại bỏ không khí trong túi thoát hết ra bên ngoài rồi buộc chặt miệng túi, treo lại lên cao.

  • Kích thích nấm phát triển

– Kiểm tra các túi nấm, loại bỏ kịp thời các túi phôi chết hoặc kém phát triển, chỉ giữ lại những túi phôi khỏe mạnh.

– Để kích thích nấm phát triển, bạn dùng dao hoặc kéo nhọn, rạch so le 6-8 vết trên thân túi phôi nấm. Mỗi vết rạch cách nhau 3-4cm. Không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng túi phôi. Sau khi rạch từ 4-6 ngày, nấm sẽ bắt đầu mọc ra từ vế rạch.

– Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Do vậy, mỗi ngày phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước từ 4-6 lần.

  • Kỹ thuật tưới nước đúng cách

– Sau khi xếp bịch vào nhà trồng chúng ta không tưới nước nhưng sau 7 ngày [kể từ lúc tháo báo] thì nấm bắt đầu mọc lớn dần, khi đó, nấm rất cần ẩm để sinh trưởng.

Do vậy, phải tiến hành tưới nước đầy đủ. Mỗi ngày tưới phun sương từ 4-6 lần. Hoặc tưới nền mỗi ngày, tránh tưới trực tiếp vào cá thể nấm vì thân nấm mềm và rất dễ rụng nếu tiếp xúc với lực tác động mạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, có thể tăng số lần nước tưới.

– Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại làm phát sinh vi khuẩn hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn.

BỆNH HẠI NẤM BÀO NGƯ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • Cách phòng ruồi nhỏ [bồ hóng]

Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh. Một cách hiệu quả là dùng bình xịt pha loãng dầu tràm 10% để xịt xung quanh vách nhà. Dùng khói xong liên tục trong 24h sẽ giúp tiêu diệt ruồi nhỏ mà không cần thuốc hóa chất độc hại.

Nấm mốc xuất hiện khi thời tiết không thuận lợi, quá trình di chuyển làm nấm bị dập khiến nấm yếu ớt, sinh bệnh. Một nguyên nhân khác là do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nếu nguyên nhân do nguồn nước thay đổi và cải tạo lại nguồn nước bằng cách khử vôi hoặc tiệt trùng bằng ozon.

CÁCH THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN NẤM

– Đặc tính của nấm mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn [đường kính từ 3-5cm] có thể hái cả cụm.

– Sau khi thu hái nấm, vệ sinh thu hết những phần chân nấm còn lại, nếu để lại phần gốc thì bịch nấm rất dễ nhiễm bệnh. Cũng không nên tưới nước ngay vì sẽ làm thối, hỏng phần phôi nấm còn trong túi.

– Để thu hái nấm thêm lần nữa, bạn dùng nắp nhựa đậy ở đầu bịch Phôi sau 7 – 10 ngày thì mở nắp để thu tiếp tục. Mỗi đợt cách nhau 15-25 ngày.

– Nấm bào ngư để không bị khô, sau khi hái phải được bảo quản ngay tránh để tiếp xúc với không khí, bạn có thể vẩy nước để tiếp tục cấp ẩm cho nấm. Hái nấm xong dung dao cắt sạch phần chân nấm màu vàng rồi cho vào túi buộc kín miệng.

– Ngoài ra chúng ta có thể bảo quản nấm bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cách làm này rất đơn giản, chúng ta tiến hành phơi nấm dưới ánh nắng hoặc sấy nấm ở nhiệt độ cao đến khi nấm rút nước, khô héo là đạt.

Khi mà thật giả lẫn lộn, chúng ta khó mà nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe. Cách trồng nấm bào ngư tại nhà giúp các bạn có nấm ngon mà không tốn quá nhiều công chăm sóc. Mô hình trồng nấm bào ngư không phải là một mô hình mới nhưng là những giải pháp mới cho những ai muốn thực hiện giấc mơ trồng rau sạch cho gia đình.

Hoàng Quyên

Video liên quan

Chủ Đề