Cách lấy ví dụ trong IELTS Speaking

Bài thi Speaking của IELTS luôn là một phần thi khó, đòi hỏi vốn từ nhiều, cấu trúc câu đa dạng và khả năng phản xạ nhanh.

Bài viết lần này, IELTS TUTOR sẽ cho bạn những lời bổ ích giúp bạn có những kỹ năng hữu ích để bước vào phòng thi.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN IELTS SPEAKING

1. Dùng trạng từ ở đầu câu

Một mẹo cho các bạn thí sinh khi làm phần speaking đó chính là sử dụng trạng từ ở đầu câu nhằm làm tăng sự chuyên nghiệp của bài nói và có thể câu kéo thêm một khoảng thời gian cho việc sắp xếp các ý.

2. Quan hệ Logic trong câu Tiếng Anh

Quan hệ logic trong tiếng Anh chính là sự sắp xếp các thông tin chính và phụ trong câu, khiến cho câu vừa đúng về ngữ pháp và còn hợp lí về nghĩa.

Một câu đơn giản trong tiếng anh bao gồm:

Cụm từ chỉ thời gian, chủ ngữ -> động từ -> tân ngữ -> cụm từ chỉ nơi chốn.

Ví dụ: Yesterday, I met her on the street.

Ngoài ra, để đạt điểm cao trong IELTS SPEAKING, bắt buộc các em phải biết cách sử dụng câu ghép. Cách thành lập câu ghép thường gặp trong SPEAKING các em tham khảo các mẫu sau:

- ... và ...: And

- ... cũng như ...: As well as

- Bên cạnh ..., ... cũng vậy: Besides ..., ... also/ Apart from ..., ... also

Ví dụ: 

- I have a fancy for playing football as well as basketball.

- Apart from/ Besides playing football, I am also quite into basketball.

- Because, mainly because, simply because, since, as, this is due to the fact that...

Ví dụ:

- I am really into watching American reality shows simply because/ mainly because/ since I consider that it is beneficial for boosting my spoken English level.

- I enjoy watching American TV sitcoms simply because my oral English level may improve rapidly.

-But, yet, whereas, on the other hand, however, while

Ví dụ:

- The film is hilarious, yet a little bit sad in the end.

- The film is funny. However, the ending is quite tragic.

-Even though, though, although

Ví dụ:

- Although everybody was against her at the very beginning, she won the final competition.

- She won the final round even though no one was bullish on hẻr performance at first.

- Unlike A, B tends to ...

-A is ..., while B is more likely to ...

- Compared with A, B is less likely to ...

- A prefers ..., whereas B tends to ...

Ví dụ:

- Unlike small cities, the life pace in big cities tends to be faster.

- The life pace is fast in big cities, while it is more likely to be slower in small cities.

2.6. Các câu ví dụ cho 5 mối quan hệ trên

3. Những mẫu câu được sử dụng nhiều nhất trong IELTS SPEAKING

3.1. Tôi thích / Tôi rất thích / Tôi thích hơn

- I like/love/prefer + sth/doing/to do sth

- I enjoy doing sth/adore sth/doing sth

- I am a big fan of ...

- I have a crush on ...

- I am really/quite into ...

- sth/doing sth is really my favorite thing

- I am fond of ...

- I am fancy sth/have a fancy for ...

- I am in favour of ...

- I am keen on ...

- I am partial towards ...

- sth/doing sth is really my strength

- I like A better than B

- I have a preference for ...

- I prefer A to B

- I'd rather + do sth

- Through ..., I can ... (Thông qua ..., tôi có thể ...)

- Thanks to ..., I am able to do sth/capable of doing sth (Nhờ có ..., tối có thể ...)

- sth/doing sth enables me to

- sth/doing sth empowers me to

- I am planing to .../ I plan to ...

- I have decided to ...

- I am thinking of + doing sth

- I intend to ...

- I hope that ...

- I am hoping that ...

- Hopefully, I will/can ...

- I expect that ...

4. Những cấu trúc câu có thể sử dụng trong IELTS SPEAKING

- Câu chủ động

Ví dụ: I took my phone back from her.

- Câu bị động

Ví dụ: The phone was taken back from her (by me).

- Câu nhấn mạnh

Ví dụ: It was Lisa who took away my phone.

- Câu giả định

Ví dụ: Whenever I left my phone, Lisa would take it away. How I wish I could stop her doing that.

- Câu đảo ngữ

Ví dụ: Only in this way can I stop Lisa lying me.

- Câu có mệnh đề phụ

Ví dụ: Well, the restaurant I want to invite you is called De Solei, which is a kind of seafood restaurant specializing in a wide range of cuisines in this city.

- Câu chủ động

Ví dụ: I took my phone back from her.

- Câu bị động

Ví dụ: The phone was taken back from her (by me).

- Câu nhấn mạnh

Ví dụ: It was Lisa who took away my phone.

- Câu giả định

Ví dụ: Whenever I left my phone, Lisa would take it away. How I wish I could stop her doing that.

- Câu đảo ngữ

Ví dụ: Only in this way can I stop Lisa lying me.

- Câu có mệnh đề phụ

Ví dụ: Well, the restaurant I want to invite you is called De Solei, which is a kind of seafood restaurant specializing in a wide range of cuisines in this city.

II. Những lời khuyên bổ ích để 8.0 IELTS Speaking

Một khi đã vào phòng thi, hãy nhớ các điểm sau:

  • Nói càng nhiều càng tốt
  • Cố gắng nói lưu loát ở mức có thể và nói tự nhiên, không gượng ép
  • Thoải mái, tự tin và tỏ ra thích thú khi nói tiếng Anh
  • Nói nhiều hơn giám khảo
  • Có thể hỏi để làm rõ câu hỏi nếu cần 
  • Nhấn mạnh các ý kiến của mình, giám khảo có thể dựa vào đó để đánh giá khả năng giao tiếp của bạn.

1. Biết rõ thang điểm của giám khảo

Speaking được chấm điểm rất chặt chẽ và theo 4 tiêu chí chấm bài là phát âm, sự trôi chảy và mạch lạc, ngữ pháp, và từ vựng, mỗi yếu tố này sẽ chiếm 25% tổng số điểm. Vì vậy, bạn chỉ cần đáp ứng những tiêu chí này thì chắc chắn bạn sẽ kết quả tốt.

>> Các bạn nắm vững các tiêu chí chấm bài IELTS SPEAKING ở bài blog trước IELTS TUTOR đã giới thiệu

2. Luyện tập thường xuyên

Bạn nên tự luyện tập thật nhiều và đều đặn, vì bạn học lặp đi lặp lại, thường xuyên sẽ tạo cho bạn một phản xạ nhanh chóng và khi giao tiếp sẽ rất tự nhiên.

Một trong những cách tốt nhất để luyện tập là nghe và sau đó nói về chủ đề đó, thậm chí nhắc lại theo bài nghe cũng là một cách học. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

Trong IELTS Speaking, câu hỏi thường sẽ là các chủ đề thông thường và rất đơn giản, các câu hỏi sẽ có độ khó tăng dần trong quá trình diễn ra bài test.

Mục đích của những không hỏi này không phải là kiểm tra kiến thức học thuật của bạn mà là kiểm tra trình độ ngôn ngữ của bạn.

Do đó, bạn hãy tập trung vào việc dùng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ thông thường một cách thoải mái và tự nhiên.

4. Sử dụng ngôn ngữ nói một cách tự nhiên

Việc sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên giúp bạn nói trôi chảy và cải thiện phát âm. Do đó, hãy chú ý tới một số điểm sau:

  • Dùng những cách nói tắt như it’s thay vì it is
  • Dùng các từ được dùng nhiều trong văn nói như quite, kinda,...
  • Dùng các cụm từ như I guess, you know, I suppose,...

5. Mở rộng câu trả lời của bạn

Không nên trả lời câu hỏi một cách quá ngắn, trả lời câu hỏi quá trọng tâm, nó sẽ khiến câu trả lời của bạn bị cụt.

Tuy nhiên, cũng không nên trả lời câu dài quá dài, vì đôi khi sẽ bạn đi lạc đề và mất điểm trình bày mạch lạc.

>> Các bạn tham khảo thêm cách kéo dài câu trả lời trong IELTS SPEAKING mà IELTS TUTOR đã hướng dẫn các bạn

6. Đôi khi trả lời ngắn cũng tốt

Đôi khi bạn sẽ gặp những câu hỏi mà bạn không biết về nó hay không có nhiều kiến thức thì bạn không nên cố nói về nó. Đối với những trường hợp đó, tốt hơn là hãy trả lời ngắn gọn và đủ ý.

Vì bạn có 3 part nên sẽ có những câu hỏi khác để bạn thể hiện.

Tuy nhiên, riêng part 2, bạn phải nói tối thiểu liên tục trong 1.5 phút, do đó, hãy chuẩn bị phần này thật tốt để đưa ra một câu trả lời mạch lạc cho mình.

Trong part 1 và 3 bạn không có thời gian để chuẩn bị câu trả lời, nên chiến thuật này sẽ rất có ích.

  • Bạn có thể thử ‘câu giờ’ bằng cách lặp lại hoặc biến đổi lại câu hỏi
  • Hoặc thêm một câu bình luận về câu hỏi đó để có thêm vài giây để suy nghĩ. 

Bên cạnh đó, đôi khi việc này còn là một cách giao tiếp thông dụng trong cuộc sống, kiến câu trả lời của bạn tự nhiên hơn, đồng thời cũng nhấn mạnh là bạn đang đi đúng chủ đề chứ không lạc hướng.

Trong lúc Speaking bạn nhận ra mình vừa nói sai thì hãy bình tĩnh và tự sửa lỗi của mình ngay.

Điều này sẽ khiến giám khảo biết rằng bạn đang kiểm soát được ngữ pháp và từ vựng của mình khi nói.

Nếu bạn lúng túng không biết cách sửa sao cho đúng, cứ cố gắng nói tiếp, giám khảo có thể sẽ bỏ qua lỗi đầu tiên của bạn nhưng nếu bạn sửa và sửa vẫn sai, thì chắc chắn bạn sẽ bị mất điểm.

9. Nếu bạn không hiểu câu hỏi, hãy hỏi lại!

Khi nghe câu hỏi, nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi bạn có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi một lần nữa, bạn hãy yên tâm bạn sẽ không bị mất điểm khi yêu cầu nghe lai đề, thậm chí nếu mất điểm để nghe kỹ lại câu hỏi còn hơn bạn nghe mập mờ và trả lời lạc đề hoặc không đúng trọng tâm câu hỏi, điều này khiến bạn mất điểm nhiều hơn.

10. Chú ý tới ngữ pháp của câu hỏi

Bạn nên chú ý tới thì của động từ trong câu hỏi để trả lời. Thì là một trong những điểm quan trọng nhất của câu trả lời.

Nếu bạn sử dụng sai thì, việc này giảm khảo chắc chắn sẽ nhận ra và bạn bị mất điểm. Trong lúc trả lời, hãy nói một cách rõ ràng và cố gắng không phạm lỗi ngữ pháp hay từ vựng.

11. Sử dụng hiệu quả thời gian chuẩn bị cho Part 2

Trong part 2 bạn sẽ nói về một chủ đề ngẫu nhiên trong vòng 2 phút, việc này không phải đơn giản vì bạn chỉ có 1 phút để chuẩn bị trong nói. Để làm tốt phần nói trong part 2, bạn phải sử dụng thời gian chuẩn bị thập hiệu quả và sẽ có một số cách bạn có thể làm trong 1 phút này là liệt kê ra các từ vựng có thể sử dụng, các cấu trúc câu, ghi chú về thì của động từ, cấu trúc bài miêu tả..Các em đọc kĩ cách hướng dẫn Take Note sử dụng tối đa một phút chuẩn bị trong IELTS SPEAKING PART 2 mà IELTS TUTOR đã hướng dẫn kĩ các em nhé!

Đưa ví dụ trong bài nói là một giải pháp khi bạn gặp một đề tài mà bạn thấy khó để giải thích hoặc không có nhiều ý để trình bày. Việc đưa ra ví dụ để làm rõ cho câu trả sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc nghĩ ra những lý lẽ, lập luận. Việc giúp câu trả lời của bạn sẽ trôi chảy hơn.

13. Nếu bạn muốn thay đổi Topic trong IELTS Speaking: Lời khuyên và bí kíp

Nếu các bạn thấy rằng chủ đề do giám khảo đưa ra không phù hợp với vốn từ của bạn thì bạn nên từ chối một cách khéo léo chứ đừng nói trực tiếp với giám khảo.

Thay vì trả lời "I don't know", bạn có thể gợi ý một vài chi tiết gần gũi với chủ đề nhằm giúp các bạn vẫn có được một phần thi Speaking đạt điểm.

Part 1: Cách nói tránh khi chủ đề không phù hợp:

Ví dụ:

*Q:What kind of movie do you like most?

A: As I usually enjoy all of the movie in the theatre and hardy focus on the genre of the movie.But I tend to feel passionated in Sci-fition and adventure movie.

-Part 2 : Bạn không nhất thiết phải nó đúng chủ đề mà giám khảo yêu cầu, có thể nói các chủ đề liên quan đến chủ đề đó. Bạn phải đảm bảo là đừng dừng quá lâu.

-Part 3 : Nếu như bạn hoàn toàn không có ý tưởng nào liên quan đến chủ đề được đề cập bởi giám khảo. Cách tốt nhất chính là giải thích ý nghĩa của chủ đề được mà bạn đang được hỏi. Không nhất thiết bạn phải rõ chủ đề đó mà điều quan trọng là bạn có một bài nói không bị gián đoạn , mạch lạc kèm với đó đảm bảo đúng ngữ pháp và phát âm.

Ví Dụ

Q: How do you think sports equipment will develop in the future?

A: I have no idea really but I guess that as technology develops, equipment will also change. That is clear from the development of equipment over the past 50 years and the introduction of new materials.

14. Hãy quan sát người kiểm tra để xem liệu họ có hiểu bạn không

Khi đang trong quá trình thực hiện một bài Speaking , các bạn không nhất thiết phải quá tập trung vào bài mà có thể để ý xung quanh, đặc biệt là thái độ của giám khảo. Đây chính là thứ giúp bạn điều chỉnh ngữ điệu của mình trong quá trình thực hiện bài thi. Nếu như cảm thấy giám khảo có đôi lúc mất tấp trung tức là bài Speaking của các bạn đang thực hiện bài nói không có điểm nhấn. Còn nếu giảm khảo khá tập trung thì có thể bài nói của bạn khá nhiều chi tiết không cần thiết .

15. Đừng chỉ chăm chăm nói về bản thân mình

Khi trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi giám khảo , các bạn nên cân bằng đưa ra ví dụ khác và bản thân.Các bạn nên nhớ, ở bài thi Speaking các bạn được yêu cầu thể hiện khả năng nói ở mức độ cao chứ không đơn thuần là một bài mô tả bản thân mình.Chính vì điều này, việc đan xen trả lời các câu hỏi là một điều rất quan trọng. Các bạn không nhất thiết lấy bản thân mình ra mô tả mà có thể nhắm đến các đối tượng khác tương tự. Việc đan xen thay đổi có thể giúp cho bài nói của bạn bớt nhàm chán và tránh được lỗi lặp từ.

16. Không học thuộc những bài mẫu, giám khảo sẽ nhận ra điều đó

Để làm gia tăng ý tưởng, thì các bạn thường tham khảo các bài mẫu trong các sách dạy về Speaking. Điều này không có gì sai, tuy nhiên việc các bạn học thuộc các bài đó thì không nên. Những bài mẫu Speaking đa phần được viết bởi những tác giả đã từng làm giám khảo IELTS, nên rất dễ dạng bị nhận ra. Hơn nữa , giám khảo ở phần Speaking đánh giá cao khả năng sáng tạo của các bạn hơn là việc học thuộc một cách máy móc. Chính vì thế các bài mẫu chỉ mang tính chất minh họa và các bạn sẽ khó đạt điểm cao nếu các bạn học thuộc và áp dụng vào bài thi của mình.

17. Những câu hỏi của giảm khảo thường là về chủ đề gần gũi, vì vậy hãy tự luyện tập ở nhà và ghi âm câu trả lời của mình.

Các câu hỏi của phần thi IELTS Speaking đa phần mang tính chất phổ biến và bắt nguồn từ cuộc sống hằng ngày. Chính vì điều này , các bạn vẫn có thể chuẩn bị một cách kỹ lưỡng hơn bằng cách tự mình tập luyện trả lời các câu hỏi này. Thông qua việc tập luyện , khả năng phản xạ của các bạn sẽ được nâng cao hơn và có thể nhuần nhuyễn các câu trả lời hay.

18. Hãy để ý đến thì mà giám khảo sử dụng:

Khi bước vào phòng thi cho phần thi Speaking, các bạn đừng nên qua căng thẳng có thể dẫn đến kết quả không tốt. Đôi lúc hãy quan sát những vật mà giám khảo sử dụng , đôi lúc việc tập trung vào chúng cỏ thể làm quên đi căng thẳng.

19. Bấm giờ khi làm phần 2:

Trong phần 2 của bài thi IELTS các bạn sẽ được giám khảo đưa ra một chủ đề, thường là các vấn đề liên quan đến xã hội . Cụ thể hơn có thể là đưa ra ý kiến thông qua một vấn đề đang được nhăc đến nhiều trong thời gian qua như: ô nhiêm môi trường, mặt trái của đo thị hóa vv. Những chủ đề trên yêu cầu các bạn phải có được một bố cục cụ thể và đưa ra những lập luận xúc tích kèm với đó là thục hiện bài thi trong đúng khoảng thời gian mà giám khảo yêu cầu.Chính vì điều này mà việc xác định được thời gian cho bài thi này là khá quan trọng. Đôi lúc các bạn khá say mê với chủ đề của mình mà không làm chủ được thời gian dẫn đến lấn qua thời gian các bài phần thi khác. Ngoài ra, việc không sắp xếp ý cụ thể và tóm gọn ý khiến các bạn mất thời gian và hoàn thành bài thi vượt thời gian quy định. Từ những điều trên , việc bấm thời gian và luyện tập cho phần thi này là khá quan trọng , thông qua việc này , các bạn không những luyện tập được phản xạ đối với bài thi này mà còn tạo ra thói quen làm việc dưới sức ép thời gian.

20. Không sửa lại câu quá nhiều lần:

Một lỗi khá nghiêm trọng dẫn đến bài thi Speaking của bạn bị vở vụng và không ghi được điểm với giám khảo đó chính là việc sửa lại câu quá nhiều. Mặc khác, khi sửa lại câu quá nhiều sẽ dần đến việc lãng phí thời gian không đáng có. Chính vì những điều trên mà việc hạn chế tối đa lỗi này là một điều hết sức quan trọng.

III. 9 LỜI KHUYÊN TỒI CHO PHẦN THI SPEAKING PART 2 CỦA IELTS

  1. Đổi chủ đề trong quá trình thi Speaking : Đây là một điều được cho là cấm kỵ. Với các chủ đề mà bạn hoàn toàn không có một ý tưởng nào thì đừng nên ngừng quá lâu hay đổi chủ để . Thay vì làm vậy , các bạn vẫn có thể nói các chủ đề liên quan đến chủ đề đó . Điều quan trọng là không được ngập ngừng và dừng lại quá lâu.
  2. Sử dụng tối đa 1 phút chuẩn bị để viết ra câu trả lời: Đây là một điều hết sức phi lý, bạn chỉ nên viết ra những từ sẽ được cho vào bài và đôi khi là một vài ý chú không thể nào có thể ghi hết toàn bộ câu trả lời trong 1 phút này.
  3. Không nên nhìn vào tờ take note quá nhiều : Đây là một lời khuyên không đúng. Đôi lúc bạn vẫn có thể nhìn vào đó như là một gợi ý và có thể điều chỉnh các câu tiếp theo đúng những trật tự mà bạn đã xây dựng.
  4. Bài nói của bạn sẽ bị điểm thấp nếu bài nói của bạn nhàm chán : Đây là một điều không đúng thực tế. Các giám khảo chấm bài thi IELTS Speaking sẽ không giảm điểm số của bạn nếu bạn thực hiện một bài nói nhàm chán. Một bài nói hoàn chỉnh chứa đựng khá nhiều thứ bao gồm : bố cục mạch lạc, phát âm đúng, nhịp độ hài hòa và không bị ngắt quản.
  5. Chỉ đưa các thông tin trong tờ take note vào bài nói : Đây là một quan niệm hết hoàn sai lầm.Bạn không nhất thiết phải nói đúng với như những gì mình đã ghi ra. Có thể điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
  6. Bạn sẽ phải dừng bài nói khi nói sai chủ đề : Đây là một điều hoàn toàn phi lý. Cho dù bạn có nói không đúng với chủ đề mà giám khảo đưa ra thì bài nói của bạn vẫn phải được tiếp tục cho đến khi bạn hoàn thành bài nói. Sẽ không có chuyện bạn không được nói tiếp dù là sai chủ đề.
  7. Bài nói quá ngắn có thể bị giảm điểm :Bạn nên nhớ rằng bài thi của bạn sẽ có điểm cao hay thấp phụ thuộc vào các tiêu chí sau: sự lưu loát,phát âm chuẩn, ngữ pháp đúng và vốn từ phong phú. Bài nói của bạn sẽ được khuyến khích hơn nếu như bạn sắp xếp các ý xúc tích. Sẽ không có chuyện bạn bị trừ điểm vì bài của bạn quá ngắn.
  8. Chỉ nói lưu loát mà không cần để ý đến ngữ pháp : Đây là một điều hết sức phi lý. Nếu muốn diễn đạt lưu loát thì điểm ngữ pháp là điều được chú trọng hàng đầu. Nếu nói sai ngữ pháp thì có thể vô tình bạn vô tình làm cho giám khảo hiểu sai ý mà mình muốn diễn đạt.
  9. Sử dụng nhiều thành ngữ (idioms) sẽ được điểm cao : Một bài nói có sử dụng các thành ngữ sẽ được đánh giá cao. Tuy nhiên , các bạn nên lưu ý rằng lạm dụng nó đôi khi sẽ gây cho bài nói của bạn bị vỡ vụng. Vì thế việc sử dụng idiom cũng phải được xem xét.

Trên đây mình đã đưa ra cho các bạn những lời khuyên trong lúc Speaking IELTS. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong phòng thi. Nếu có gì thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại comment phía bên dưới, mình sẽ trả lời nhanh nhất khi có thể. Chúc bạn thành công !