Cách phun thuốc chống thối nhũn cho lan hồ điệp

Bệnh thối nhũn trên hoa lan là bệnh phổ biến mà bất cứ người trồng lan nào cũng gặp phải. Đây là căn bệnh gây thiệt hại rất lớn đến giò lan cũng như cả vườn lan nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh thối nhũn trên hoa lan, cách phòng bệnh và điều trị

1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trên Lan

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thối nhũn thường xuất hiện những chấm nhỏ trên lá hoặc trên chồi non trông giống như bị bỏng nước lúc này lá lan bị phồng lên màu nâu. Những chỗ bệnh này động vào sẽ cảm thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó chịu. Nếu không được xử lý ngay thì vết bệnh sẽ lan ra một cách nhanh chóng đặc biệt là vào mùa mưa với thời tiết nóng và độ ẩm cao. Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, nhất là trên các cây hồ điệp công nghiệp hoặc lan đai châu,…

2. Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên Lan

– Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy thời tiết năm nay, nóng hơn , khắc nghiệt hơn năm ngoái rất nhiều. Làm cây giảm sức đề kháng, đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

– Thứ 2, do một số ace mới chơi được 1, 2 năm kinh nghiệm vẫn chưa nhiều, chưa để ý tới phòng bệnh trên lan. Có thể năm nhất năm hai giá thể còn sạch, vườn chưa có mầm bệnh nên cây không sao, nhưng từ năm 3 sẽ khác.

– Do lũ côn trùng khốn nạn, ngày đêm chui ra phá. Như: Rồi vàng, bọ trĩ, nhện đỏ… chúng châm chích xoạc vào lá vào thân gặp điều kiện ẩm và nhiệt độ thuận lợi vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng.

– Cây non, là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, do màng tế bào mỏng dễ bị tổn thương.

– Nguyên nhân khác còn có như các yếu tố vật lý, do va chạm, gió tạo ra vết thương hở, người đi qua va chạm, giàn bị rung lắc,…

– Tiểu khí hậu vườn chưa thực sự thông thoáng, bí gió.

Nói chung nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cách phòng ngừa ngăn chặn thì cũng chỉ cần một số biện pháp sau:

3. Giải pháp khắc phục bệnh thối nhũn trên Lan

Phòng bệnh

– Ngăn chặn côn trùng: Nếu có điều kiện thì các bác nên làm lưới chống côn trùng, rồi treo các bẫy ruồi vàng trong vườn. Còn k có điều kiện thì nên thường xuyên phun phòng côn trùng muỗi, ruồi vàng, rệp , bọ trĩ, nhện đỏ … Vào mùa nắng nóng này với vườn mở nên phun nửa tháng 1 lần. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Fendoda, Movento, Pesieu…

– Tạo màng bảo vệ mầm tơ: Để tạo ra một bước tường thành vững chắc bên ngoài vỏ của cây con, các bác có thể dùng các loại thuốc có thành phần Mancozeb [kẽm và mangan] để phun phòng cho cây, cái này vừa trị được sự tấn công của nấm bệnh và vừa làm cho mầm con cứng săn chắc hơn, có thể dùng 20 ngày 1 lần.  Một số loại thuốc như: Dithane M45, Antracol, Redomil.

– Khử trùng, diệt khuẩn trong vườn, trên cây và giá thể. Nhằm giảm bớt số lượng vi khuẩn và nấm bệnh trong vườn các bác có thể dùng một số loại thuốc như: Physan 20, Benkona, Nano đồng, Nano bạc, … Nên phun xen kẽ luôn phiên với mancozeb.

– Tạo cho luồng không khí trong vườn được lưu thông tốt hơn, bằng cách dùng quạt thông gió.

– Nên có mái che mưa cho dòng thân thòng.

– Chăm cây ngoài các lọai phân NPK thì nên bổ sung các trung vi lượng cho cây tháng 1 lần để cây có thể phát triển khoẻ và cân bằng như: CanxiNitrat, MagieSulphat, Vi lượng tổng hợp Cambi308.

Trị bệnh

Đầu tiên là phải kiêng nước vài hôm, cách ly cây.

Với những cây mà bị thối trên lá hoặc chớm vô thân, thì có thể cắt bỏ phần lá thối. Sau đó pha thuốc sệt sệt chấm trực tiếp lên chỗ thối, hai ngày lần, làm khoảng 2-3 lần. Và Pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng để phun cho cây phòng bệnh lan ra rộng hơn.

– Với những mầm bị thối gốc, thì chỉ còn cách cắt bỏ, rồi kiêng nước và trị bằng thuốc cũng giống như trường hợp trên.

Các loại thuốc dùng để trị bệnh thối nhũn trên hoa lan chúng ta nên sử dụng kết hợp một số bộ đôi nấm khuẩn: Dithanem45 + Starner, antracol + #Starner; Kasumin + Antracol; Benkona + Porner; Physan20; DethaneM45 + Marthia, hoặc không có sẵn ở nhà các loại trị bệnh trên thì chạy ra hiệu thuốc tây mua ngay kháng sinh Streptomicyn.

P/s: Có một ảnh miêu tả sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của vi khuẩn, các bác nhiền vô vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 5 độ C tới 60 độ C, tại nhiệt độ này từ 1 con vi khuẩn sau 8 tiếng có phát triển thành trên 8 triệu con vi khuẩn. Với số lượng như vậy thì đừng hỏi vì sao cây nhanh tèo như vậy.

Với những ai chơi lan, việc chăm sóc cho cây khỏi các loại bệnh quả thực không dễ dàng chút nào. Đặc biệt là khi vào mùa mưa, nhiệt độ ẩm thấp là cơ hội cho rất nhiều loại vi khuẩn gây hại trên lan phát triển và gây nên bệnh. Bệnh thối nhũn lá trên lan hồ điệp là vấn đề rất nhiều người chăm cây gặp phải. Nếu không biết cách phòng ngừa và xử lý kịp sẽ khiến bệnh lây lan nhanh sang các cây lan khỏe mạnh khác. Vì vậy trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để phòng trị bệnh thối nhũn trên lan hồ điệp hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn [thối mềm] do vi khuẩn Pseudomonas gadioli gây ra, giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, đây là thời điểm nắng nóng [nhiệt độ cao] và mưa nhiều [ẩm độ cao] là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Dấu hiệu:

  • Điểm thứ 1: Bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, với những đóm vàng nhạt, mọng nước, hơi trong suốt, ẩm ướt giống như lá đã bị luộc chín.
  • Điểm thứ 2: bệnh hay tấn công là cuống lá lan hồ điệp; làm lá nhanh chóng bị rụng khỏi thân. Nếu không điều trị ngay sẽ làm thối cả thân hồ điệp.
  • Điểm thứ 3: Các lá non trên đỉnh cây hồ điệp cũng hay bị thối nhũn. Khi đã nhiễm bệnh ta dễ dàng bức chúng ra khỏi thân, cầm vào rất ẩm ướt vào lá bị mục nhão.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thối nhũn

Phòng bệnh thối nhũn cho lan hồ điệp

  • Thứ 1: Cần đảm bảo nguồn nước tưới cho lan phải sạch, không có vi khuẩn gây bệnh.
  • Thứ 2: Khoảng cách giữa các chậu lan nên bố trí hợp lý không quá dày đặc tạo môi trường ẩm thấp cục bộ. Đồng thời khi bệnh xảy ra dễ làm lây lan cho cả vườn lan.
  • Thứ 3: Trong thời điểm mùa mưa cộng với nắng nóng ta nên hạn chế bón phân đạm, dùng ít đến vừa đủ.
  • Thứ 4: Vườn lan cần thông thoáng, giảm nhiệt độ, độ ẩm, đủ ánh sáng cho vườn. Nhằm tăng cường sức đề kháng cho lan.
  • Thứ 5: Không nên tưới nước vào chiều tối làm nước đọng trên lá lan. Tăng nguy cơ lan bị nhiễm bệnh thối nhũn. Hàng tháng phun thuốc trị nấm bệnh ngừa định kì.

Xử lý các cây lan đã bị nhiễm bệnh

Tiến hành tiêu hủy cây bị bệnh nặng hoặc cách ly sang khu vực khác đối với những cây hồ điệp mới bị bệnh. Ngưng tưới cho lan trong 2 ngày khi xử lý bệnh. Nhằm tránh tia nước làm phát tán bệnh và giảm tác dụng của thuốc. Phun thuốc kháng vi khuẩn: 2g Aliette + 2g Dithane + 1ml Physan hoà trong 1 lít nước. Tưới cho cây bị bệnh và xịt cho cả vườn đề phòng bệnh lây lan.

Phòng bệnh thối nhũn cho lan hồ điệp

Hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc chống thối nhũn

Starner: đây là hoạt chất Axit Oxolinic 20%. Tỷ lệ pha: 1.5 – 2g/ lít nước, phun ướt đều cây.

Physan 20SL: loại thuốc này chứa Amoni bậc 4 đặc trị bệnh thối nhũn rất tốt. Nếu bạn mua được hàng của Mỹ là tốt nhất. Tỷ lệ pha là 2ml/lít nước.

Dithane M-45: thuốc này có thể bôi trực tiếp vào chỗ bị bệnh hoặc pha để phun theo tỷ lệ 1g/lít nước.

Ridomil Gold: thuốc dùng để bôi trực tiếp hoặc phun ướt đều cho cây. Hướng dẫn pha: bạn có thể pha theo công thức 6 – 7g/ lít nước.

Kasumin: đây là một loại hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh thối nhũn, loét ở cây. Pha 2 – 3ml/lít nước, bạn có thể tăng hiệu quả của thuốc bằng việc cho thêm Daconil hoặc Topsin.

Poner: hoạt chất dạng viên sủi có tên Streptomycin sunfat 40%. 1 viên có thể pha được với 16 đến 20 lít nước.

Vừa rồi là một số thuốc phòng bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp cho các bạn tham khảo. Các loại thuốc này đều có tính kháng khuẩn rất mạnh và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước vôi trong để ngăn ngừa bệnh thối nhũn cho cây. Vào mùa mưa, bạn nên cách 10 – 15 ngày phun một lần và 15 – 20 ngày phun một lần vào mùa khô.

Tags: bệnh thối nhũnbệnh trên lanlan hồ điệp

Video liên quan

Chủ Đề