Cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

3883

Tỏi không chỉ góp phần làm phong phú nền ẩm thực, mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc phòng và điều trị một số bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng, một loại kháng sinh tự nhiên dành cho người, nó có tác dụng chữa ho, cảm cúm.

Ngâm rượu tỏi chữa trị viêm xoang tại nhà

Ngoài ra tỏi còn làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol hay tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh khác, áp dụng ăn sống, dấm tỏi, xào nấu cùng món ăn… đều có thể đem lại tác dụng phòng và trị bệnh cho người bị viêm mũi dị ứng.

Cách bào chế

  • Nguyên liệu cần có 40 g tỏi khô, 100 ml rượu vodka [hoặc rượu trắng] 45 độ và một hũ thủy tinh có nắp đậy kín
  • Cách làm: bóc vỏ tỏi, xay nhuyễn, sau đó rót rượu vào, đậy nắp bình thật kín. Rồi ngâm rượu có màu trắng, sau đó dần dần chuyển sang màu nước trà đậm, chú ý thỉnh thoảng lại lắc chai rượu. Đến ngày thứ 10 rượu đã có thể uống được.
  • Liều dùng: 40 giọt mỗi lần tương đương một thìa cà phê, ngày 2-3 lần. Hoặc pha rượu tỏi với một chút nước ấm cho dễ uống. Nên dùng trước khi ăn, còn tối dùng trước đi ngủ.

Cách sử dụng chữa viêm mũi

 Nhỏ một, hai giọt và bọp nhẹ vào thành mũi để cho rượu tỏi ngấm. Lưu ý lần một vài lần đầu sẽ có cảm giác hơi xót, nhưng chịu khó làm thường xuyên, sẽ thấy đỡ hơn hẳn.

Lưu ý khi dùng rượu tỏi

  • Thận trọng khi cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai bởi vị cay nóng của tỏi.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng
  • Trường hợp kiêng kị với rượu toi: người đang nóng sốt, bị viêm thận, mắc chứng âm hư, người bị đau răng, đau lưỡi, phụ nữ đang mang thai
  • Không chủ quan kết quả mà cần kết hợp lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh mau chóng được thuyên giảm
  • Nếu có triệu chứng lạ, người bệnh cần khai báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để xử lý.

>>> Sử dụng máy tạo oxy hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh về hô hấp

Chữa bệnh viêm mũi với nước muối

Các bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để làm sạch khoang mũi, an toàn vì dung dịch đẳng trương, khi sử dụng nó không làm thay đổi kích thước lẫn hình dạng của các tế bào máu trong cơ thể. Khi vào hốc mũi, nó có khả năng làm loãng các dịch nhày, diệt trùng, khắc phục chứng nghẹt mũi nhanh chóng. Nhờ đó giúp bạn tránh khỏi tình trạng tổn thương niêm mạc nghiêm trọng về sau.

Chữa viêm mũi dị ựng bằng nước muối là phương pháp đơn giản, chỉ cần bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ rồi những lỗ mũi bên kia vào bát, hít thật mạnh để nước đi vào mũi và xuống miệng. Nhổ nước ra và làm lại vài lần. Tiếp tục với mũi còn lại. Nên hút nước muối 2 ngày mỗi lần.

Nước muối và rượu tỏi trị viêm mũi hiệu quả, an toàn đơn giản mà không lo tác dụng phụ. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn chóng khỏi bệnh.

>>>> máy xông mũi họng hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp 

Ngay từ thời xa xưa, tỏi đã được sử dụng để thay thế cho thuốc kháng sinh trong điều trị nhiều căn bệnh như viêm khớp, đau dạ dày, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi đúng cách để đẩy lùi bệnh tại nhà.

Trong số các loại gia vị thì có lẽ tỏi được sử dụng phổ biến nhất. Nó chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, C, E, canxi, magie, photpho cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên điểm mấu chốt khiến tỏi được đánh giá cao cả trong ẩm thực lẫn trong y học cổ truyền đó chính là nhờ chứa hoạt chất allicin.

cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi như thế nào cho đúng cách và hiệu quả được nhiều bệnh nhân quan tâm

Allicin là một loại axit amin được khoa học chứng minh là có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh. Nó giúp ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh và chống lại phản ứng dị ứng, viêm nhiễm trong cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất này còn có nhiều tác dụng khác như:

  • Ổn định huyết áp
  • Giảm cholesterol trong máu
  • Tăng hiệu suất hoạt động thể thao
  • Kích thích lưu thông máu
  • Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể
  • Chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Chính vì vậy mà từ lâu, tỏi đã được tin dùng để chữa viêm mũi dị ứng và nhiều căn bệnh khác. Loại gia vị này được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau như: Ăn sống, làm gia vị ướp món ăn, làm nước chấm hay ngâm với giấm hoặc rượu.

Dân gian có những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi như sau:

Nhiều người không thích ăn tỏi sống vì nó có mùi hôi khó chịu.Tuy nhiên, như đã nói ở trên tỏi chứa hoạt chất kháng sinh, chống viêm rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là khi được giã hoặc nhai nát. Chính vì vậy bạn nên tập thói quen ăn tỏi sống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh mà không phải phụ thuộc vào thuốc tây.

Mỗi bữa chúng ta có thể dùng 2 – 3 tép tỏi sống. Để hạn chế mùi tỏi có thể ăn kèm với thức ăn. Ngoài ra, có thể tiêu thụ tỏi theo nhiều cách khác như làm gia vị tẩm ướp, xào món ăn hoặc giã tỏi làm nước chấm…

Hoạt chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi kết hợp với đặc tính chống khuẩn, cấp ẩm của mật ong sẽ giúp giảm viêm, xoa dịu cơn ngứa do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong rất dễ thực hiện

– Chuẩn bị:

  • 1 củ tỏi tươi
  • Mật ong nguyên chất
  • Bông gòn

– Cách thực hiện:

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch, chắt lấy nước cốt
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1: 2, tức nếu dùng 1 thìa nước cốt tỏi thì bạn sẽ cần 2 thìa mật ong. Trộn hỗn hợp cho hòa quyệt vào nhau.
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch nhét vào 2 bên lỗ mũi
  • Thực hiện cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong theo hướng dẫn trên 3 lần/ngày.

Dầu vừng giàu chất chống oxy hóa, vitamin B và E. Những chất này giúp phá hủy các gốc tự do gây tổn thương đến tế bào ở niêm mạc mũi xoang và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

– Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi
  • Dầu mè nguyên chất

– Cách dùng:

  • Giã tỏi tươi lấy nước cốt, thêm dầu mè vào trộn đều theo tỷ lệ bằng nhau
  • Tiếp theo bạn dùng nước muối sinh lý vệ sinh hai bên mũi cho sạch sẽ
  • Lấy bông gòn thấm hỗn hợp nước tỏi và dầu mè nhét vào mũi
  • Để trong 5 – 10 phút có thể lấy ra
  • Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần.

Việc sử dụng tỏi tươi trị viêm mũi dị ứng có thể gây mất thời gian mà nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong khâu chế biến thuốc là khá cao. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn dùng tỏi ngâm rượu như một giải pháp thay thế hữu hiệu.

– Chuẩn bị:

Tỏi ngâm rượu có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm mũi dị ứng

– Cách thực hiện:

  • Sau bước lột vỏ và rửa sạch tỏi, bạn đem giã nát . Tránh để nguyên cả tép tỏi ngâm vì hoạt chất kháng sinh allicin chỉ được giải phóng sau khi giã nát tỏi.
  • Cho hết tỏi vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm. Cứ 1kg tỏi đem ngâm với 2 lít rượu. Tùy lượng tỏi sử dụng mà bạn canh chỉnh liều lượng cho thích hợp.
  • Để hũ rượu vào chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng. Sau khoảng 10 ngày rượu tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng nghệ. Lúc này bạn có thể bắt đầu lấy ra dùng.
  • Để trị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày lấy rượu tỏi uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
  • Nếu không uống được rượu, có thể cho dung dịch vào trong một lọ nước nhỏ mũi đã dùng hết. Sau đó nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi khoảng 2 giọt giúp kháng viêm, sát khuẩn, giảm nghẹt mũi.

4 điều tối kỵ nên tránh:

  • Tránh ăn nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu đang bị táo bón, nóng trong, suy giảm chức năng gan. Người đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc các bệnh về máu cũng không nên trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo đường miệng vì thực phẩm này có thể gây loãng máu.
  • Không dùng nước tỏi nguyên chất nhỏ vào lỗ mũi vì nước cốt đậm đặc có thể gây bỏng rát, xót mũi
  • Tránh áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai
  • Ngày nay, tỏi được tẩm ướp hóa chất bảo quản rất nhiều. Vì vậy, bạn nên tránh dùng tỏi không rõ nguồn gốc xuất xứ để trị bệnh.

– 6 việc nên làm:

  • Áp dụng ngay khi mới bị để thấy được hiệu quả nhanh hơn
  • Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày 
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi được kết quả
  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Tránh xa các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá …Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Thay đổi phương pháp chữa bệnh khác nếu sau khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi một thời gian mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm.

Bạn nên tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề