Cách lắp ram cho máy tính

Ram là một thiết bị phần cứng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất cũng như tốc độ máy tính của bạn. Máy tính bạn đang thiếu RAM và bạn đang có ý định nâng cấp thêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình?

Vâng! Bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm nâng cấp Ram cho máy tính laptop và PC chi tiết và dễ hiểu nhất.

Cách nâng cấp ram máy tính

#1. Ram máy tính là gì?

RAM [Random Access Memory] là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.

Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte [8 bit]; tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte [2, 4, 8 byte].

Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng [Windows 32bit hoặc 64bit]. Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4GB mà thôi.

RAM là nơi mà hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất.

Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ ổ cứng [HDD], một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giây trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây].

Đọc thêm:

#2. Tại sao máy tính cần phải có RAM ?

Như các bạn đã biết thì ổ cứng giao tiếp với CPU thông qua cổng IDE, chính vì thế tốc độ sẽ chậm hơn so với cổng kết nối của RAM được gắn trực tiếp trên Mainboard [bo mạch chủ].

Ngoài ra thì việc truy xuất với ổ cứng cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều vì nó sử dụng kiểu truy xuất tuần tự [sequential] còn RAM thì sử dụng kiểu truy xuất ngẫu nhiên [Random].

#3. Làm thế nào để biết máy tính bạn đang thiếu RAM?

Một khi máy tính thiếu RAM sẽ gây ra tình trạng đơ, giật, lag rất khó chịu khi sử dụng. Để biết được chính xác là máy tính có thiếu ram hay không thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc Ctrl + Shift + ESC để vào Task Manager.

Như ví dụ trong hình dưới, bạn để ý đến phần Memory. Máy tính của mình có dung lượng RAM là 4GB và đang sử dụng 3.5 GB tức là đã dùng hết 90% RAM [do mình đang bật rất nhiều chương trình].

Nếu như con số này mà lên 3.8 hoặc 3.9 thì chắc chắn máy tính bạn sẽ bị đứng hình luôn 😀 và nếu muốn sử dụng được trơn tru thì bạn phải tắt bớt các ứng dụng đang chạy đi hoặc thêm một cách nữa đó là nâng cấp RAM.

#4. Các bước nâng cấp RAM

Sử dụng phần mềm CPU-Z, nếu chưa có và chưa biết cách sử dụng thì xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết này.

+ Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xem máy tính của bạn có bao nhiêu khe cắm RAM. Thường máy tính đời mới hiện nay hỗ trợ nhiều khe cắm RAM để hỗ trợ việc nâng cấp và sử dụng được nhiều Ram hơn.

+ Bước 2: Loại RAM bạn đang sử dụng là loại RAM nào? [SDR, DDR, DDR 2, DDR 3….]. Để nâng cấp thì bạn cần mua loại RAM tương ứng, và mỗi loại ram thì lại có số chân cắm khác nhau để chúng ta dễ dàng phân biệt và không bị nhầm lẫn.

Chính vì thế mà bạn không thể cắm thanh loại DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và không thể cắm loại DDR2 vào khe cắm DDR và DDR3, cũng không thể cắm loại RAM DDR3 vào khe cắm RAM DDR hay DDR2 được nghĩa là mỗi khe để cắm RAM chỉ cắm được một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào.

  • DDR: Các dòng máy dùng CPU Pentium-M.
  • DDR2: Các dòng máy dùng CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo..
  • DDR3: Các dòng máy Intel Core 2 Duo, Core i

+ Bước 3: Dung lượng RAM hiện tại là bao nhiêu? Nếu như bạn sử dụng hệ điều hành 32-bit thì chỉ nên sử dụng 3GB ram thôi.

Nếu muốn sử dụng hơn thì bạn cài phiên bản 64-bit để sử dụng nhé. Để xem dung lượng RAM của bạn là bao nhiêu thì bạn hãy nhấn chuột phải vào Computer => Properties => nhìn xuống mục Memory hoặc Installed Memory để xem dung lượng là bao nhiêu nhé.

1/ Lựa chọn Bus Ram phù hợp 

+ Bước 4: Khi ta gắn các thanh RAM vào khe thì các thanh RAM bạn nên chọn cùng bus với nhau nhé.

Nếu khác bus thì sẽ không tận dụng được tối đa RAM và sẽ lãng phí tiền của khi nâng cấp. Khi bạn sử dụng 2 thanh Ram trên một máy tính mà khác Bus thì máy tính chỉ sử dụng Bus nhỏ hơn.

Hiểu thêm về BUS RAM: Bus của RAM là tần số hoạt động của RAM [tính theo MHz]. Bus RAM càng lớn thì tốc độ hệ thống càng được cải thiện, thời gian truyền tải dữ liệu với CPU được rút ngắn và ngược lại.

2/ Cách tính toán Bus của Ram [266/333/400/533/800/1333/ 1600/ 1800/ 2000…]

Mở phần mềm CPU Z lên và chuyển qua Tab Menory

Tại đây bạn lấy  DRAM Frequency x 2 => sẽ ra số Bus của Ram DDR, DDR2, DDR3. Còn đối với SDRAM thì thông số DRAM Frequency giữ nguyên = số BUS.

Ví dụ ở như hình dưới: Ram hiện tại của mình là DDR3 và Bus 1600

OK, giờ thì bạn đã có đầy đủ các yếu tố để có thể mua một thanh Ram tương ứng với thanh ram hiện tại rồi.

Hoặc nếu như bạn đã tháo Ram máy tính ra rồi thì có thể xem thông số trực tiếp trên thanh Ram, ví dụ như hình dưới:

Một số RAM còn ghi thêm thông số là Băng thông luôn trên RAM, nên bạn có thể tính Bus của RAM = Băng thông/8

3/ Nên sử dụng RAM của hãng nào ?

Một vài thương hiệu mà bạn có thể tìm mua ram đó là: Kingston, Transcend,  Sandisk, Samsung,…

#5. Địa chỉ mua RAM máy tính theo nhu cầu của bạn

Giá cả sẽ thay đổi theo từng thời điểm, bạn có thể tham khảo ở cả 2 link để tìm ra sản phẩm với giá cả phù hợp nhất nhé:

Click vào đây để xem chi tiết & đặt mua RAM trên Sendo

Hoặc:

Click vào đây để xem chi tiết & đặt mua RAM trên Shopee

#6. Video hướng dẫn nâng cấp Ram

#7. Lời kết

Qua bài viết này mình tin là bạn đã có thể tự chọn một thanh ram phù hợp để nâng cấp cho máy tính của mình rồi đúng không? Hi vọng cách nâng cấp ram máy tính này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Trước khi quyết định có nâng cấp RAM hay không thì bạn nên lưu ý một số việc:

Kiểm tra xem máy có bị thiếu RAM không

Trước tiên bạn cần xác định xem laptop của mình đang sở hữu lượng RAM là bao nhiêu và nhu cầu sử dụng của bạn như thế nào. Đối với những chiếc máy tính laptop ngày nay thì dung lượng RAM thường sẽ tổi thiểu là 4GB, đủ cho những nhu cầu bình thường như lướt web, nghe nhạc, xem phim, chơi game [đối với những game không yêu cầu cấu hình quá cao],…

Còn đối với những người có nhu cầu cao hơn như lập trình, thiết kế đồ họa, chơi những game có cấu hình cao thì có lẽ lượng RAM cần nên từ 6GB trở lên và mức tối thiểu khuyên dùng nên là 8GB. Nhưng những laptop có lượng RAM là 2GB hay 1GB thì đến cả những nhu cầu cơ bản cũng rất khó khăn

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để xác định được máy bạn có thiếu RAM không? Phong Vũ sẽ hướng dẫn bạn 2 cách đơn giản nhất để xác định lượng RAM của máy bạn:

  • Cách 1 là chuột phải vào thanh Taskbar => chọn Task Manager => rồi sau đó chọn phần Perfomance và nhìn vào lượng RAM của máy bạn [hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager].
  • Cách 2 là nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => gõ dxdiag và hiện ra bảng DirectX Diagnostic Tool sau đó bạn nhìn xuống phần Memory.

Xác định máy đang dùng RAM loại nào

Hiện nay đang phổ biến trên thị trường có 4 loại RAM đó là SDR, DDR, DDR2 và DDR3, mới đây thì đã có thêm loại RAM mới đó là DDR4. Đối với mỗi đời RAM mới ra đời thì tất nhiên là tốc độ của các đời RAM mới sẽ nhanh hơn so với các đời cũ. Nhưng mỗi loại RAM thì sẽ có những chân cắm RAM khác nhau nên để tránh việc cắm nhầm chân RAM DDR2 vào khe cắm của DDR3 thì bạn cần phải xác định RAM mình đang dùng là thuộc loại nào.Để làm được việc này thì bạn cần tải phần mềm CPU-Z về rồi vào phần Memory để xem RAM mình đang dùng thuộc loại nào.

Ở đây bạn có thể xem được các thông số của RAM máy mình ví dụ như hình dưới thì RAM mình đang dùng là RAM DDR3 và có dung lượng là 4GB, Bus RAM là 1330 MHz [Bus RAM được xem ở phần Memory này được tính bằng việc lấy thông số DRAM Frequency x 2 sẽ ra Bus RAM. Và điều này chỉ áp dụng cho các dòng DDRAM, DDRAM 2, DDRAM 3, còn đối với SDRAM thì thông số của Frequency giữ nguyên],…

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem máy tính của mình có thể hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM [truy cập trang web của nhà sản xuất, hoặc tìm hiểu thông tin về bo mạch chủ của laptop đó], vì có một số laptop đời cũ chỉ hỗ trợ 4GB mà thôi. Các máy tính laptop sản xuất vài năm gần đây dễ dàng chạy được với 8GB bộ nhớ hoặc thậm chí hơn, có thể lên đến 32GB.

Cần lưu ý về việc thay thế, nâng cấp RAM laptop

Hầu hết những laptop được sản xuất ngày nay thì sẽ có tối đa 2 khe cắm RAM. Nếu bạn không lưu ý đến điều này thì có thể sẽ dễ dẫn đến sự lầm tưởng rằng có thể trang bị thêm bao nhiêu thanh RAM vào máy cũng được. Ví dụ như máy bạn đang có 4GB RAM, bạn muốn nâng cấp lên 16GB RAM và bạn mua thêm 1 RAM 4GB và 1 RAM 8GB thì lúc đó không thể cắm thêm 2 chiếc RAM mới mua vào máy bạn được nếu bạn không tháo chiếc 4GB cũ ra, thay vào đó bạn có thể mua 2 thanh RAM 8GB hoặc mua hẳn luôn 1 thanh 16GB rồi hãy lắp vào máy.

Trên đây là những chú ý mà bạn cần biết trước khi có quyết định về việc nâng cấp RAM laptop hay không. Ngoài ra để tối ưu lợi ích trong việc nâng cấp RAM laptop thì bạn cũng cần phải biết những thông tin về chiếc RAM mà mình sắp mua để xem rằng nó có phù hợp với chiếc máy của mình hay không. Và sau đây Phong Vũ xin được đưa ra một số tiêu chí mà bạn có thể tham khảo để có những lựa chọn phù hợp cho thanh RAM mà bạn muốn nâng cấp.

Phải nhắc lại tiêu chí đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là loại RAM mà máy bạn đang dùng. Như đã nói ở trên thì thị trường ngày nay đang phổ biến 4 loại RAM đó là SDR, DDR, DDR 2 và DDR 3. Bạn cần phải chọn đúng loại RAM mà nó tương thích với laptop của bạn để có thể mua đúng loại.
Tiêu chí thứ hai có thể kể đến đó là tốc độ Bus và băng thông truyền dữ liệu. Bus RAM là tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM, nó có ảnh hưởng rất lớn đến đến hệ thống nhất là khi bạn làm việc với nhiều tác vụ cùng một lúc và khối lượng truy xuất nhiều thì các ứng dụng này hầu như “ăn sâu” vào bộ nhớ và đòi hỏi liên tục được truy cập. Do vậy, ngoài yêu cầu về dung lượng RAM phù hợp thì mức bus của RAM cao cũng rất quan trọng.Dưới đây là bảng so sánh các loại RAM DDR và tốc độ truyền tải dữ liệu của RAM:

Qua bảng trên ta có thể thấy được RAM DDR2 bus 800MHz hay 1066MHz thì mức băng thông lần lượt sẽ là 6,4GB/s và 8,5GB/s, trong khi đó RAM DDR3 phổ biến hiện nay trên thị trường với bus 1333MHz và 1600MHz thì ta sẽ có mức băng thông là 10,66GB/s và 12,8GB/s, và mức băng thông này của DDR3 có thể thấy là hơn xấp xỉ 1,5 lần so với DDR2. Ngoài ra, bạn cần phải để ý một điều là nếu RAM bạn nâng cấp có tốc độ bus cao hơn tốc độ bus mà bo mạch chủ hỗ trợ thì tốc độ bus của thanh RAM mới sẽ được hiệu chỉnh theo hướng giảm xuống để sao cho phù hợp với tốc độ mà bo mạch chủ hỗ trợ.Ví dụ: nếu bo mạch chủ của máy bạn chỉ hỗ trợ RAM có gắn Bus 800MHz nhưng bạn lại gắn RAM có tốc độ Bus là 1333MHz thì thanh RAM của bạn chỉ chạy được ở mức 800MHz, như vậy sẽ bị thừa mất 533MHz, rất lãng phí cũng như không làm cho thanh RAM của bạn chạy hết hiệu suất được.

Tiêu chí tiếp theo mà bạn nên cân nhắc đó là về dung lượng RAM. Đối với những ai vẫn còn dùng hệ điều hành Windows XP [hoặc hệ điều hành khác 32bit] thì bạn chỉ có thể sử dụng được RAM có dung lượng tối đa là 4GB. Vì vậy nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn 4GB RAM thì việc cần thiết đó là hãy chuyển sang các hệ điều hành 64bit khác như Windows 7, 8, 10. Hãy lựa chọn RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn để tránh việc khi thay thế RAM có thể sẽ bị thừa hoặc thiếu so với nhu cầu mà bạn muốn. Ngoài ra hãy lựa chọn những nhà sản xuất RAM uy tín như Kingston, SamSung,… để tránh việc mua phải hàng kém chất lượng dễ gây tổn hại cho máy tính của bạn cũng như gây thiệt hại về mặt kinh tế.

Vậy với những thông tin mà Phong Vũ vừa cung cấp cho bạn thì chắc hẳn bạn đã có đủ tự tin cho việc có quyết định nâng cấp chiếc ram của mình rồi phải không. Nếu có thì tiếp theo đây Phong Vũ sẽ hướng dẫn bạn cách thay thế, nâng cấp RAM laptop.Lưu ý rằng bạn nên tiến hành các thao tác thay thế, nâng cấp RAM tại nơi khô ráo, thoáng mát.

Đầu tiên bạn cần có 1 chiếc tua vít 4 cạnh để mở các con ốc của cái nắp lưng laptop vì đa phần các máy tính laptop đều sử dụng ốc vít 4 cạnh.

Nhưng trước khi mở nắp lưng laptop thì bạn nên tháo pin của máy ra để tránh bị giật.

Sau đó vặn ốc ở ô nhựa nhỏ đã xác định để tìm vị trí RAM [nhớ hãy để gọn các con ốc lại với nhau đừng để thiếu cái nào, nếu thiếu sẽ rất phiền phức]

Và thanh RAM đã hiện ra. Sau đó bạn dùng tay gẩy nhẹ 2 thanh lẫy cố định cây RAM ở 2 bên ra để lấy RAM

Còn đây là khe trống sau khi đã lấy RAM ra

Và đây là thanh RAM sau khi đã được lấy ra

Bước cuối cùng là bạn nhẹ nhàng lắp thanh RAM mới vào, đóng nắp che RAM vào và vặn các con ốc lại. Hãy lưu ý rằng nếu bạn lắp RAM có dung lượng 4GB trở lên thì hãy cài hệ điều hành 64bit để có thể sử dụng được nhé.

Video liên quan

Chủ Đề