Cách sử dụng hà thủ ô tươi

Hà thủ ô đỏ đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu với rất nhiều công dụng. Theo đông y, hà thủ ô đỏ được sử dụng như một vị thuốc với công dụng trị tóc bạc sớm và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách dùng hà thủ ô để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng hà thủ ô đỏ trong bài viết dưới đây nhé!

Theo y học cổ truyền, râu tóc, thận là 3 bộ phận có quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Một bộ phận bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận còn lại. Tóc là phần thừa của huyết. Chính vì vậy nếu không đủ dưỡng chất sẽ gây thận yếu, dẫn đến tình trạng bị rụng tóc hoặc tóc bạc sớm. Hà thủ ô là một trong những dược liệu quý tác dụng bồi bổ can thận. Giúp khí huyết lưu sử dụng hà thủ ô đỏ đúng cách sẽ làm cho tóc thêm đen mượt và óng ả hơn.

Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA TAM THẤT KHÔ VÀ NHỮNG BÀI THUỐC TUYỆT VỜI TỪ TAM THẤT KHÔ

Cách dùng hà thủ ô đỏ tốt nhất:

Hà thủ ô đỏ sau khi đã sơ chế sạch, đem đi phơi khô. Sau  nghiền thành bột để pha trà là hiệu quả nhất. Khi uống nếu thấy chát có thể cho thêm chút đường và sử dụng. 

Liều lượng sử dụng, 30 - 50 gram hà thủ ô đỏ đã sơ chế sắc uống nước hàng ngày [có thể cho thêm đậu đen].  cách dùng hà thủ ô đỏ ở dạng sắc nước uống thì phải sắc liên tục từ 2-4 giờ như vậy thì các tinh chất trong hà thủ ô mới được phôi ra hết và đạt được hiệu quả tối đa.

Một cách sử dụng khác bạn có thể dùng 1 kg hà thủ đô đỏ ngâm với 3-5 lít rượu + thêm một chút đường phèn cho dễ uống 

=> Nhưng tốt nhất vẫn là sử dụng dưới dạng xay bột để pha uống trà, mỗi lần sử dụng 2 muỗng cà phê pha nước nước ấm một lượng vụ đủ, ngày sử dụng 2 lần.

=> Xem thêm: Tác dụng của hà thủ ô đỏ - Bí quyết sống khỏe mỗi ngày

Liều lượng trong cách dùng hà thủ ô đỏ hàng ngày

 Tùy từng trường hợp khác nhau mà có các cách dùng hà thủ ô đỏ khác nhau, một chú ý nhỏ là không nên sử dụng hà thủ ô tươi vì nó dễ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dễ gây tăng men gan, giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón...

+/ Trường hợp bị rụng tóc hoặc tóc bạc sớm: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2- 4 gram hà thủ ô đỏ. Sử dụng liên tục từ 2- 3 tháng sẽ đạt hiệu quả. 

+/ Tình trạng thiếu máu, mất ngủ, cơ thể bị suy nhược, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi: Mỗi ngày sử dụng 4-6 gram hà thủ ô đỏ. Uống đều liên tục từ 7- 1 ngày tình trạng stress, phục hồi cơ thể nhanh chóng. 

+/ Sinh lý kém, thể lực giảm sút: Ngày sử dụng từ 4 - 6 gram hà thủ ô đỏ. Sử dụng 15-20 ngày

+/ Người rối loạn tiền đình, người bị cao huyết áp, mỡ máu: Ngày sử dụng từ 2- 3 gram.

+/  Cách dùng hà thủ ô đỏ cho những người bị táo bón, sa búi trĩ: sử dụng 15gram hà thủ ô đỏ và kết hợp với Vừng Đenđương quy [   tình trạng chảy máu sẽ thuyên giảm ngay sau 5- 7 ngày chữa trị]

Bên trên là hướng dẫn chi tiết cách dùng hà thủ ô đỏ và liều lượng dùng của nó.

Tham khảo thêm về hà thủ ô trắng: //nongsandungha.com/thuc-pham/ha-thu-o-trang

Nông sản Dũng Hà

Hotline: 1900986865

ĐC chính : 11 Kim Đồng, p.Giáp Bát, quận Hoàng Mai.

Chi Nhánh: Số nhà A11 Ngõ 100, Đường Trung Kính, P.Yên Hòa, Quận Cầu Giấy.

Chi Nhánh: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [gần 252 Trung Mỹ Tây 13]

Từ lâu, Hà thủ ô đỏ nổi tiếng là vị thuốc quý giúp nhuận da đen tóc. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác. Vậy nó có đặc điểm gì, có công dụng nào và cách dùng ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn có những cái nhìn rõ hơn về vị thuốc này.

1. Đặc điểm của Hà thủ ô

1.1. Mô tả cây

Hà thủ ô đỏ [Radix Fallopiae multiflorae] là rễ củ phơi hay sấy khô, thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Là cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân dài tới 5 – 7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn.

1.2. Nơi sống và thu hái

Hà thủ ô đỏ là loại cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất là loại đất ở chân núi đá hoặc đất vùng trung du, đất đỏ bazan cũng phát triển rất tốt.

Lưu ý: phải chế trước khi sử dụng.

Hà thủ ô chế

2. Tại sao phải chế Hà thủ ô?

Hà thủ ô dạng sống có hàm lượng Athranoid [có tác dụng nhuận tràng], cao gấp nhiều lần so với dạng chế, khi dùng sẽ gây đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra, củ sống còn chứa hàm lượng Tanin cao, nếu dùng không đúng cách, uống hằng ngày có thể gây mệt mỏi, tăng men gan, bí tiểu…

Chế củ hà thủ ô để giảm các tính chất không mong muốn này, mặt khác để tăng cường tính bổ dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng. 

3. Tác dụng dược lí

3.1. Theo Y học cổ truyền

Hà thủ ô [chế] có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình hơi ôn. Dùng làm thuốc bổ can thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra huyết, ung nhọt, thần kinh suy nhược.

Trong khi đó, Hà thủ sống lại có tính nhuận tràng thông tiện nhiều.

3.2. Theo Y học hiện đại

Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết Hà thủ ô chứa các dược chất có:

  • Tổng hợp melanin [sắc tố có liên quan đến màu sắc da, tóc], định hướng phát triển thuốc điều trị chứng tóc bạc sớm.
  • Giảm Cholesterol và Triglycerid toàn phần trong khi vẫn duy trì hàm lượng HDL – cholesterol có lợi, làm giảm xơ cứng động mạch, tăng cường chức năng miễn dịch mạnh và tăng tạo hồng cầu.
  • Giảm nguy cơ nhồi máu não.
  • Có tác dụng bảo vệ các sợi thần kinh cholinergic, có lợi cho bệnh nhân Parkinson.
  • Nhuận tràng: chứa dẫn xuất làm tăng nhu động ruột. Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng hơn Hà thủ ô chín.
  • Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus: Thuốc được nghiên cứu có thể ức chế trực khuẩn lao ở người và ức chế virus SARS.

4. Bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Chữa tóc bạc sớm, khô, dễ rụng; hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối đau mỏi, khô khát táo bón

Dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.

4.2. Xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con

Dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.

4.3. Chữa đái dắt buốt, đái ra máu

Dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.

4.4. Điều kinh bổ huyết

Hà thủ ô [rễ, lá] 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2 kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Bạn cũng có thể đọc thêm về bài viết Ích mẫu: Thần dược cho phái nữ và Trinh nữ hoàng cung: Thực hư về tác dụng kháng u.

Tóc bạc sớm ở người trẻ

5. Liều dùng và chú ý

  • Liều thường dùng 9 – 12g. Đối với người có huyết áp thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Hà thủ ô đỏ. Cũng như nhiều vị thuốc khác, trước khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về thảo dược. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích. YouMed luôn đồng hành cùng bạn.

Video liên quan

Chủ Đề