Cách ráp máy tính chơi game

Thông thường, khi build PC gaming, một số anh em chỉ nhắm vào một game mà mình ưa thích để xây dựng cấu hình vừa đủ chơi tựa game đó [ví dụ CS: GO, League of Legends, GTA V…]. Tuy nhiên, việc nhắm vào một đến hai game như vậy sẽ dẫn đến tình trạng máy xuống cấp theo thời gian, hoặc không đủ đáp ứng các tựa game khác. Và rồi bạn phải nâng cấp máy lên, từ đó tốn thêm một chi phí không nhỏ. Để khắc phục điều này, anh em hãy build PC theo cấu hình, sức mạnh của từng món linh kiện, xác định mức đồ hoạ mình chơi [rất cao, trung bình, thấp…] để đưa ra một cấu hình phù hợp, đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Ngoài ra, trước khi build PC gaming, bạn cần xem thử khoản thu nhập của mình như thế nào, từ đó xây dựng một cấu hình phù hợp với túi tiền. Chi phí cho build PC gaming trải dài trên nhiều mức giá, trong khoảng 25 đến 30 triệu là bạn đã có thể sở hữu một bộ PC chiến được vô số các tựa game.

Những điều quan trọng về phần cứng trước khi build PC gaming

Để lắp ráp một bộ PC Gaming hoàn chỉnh, chúng ta cần quan tâm đến những điều sau:

1. Nghẽn cổ chai PC [Bottle Neck]: Đây là hiện tượng khi các linh kiện máy tính hoạt động không theo kịp các thành phần khác trong máy tính. Chủ yếu đến từ VGA và CPU khi có một trong hai không theo kịp sức mạnh của bên còn lại [ví dụ: Intel Pentium G2030 đi chung với VGA RTX 2080 Ti]. Vì thế, ta cần kiểm tra các linh kiện có nghẽn cổ chai với nhau hay không tại công cụ tính toán PC-Builds. Để khắc phục tình trạng này, anh em cần lựa chọn CPU và VGA phù hợp với nhau, ví dụ: Intel Core i5 11400 và RTX 2060 thay vì những dòng VGA RTX 3090.

2. Tìm hiểu thời gian bảo hành của từng linh kiện thành phần, đồng thời tìm hiểu kỹ về cách lắp đặt tránh gây hỏng phần cứng.

3. Chuẩn bị sẵn các thành phần nhỏ như keo tản nhiệt, ốc vít, tua vít… và đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của các linh kiện. Đây là danh sách các linh kiện bạn cần chuẩn bị:

  • CPU: Bộ vi xử lí trung tâm
  • GPU [VGA]: Card màn hình
  • RAM: Random Access Memory [Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên]
  • SSD/HDD: Ổ cứng
  • MAINBOARD: Bo mạch chủ
  • PSU: Nguồn
  • CASE: Vỏ máy tính
  • Hệ thống tản nhiệt

Lựa chọn linh kiện và build PC gaming

1. Mainboard

Một trong những thành phần kết nối chính không thể thiếu. Đây là linh kiện cung cấp năng lượng từ nguồn điện [PSU] đến các thành phần như CPU, VGA, RAM. Nó đóng vai trò như một hệ thần kinh, truyền tải các dữ liệu, thông điệp từ CPU qua RAM qua GPU và các linh kiện thành phần. Một bộ mainboard cần tương thích với socket của CPU [ví dụ: LGA 1700 trên intel Core i thế hệ 12]. Không những thế, bạn cần kiểm tra khả năng tương thích của bo mạch chủ với CPU.

Tham khảo

Tham khảo thêm thêm nhiều mainboard đang kinh doanh tại FPT Shop.

2. CPU

Một chiếc máy tính cần có một bộ não để xử lí các tác vụ, đặc biệt là trong game khi mà nó yêu cầu một tốc độ xử lí rất cao. Khi mua CPU, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Xung nhịp: Tuỳ vào từng dòng mà CPU sẽ có xung nhịp khác nhau. Ngoài xung nhịp cơ bản, chúng ta còn có xung nhịp nâng cao [Turbo Boost] nhằm tối đa hoá hiệu suất [ví dụ: AMD Ryzen 5 5600X 3.7GHz Up to 4.6GHz]
  • Số nhân/ Số luồng: Số nhân và số luồng ảnh hưởng trải nghiệm đa tác vụ. Nhiều nhân với xung nhịp cao sẽ giúp xử lí công việc nhanh hơn, tuy nhiên nhiều nhân, nhiều luồng với xung nhịp quá thấp sẽ không phù hợp với việc chơi game.
  • Một số dòng chip mới tách biệt giữa nhân hiệu năng cao [Performance Core] và nhân hiệu năng thấp [Efficiency Core] nhằm tối đa hoá điện năng [ví dụ: Intel Core i5 12600K 10 nhân 16 luồng với các 6 nhân hiệu năng cao và 4 nhân hiệu năng thấp].

Tham khảo:

3. RAM

Thành phần này góp phần ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy. RAM nhằm giảm bớt áp lực cho CPU, từ đó giúp máy chạy trơn tru và mượt mà. 16GB RAM là một mức hợp lý cho sự lựa chọn build PC gaming năm 2022, tuy nhiên khi mua RAM ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • BUS Ram: Tuy không ảnh hưởng quá nhiều nhưng nó phản ánh lên tốc độ xử lý của thanh RAM.
  • Thế hệ RAM: DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hoặc DDR5 đang là các tiêu chuẩn hiện nay, tuy nhiên DDR, DDR2 [cả DDR3] đã lỗi thời, trên thị trường chỉ còn DDR3, DDR4, DDR5 và tuỳ theo mainboard cũng như CPU chúng ta sẽ lựa chọn loại RAM phù hợp.
  • Dung lượng RAM: 16GB là mức dung lượng hợp lý cho việc chơi game ở năm 2022. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua thêm RAM để nâng cấp về sau. Hãy tìm hiểu mainboard và CPU của bạn hỗ trợ tối đa dung lượng RAM bao nhiêu để mua nhé.
  • Dual RAM: Một số dòng CPU có khả năng tối ưu hoá tốt khi chạy RAM ở dạng dual [2 slot]. Bạn có thể cân nhắc giữa 1 thanh RAM 16GB hoặc 2 thanh 8GB nhé, thông thường giá cả sẽ có chênh lệch đôi chút, tuy nhiên không quá nhiều.

Tham khảo:

4. VGA

Đây chắc chắn là một trong những thành phần cực kì cần thiết. Thực chất đa số các CPU đều trang bị một VGA tích hợp [trừ một vài dòng không có], thế nhưng những VGA này rất kém, khó lòng có thể chiến nổi các tựa game, vì thế VGA rời hay còn gọi là card màn hình rời nhằm tăng trải nghiệm đồ hoạ của máy tính. Thông số VGA tương đối phức tạp [GPU, VRAM, bộ nhớ…]. Bạn cần lưu ý về chuẩn bộ nhớ. Tương tự như RAM, VGA cũng có các loại bộ nhớ như GDDR, GDDR2, GDDR3… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của card đồ hoạ. Để dễ dàng hơn, hãy nhớ tên gọi các dòng VGA, ta sẽ dễ dàng chọn lựa hơn.

  • Nếu bạn chơi game Esports, GTX 1060, RTX 2060, là một lựa chọn khá tốt. Nếu bạn chơi các tựa game AAA thì RTX 2080, RTX 3090 là những chiếc card màn hình rất tốt dành cho việc chiến các tựa game đấy.
  • Nvidia cho ra mắt công nghệ Ray Tracing trên các dòng card đồ hoạ giúp game thủ có thể tiếp cận với đồ hoạ ánh sáng chân thực nhất có thể. Nếu anh em thích trải nghiệm công nghệ này, những dòng RTX chính là chân ái.

Tham khảo

5. Ổ cứng

Đây cũng là một phần quan trọng trong bộ PC. Hiện nay đang có hai loại ổ cứng đó là SSD và HDD.

  • HDD: Đây là ổ cứng truyền thống. Với giá thành rẻ, HDD là lựa chọn tốt cho người cần lưu trữ nhiều, tuy nhiên mặt hạn chế của nó là tốc độ khá chậm và khả năng hư hỏng cao hơn.
  • SSD: Có 3 loại là SATA, M.2 và Nvme. SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao, thường dùng để cài hệ điều hành hoặc các game nặng. Nhược điểm của loại ổ cứng này là giá thành khá cao so với HDD, vì thế nhiều người quyết định lựa chọn dùng cả hai để tiết kiệm chi phí.

Tham khảo

6. PSU [Nguồn]

Việc cung cấp nguồn điện là điều rất quan trọng. Không có đủ điện sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến hiệu năng, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Hãy quan tâm về chất lượng của bộ nguồn điện và công suất của nó xem có đáp ứng được cho thành phần PC không để lựa chọn một bộ nguồn phù hợp.

7. Hệ thống tản nhiệt

Thông thường cả CPU và VGA đều đã được trang bị sẵn quạt tản nhiệt vì hai thành phần này nóng nhất khi sử dụng. Tuy vậy bạn có thể tự mua một bộ tản nhiệt mới để lắp vào, vừa giúp hệ thống mát hơn khi sử dụng, lại còn mang lại vẻ đẹp cho cỗ máy của mình. Ngoài ra, Fan case cũng rất quan trọng. Thông thường, vỏ case sẽ đi chung với quạt, tuy nhiên nếu thích những mẫu mã khác, bạn có thể mua rời để lắp vào.

8. Case

Để một dàn PC trở nên gọn gàng và đẹp đẽ chắc chắn không thể thiếu vỏ case. Tuỳ vào form của mainboard [ATX, Micro ATX…] mà ta lựa vỏ case theo kích cỡ cũng như gu thẩm mỹ của mọi người. Ngoài ra, nếu ai yêu thích RGB cũng có thể lắp thêm quạt, đèn cho case giúp nó trở nên bắt mắt hơn.

Cách lắp ráp cơ bản khi build PC Gaming

Bạn có thể lắp bất kì thành phần linh kiện nào trước, miễn là nó không bị cản trở cho những thành phần phía sau. Có thể tham khảo thứ tự lắp như sau:

Bước 1: Lắp CPU, RAM, quạt CPU, SSD M.2 hoặc NVme vào mainboard.

Bước 2: Lắp Mainboard vào case.

Bước 3: Đi dây nguồn.

Bước 4: Gắn HDD [nếu có].

Bước 5: Gắn thêm Fan case.

Bước 6: Lắp VGA vào và đi dây nguồn.

Nếu bạn vẫn phân vân hoặc không biết cách lắp, hãy nhờ các nhân viên lắp ráp theo yêu cầu để tránh các vấn đề gây hư hỏng linh kiện nhé. Hoặc tham khảo video hướng dẫn lắp ráp PC từ FPT Shop từ phút thứ 6:30 ngay dưới đây.

Vậy là anh em đã có thể dễ dàng build PC gaming hoàn chỉnh cho mình để chiến game rồi nhé. Mong rằng anh em có một trải nghiệm game thật tốt trên chính bộ máy mà mình lắp ráp. Ngoài ra, nếu sau này anh em cần nâng cấp thì vẫn có thể tháo ra và lắp thêm linh kiện vào dễ dàng. Chúc anh em thành công!

Hiện PC lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp PC [như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, vỏ case, tản nhiệt, màn hình, ổ cứng...] và phụ kiện PC [như tai nghe, bàn phím, chuột...] đều đã kinh doanh ở 3 trung tâm laptop và PC của FPT Shop, mời bạn đến trải nghiệm và khám phá tại:

  • Số 45 Thái Hà, Q.Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 03 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số 495 Trương Định, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

Xem thêm: 

Hướng dẫn build PC gaming tầm giá 7-9 triệu chiến game tốt

Gợi ý build PC chơi game vô đối tầm giá 10 triệu năm 2022

Chỉ cần nắm được cách lắp ráp máy tính chơi game cơ bản, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một dàn PC cực khủng để thoải mái chinh chiến mọi tựa game mà mình muốn. Và đây là cách build PC đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.

Mời bạn tham khảo video hướng dẫn build PC chi tiết ở dưới đây:

1. Lý do bạn nên lắp ráp máy tính chơi game cho riêng mình?

  • Tiết kiệm một phần chi phí: Hiện nay, có rất nhiều bạn tìm kiếm hướng dẫn build PC để tự xây dựng cho mình một bộ máy tính chơi game thỏa mãn đam mê chơi game, trong khi cấu hình máy tính đang sử dụng có phần hơi “hạn hẹp”.

Việc làm này là một phương án hiệu quả cũng như góp phần tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ. Bởi chi phí để build PC bao giờ cũng thấp hơn hẳn nếu đem so với việc mua lấy một dàn máy tính đồng bộ.

Build PC vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa thể hiện được phong cách, cá tính của game thủ

  • PC sẽ được tạo thành bởi phong cách và sở thích riêng của bạn: Để có thể build dàn PC khủng, bạn sẽ là người tự tay lựa chọn lấy các linh kiện. Và đến khi hoàn thành xong việc lắp đặt, dàn PC này sẽ chỉ riêng một mình bạn có. Qua đó cũng thể hiện được phong cách và sở thích của bạn.
  • Tạo cảm giác thích thú khi được chơi trên pc của mình: Tham khảo hướng dẫn build PC, rồi tự mình tạo nên cấu hình máy tính chơi game cực chất theo đúng ý muốn của mình và sau đó thực hiện các thao tác như chơi game, xem phim, nghe nhạc trên chính dàn PC này. Trải nghiệm này sẽ mang đến cho bạn cảm giác thích thú và thú vị hơn rất nhiều khi sử dụng trên dàn PC có sẵn.
  • Học hỏi thêm kiến thức: Để có thể build PC, bạn cần phải có được một số kiến thức cơ bản về linh kiện cũng như tham khảo về hướng dẫn build PC hiện có ở trên các diễn đàn, trang mạng xã hội…Có khá nhiều việc cần phải làm.

Và trong quá trình thực hiện đó, từ một tay ngang bạn sẽ học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức. Và biết đâu sau này, bạn lại trở thành người chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác đấy.

2. Cách lựa chọn các thành phần để ráp máy tính chơi game

Để có thể làm theo hướng dẫn build PC, điều quan trọng đầu tiên đó là phải lựa chọn được thành phần trong PC làm sao cho thật phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính của mình.

  • CPU / Bộ xử lý: Khi nhắc đến CPU, có rất nhiều thông số liên quan như tốc độ xung nhịp rồi số lượng nhân hay là luồng xử lý… Nếu CPU có tốc độ xung nhịp càng lớn, thì bộ vi xử lý có thể tiến hành thực hiện được rất nhiều rất những phép tính ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Nên chọn loại nhiều lõi giúp chơi tăng khả năng thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc

Hiện nay, các loại CPU có mặt trên thị trường đều được trang bị nhiều nhân cùng với luồng xử lý. Việc CPU có nhiều lõi hơn sẽ góp phần làm tăng khả năng thực hiện nhiều tác vụ một lúc. Và điều này có thể giúp bạn vừa chơi game, vừa có thể game stream và ghi lại được toàn bộ quá trình trong một lúc. Hãy tham khảo hướng dẫn build pc chơi game tầm trung để có sự lựa chọn đúng đắn.

  • Bo mạch chủ: Khi chọn bo mạch chủ, cần phải thực hiện cùng lúc với bộ xử lý. Bởi cần phải đảm bảo về sự tương thích của 2 linh kiện này. Cách tốt nhất, hãy nhờ đến Intel® Desktop Compatibility Tool nhằm kiểm tra độ tương thích của bo mạch chủ với chiếc máy tính đang dùng chip Intel. Bằng cách này, bạn cũng dễ dàng tìm được bộ xử lý Intel phù hợp với bo mạch chủ.
  • Bộ nhớ [RAM]: RAM đóng vai trò khá quan trọng, bởi nó đảm nhiệm việc giúp người dùng truy cập vào game cũng như thực hiện chạy nhiều tác vụ cùng một lúc. Vì vậy muốn làm theo hướng dẫn build PC, bạn cần phải đảm bảo có đủ dung lượng RAM để sử dụng.

Hiện nay, RAM với dung lượng 8GB sẽ giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời với các tựa game, cũng như thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ trên máy tính.

Lựa chọn đủ dung lượng RAM để sử dụng

Tuy nhiên, để thoải mái chinh chiến với các tựa game hàng đầu, nên ưu tiên lựa chọn RAM với dung lượng từ 16GB trở lên. Tất nhiên, điều này còn căn cứ vào cấu hình của bo mạch chủ nữa, thông thường đều có thể hỗ trợ mức tối đa là 64GB, và với Intel X299 thì có thể hỗ trợ 128GB, cực khủng.

  • Bộ tăng tốc bộ nhớ Intel Optane [tùy chọn]: Với tăng tốc độ nhớ Intel Optane cần phải có sự tương thích với bo mạch chủ. Và bo mạch chủ cần phải trang bị chipset Intel để hỗ trợ Optane và một khe cắm M.2.
  • Card đồ họa [GPU]: Để chọn được GPU, bạn nên căn cứ vào tốc độ khung hình. Hiện nay, tốc độ khung hình được đo lường bằng số lượng khung hình tính trên một giây, hay còn biết đến là FPS.

Trường hợp FPS càng cao, sẽ góp phần mang đến trải nghiệm chơi game cực tốt. Theo đánh giá, nếu FPS dưới 60 fps thì khả năng giật lag khi chơi game rất thường xảy ra. Còn nếu FPS lớn hơn 90 fps thì hoàn toàn thoải mái khi tham gia chơi các game thực tế ảo.

Chọn card đồ họa có FPS càng cao, trải nghiệm chơi game sẽ càng tốt

  • Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD: Muốn làm tốt theo hướng dẫn build PC, sẽ không thể nào thiếu đi ổ cứng lưu trữ SSD và HDD. Ổ cứng SSD đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng load trò chơi. Hiện nay, ổ cứng SSD có hai giao thức là SATA và NVMe.

SATA được biết đến như là một giao thức cũ cùng với hiệu năng sử dụng tương đối ổn định. Còn NVMe thì mới và được kết hợp cùng với cổng giao tiếp PCI Express với mục đích là tăng băng thông và thời gian đáp ứng cũng nhanh hơn hẳn khi so sánh với SATA.

Khi chọn SSD và HDD hiện nay, ưu tiên ổ cứng SSD có dung lượng thấp kết hợp cùng ổ HDD. Điều này không chỉ giúp tăng được dung lượng dự trữ mà còn đảm bảo về mặt hiệu suất.

  • Bộ cấp nguồn [PSU]: Bộ cấp nguồn có vai trò rất quan trọng, vì nó đảm bảo cho toàn bộ hệ thống của máy tính có thể hoạt động bình thường. Do đó, hãy lựa chọn một bộ nguồn chất lượng, đến từ thương hiệu uy tín.

Lựa chọn bộ cấp nguồn chất lượng, đến từ thương hiệu uy tín

  • Hệ thống tản nhiệt: Hiện nay, có hai loại hệ thống tản nhiệt được dùng nhiều đó là tản nhiệt khí. Loại còn lại là tản nhiệt bằng chất lỏng. Tản nhiệt khí giá thành hợp lý và việc lắp đặt cũng tương đối dễ dàng.

Còn tản nhiệt bằng chất lỏng, giá thành khá cao và việc lắp đặt khá phức tạp. Tuy nhiên, để chọn được tản nhiệt phù hợp cần phải căn cứ vào CPU cũng như kích thước của case nữa.

  • Case bảo vệ: Khi muốn chọn case, đầu tiên phải xem phần cứng mà mình sẽ build PC liệu có thể lắp case bảo vệ hay không? Kiểm tra xem có khoảng không gian nào mà mình muốn bổ sung thêm ổ cứng nữa không? Rồi case mà mình chọn có thể lắp đặt thêm hệ thống tản nhiệt hay không? Và điều quan trọng nhất, case cần phải có sự tương thích với bo mạch chủ.
  • Thiết bị ngoại vi chơi game [bàn phím, chuột, tai nghe]: Khi lựa chọn thiết bị ngoại vi để thực hiện theo hướng dẫn build PC chơi game, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn dựa theo sở thích của mình. Và nên tìm đến địa chỉ uy tín, để đảm bảo về chất lượng cho thiết bị ngoại vị phục vụ cho việc chơi game.

Lựa chọn thiết bị ngoại vi chơi game tùy thuộc vào sở thích của bản thân game thủ

  • Màn hình PC: Đối với màn hình PC, về độ phân giải cần phải phù hợp với card đồ họa mà bạn đã lựa chọn. Còn kích thước, không phải lúc nào kích thước càng lớn thì dùng càng thích đâu nhé.

Cụ thể như hình ảnh trên màn hình 40” trông sẽ mờ hơn hẳn màn hình 24” và chữ trên màn hình 24” lại khó đọc hơn trên màn hình 40”.

Xem thêm: Địa chỉ mua màn hình máy tính giá rẻ, mua PC cũ chơi game giá tốt ngay tại TPHCM!

2. Hướng dẫn cách lắp máy tính chơi game tại nhà

Sau khi đã lựa chọn được các linh kiện phù hợp, hãy làm theo hướng dẫn ráp máy tính chơi game sau đây để tạo thành một PC hoàn chỉnh.

Bước 1: Lắp ráp CPU.

Trước tiên, bạn cần lấy bo mạch chủ ra bằng cách tìm khe cắm CPU được đậy nắp nhựa bảo vệ. Bạn ấn chốt kim loại bên cạnh khe cắm xuống và kéo sang một bên là mở được.

Bạn cần cẩn thận khi xử lý CPU vì CPU và khe cắm CPU đều dễ hỏng. Chú ý tránh cầm vào phần lẫy ở cuối cùng của chip CPU. Ngoài ra, bạn sẽ thấy trên khe cắm hoặc trên góc nắp nhựa có hình mũi tên nhỏ. Bạn hãy hướng mũi tên ở góc CPU theo chiều của mũi tên này và đặt CPU lên trên khe cắm. Sau đó, bạn kéo chốt kim loại xuống và đẩy về chỗ cũ là được.

Hưỡng dẫn lắp CPU

Bước 2: Lắp ráp SSD.

Khi lắp ráp SSD, bạn cần tìm khe cắm M2 ở trên bo mạch chủ. Đó là khe nhỏ nằm ngang và có ví nhỏ. Còn nếu vẫn không tìm thấy khe cắm M2, bạn có thể xem sổ tay hướng dẫn sử dụng.

Việc cần làm là tháo vít nhỏ ra và nhẹ nhàng gắn SSD vào khe cắm. SSD gắn vào tạo một góc 35 độ với bo mạch chủ là được. Sau đó, bạn ấn SSD xuống và vặn vít lại để cố định.

Hướng dẫn lắp ổ SSD

Bước 3: Lắp ráp hệ thống tản nhiệt.

Bạn nên xem sổ tay hướng dẫn khi lắp ráp hệ thống tản nhiệt vì chúng có rất nhiều loại. Một vài loại sẽ cần giá lắp mà bo mạch chủ có thể đã có sẵn giá lắp. Một số loại hệ thống tản nhiệt đã được bôi sẵn keo tản nhiệt vào vật liệu dẫn nhiệt. Đối với loại chưa được bôi sẵn thì bạn cần bôi keo tản nhiệt vào chính giữa CPU rồi mới đặt bộ tản nhiệt lên CPU.

Cách lắp ráp hệ thống tản nhiệt

Bước 4: Lắp ráp bộ nhớ RAM.

Trước khi tiến hành lắp RAM vào, bạn cần xem bo mạch chủ có bao nhiêu khe RAM, thông thường là 2 khe hoặc 4 khe. Nếu muốn lắp kín tất cả các khe RAM thi bạn cần cắm RAM chặt vào tất cả các khe. Còn nếu không lắp kín thì bạn cần xem sổ tay hướng dẫn để biết chính xác khe RAM nào cần lắp.

Hướng dẫn vị trí lắp Ram máy

Bước 5: Gắn nguồn điện.

Bạn cần xác định hướng đặt PSU đúng. Hướng đặt lý tưởng nhất là hướng ra ngoài thùng máy. Còn nếu thùng máy có lỗ thông khí dưới đáy thì nên đặt PSU ở hướng ngược lại để thông khí khi máy tính tắt.

Bạn dùng bốn vít đi kèm để gắn PSU vào thùng máy. Bạn cần chạy cáp kèm trong thùng máy đến vị trí cần điện nếu sử dụng nguồn điện không mô đun hoặc bán mô đun.

Ngắt nguồn điện trong quá trình lắp máy

Bước 6: Lắp ráp bo mạch chủ.

Khi lắp bo mạch chủ, bạn cần gắn miếng chắn vào đúng vị trí và đảm bảo hướng gắn đúng. Bạn cũng cần kiểm tra lại xem tất cả các cáp đã đi đúng hay chưa trước khi lắp bo mạch chủ.

Tiếp đến, bạn tiến hành gắn bo mạch chủ, thường sẽ có 9 vít. Sau khi đã gắn xong, bạn nối nguồn điện với bo mạch chủ.

Lắp bo mạch vào máy

Bước 7: Lắp ráp GPU.

Trước khi lắp GPU, bạn cần tìm được khe PCie* x16 trên bo mạch chủ. Bạn cần xem sổ tay hướng dẫn để biết được khe nào ưu tiên hơn. Còn nếu không yêu cầu ưu tiên, bạn có thể xác định dựa theo vị trí lắp các linh kiện khác, miễn tạo khoảng thông thoáng cho GPU là được.

Lắp ráp GPU vô máy tính

GPU cần được gắn cẩn thận vào giá treo phía sau và khe cắm, tiếp đến là đẩy vào khe PCie* x16. Thanh PCie* x16 trên bo mạch chủ lúc này sẽ có thể di chuyển vào vị trí cố định mà bạn cần gắn GPU. Sau khi đã gắn xong, bạn cần vít chặt lại GPU với phần sau của thùng máy. Ngoài ra, nếu GPU cần thêm cổng nối điện thì bạn có thể kết nối cổng này với nguồn điện.

Cách lấy GPU ra

Bước 8: Lắp ráp bộ lưu trữ.

Thông thường, bộ lưu trữ có 2 kích thước là 2.5 inch và 3.5 inch. Để kéo khay ra ngoài, bạn cần mở khóa hoặc lẫy. Khi đặt ổ đĩa vào khay và khay được đặt lại đúng chỗ vào khoang thì sẽ có tiếng tách.

Còn nếu không có khoang thì sẽ có giá kim loại với khía mỏng hoặc lỗ ở trên, đối với loại này, bạn cần gắn ổ đĩa vào giữa giá kim loại vè cạnh bên thùng máy. Sau khi gắn xong, bạn cần dùng cáp SATA nối chúng với bo mạch chủ vào nguồn điện.

Hướng dẫn vị trí lắp bộ lưu trữ

Bước 9: Cài đặt hệ điều hành.

Ở bước cuối cùng, bạn cần tải hệ điều hành muốn cài đặt về ổ đĩa flash. Sau đó, bạn cắm ổ đĩa flash, chuột và màn hình rồi khởi động máy tính.

Khi màn hình bật lên sẽ yêu cầu bạn thiết lập BIOS, hãy xem trong BIOS thông tin về hệ thống máy của bạn để xem hệ thống đã ghi nhận tất cả linh kiện mà bạn đã lắp hay chưa. Tiếp đến, vào BIOS và tìm trang Boot để thay đổi thứ tự khởi động. Bạn có thể chọn khởi động đĩa flash đầu tiên và chọn ổ đĩa mà bạn muốn cài hệ điều hành vào.

Cập nhập hệ điều hành cho máy sau khi hoàn thành

Cuối cùng, bạn khởi động lại máy tính và làm theo hướng dẫn cho đến lúc hoàn tất cài đặt là được.

Hướng dẫn lắp đặt máy tính của MSI:

4. Một số cấu hình PC chơi game phân khúc 5 triệu

Cấu hình 1 

Mainboard GIGABYTE B75M D3V – giá 900.000 đồngCPU: i5 2400 Intel - giá 1.500.000 đồngRam 4gb Gskill DDR3 bus 1600 cũ - giá 400.000 đồngCard gtx 750 - giá 1.300.000 đồng

Vỏ case xịn - giá 500.000 đồng

==> Tổng chi phí: 4.600.000 đồng

Cấu hình 2

Main h61gb – giá 600.000 đồngCPU G2020 [CPU G2020 2.90 GHz] Tray - giá 350.000 đồngCard gtx 650 giá 700.000 đồngHDD 500gb Western Digital Blue 500GB - giá 998.000 đồng

Vỏ case xịn giá 500.000 đồng

==> Tổng chi phí: 3.148.000 đồng

Cấu hình 3

MainBoard ASUS H61 Mx 2.0 – giá 750.000 đồngCPU Intel Core i3 3220 Cũ - giá 430.000 đồngRAM Desktop Kingston 4GB DDR3 1600Mhz - giá 350.000 đồngỔ cứng HDD 250GB Sata 3 Western blue Rnew - giá 270.000 đồngVỏ Case Xigmatek Nyx - giá 490.000 đồngNguồn Máy Tính 400W Acbel Psu Hk - giá 350.000 đồng

Card màn hình GTX 750Ti GIGABYTE 2Gb Ddr5 - giá 2.050.000 đồng

==> Tổng chi phí: 5.310.000 đồng

5. Gợi ý build cấu hình PC phân khúc 8 triệu

Cấu hình 1

  • Mainboard ASUS H510 MK
  • CPU Intel Core i3-10105F [3.7GHz turbo up to 4.4Ghz, 4 nhân 8 luồng]
  • Ram Desktop Team Vulcan 8G DDR4 Bus 3200Mhz
  • Ổ Cứng Ssd VSP 120GB Q860
  • Vỏ Case Gaming KA210
  • Nguồn Máy Tính Segotep 500W
  • Fan led VsP 306 -Số lượng 3
  • Card màn hình Asus GT730 2GB D5

==> Tổng chi phí: 8.140.000 đồng

Cấu hình 2

  • Mainboard Msi A320 Pro
  • CPU Amd Ryzen 3 3200G [3.6GHz Up to 4.0GHz, AM4, 4 Cores 4 Threads]
  • RAM Desktop Gskill 2x4GB DDR4 2666Mhz DDR4
  • Ổ Cứng Ssd Adata 120Gb Sata 3 2.5 Inch[SU650Sata3120G]
  • Vỏ Case Segotep PRIME H [Cái]
  • Nguồn Máy Tính Segotep 500W Psu Sg Q7

==> Tổng chi phí: 7.725.000 đồng

Tham khảo thêm các cấu hình PC chơi game dưới 10 triệu đồng

Trên đây là hướng dẫn build PC đơn giản và nhanh chóng dành cho người mới. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể tự mình xây dựng máy tính chơi game đơn giản để thỏa thích tham gia chơi mọi tựa game mà mình muốn. Nếu có thắc mắc liên quan tới việc ráp máy tính chơi game, hay máy tính nói chung bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, để mua được linh kiện build PC chất lượng, giá tốt nên tìm đến Tin Học Anh Phát.

>> Xem thêm nội dung liên quan: Một vài đề xuất về PC 15 triệu chơi game tại Tin Học Anh Phát!

Video liên quan

Chủ Đề