Cách sử dụng thuốc smecta cho trẻ em

Xem ảnh hướng dẫn sử dụng

Thành phần:

Hoạt chất:

Diosmectit 3 g

Tá dược: Glucose monohydrat, natri saccharin, hương dâu*.

*Thành phần hương dâu: maltodextrin, propylen glycol, gôm arabic, chất tạo mùi tổng hợp và tự nhiên.

Thành phân tá dược có tác dụng dược lý: Glucose.

Công dụng:

Điều trị các triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em, trẻ nhũ nhi, kết hợp với việc bù nước đường uống. Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn.

Điều trị các triệu chứng tiêu chảy mạn tính.

Điều trị triệu chứng các chứng đau liên quan đến rối loạn thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột.

Liều dùng:

Điều trị tiêu chảy cấp:

Trẻ em và nhũ nhi:

- Dưới một tuổi: 2 gói/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó 1 gói/ngày.

- Một tuổi trở lên: 4 gói/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó 2 gói/ngày.

Người lớn:

- Trung bình 3 gói/ngày.

- Trên thực tế, liều hằng ngày có thể tăng gấp đôi trong những ngày đầu điều trị.

Trong các bệnh khác:

Trẻ em và nhũ nhi:

- Dưới một tuổi: 1 gói/ngày.

- Từ một tuổi đến hai tuổi: 1 - 2 gói / ngày.

- Trên hai tuổi: 2 - 3 gói/ngày.

Người lớn:

- Trung bình 3 gói/ngày.

Cách sử dụng:

Dùng đường uống. Khối lượng thuốc trong gói phải được pha thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng. Nên dùng sau bữa ăn trong viêm thực quản. Giữa các bữa ăn trong các chỉ định khác.

Trẻ em và nhũ nhi:

Thuốc có thể pha với 50 ml nước trong một chai dùng trong ngày, hoặc trộn đều vào thức ăn lỏng hay sệt như nước dùng/súp, mứt quả, thức ăn xay nhuyễn, thức ăn cho trẻ em...

Người lớn:

Thuốc có thể pha với nửa ly nước.

Không sử dụng trong trường hợp sau [Chống chỉ định]

Dị ứng với diosmectit hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng [Cảnh báo và thận trọng]

Diosmectit phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử táo bón mạn tính nặng.

Ở trẻ em, tiêu chảy cấp phải được điều trị phối hợp với việc dùng sớm dung dịch bù nước đường uống [ORS] nhằm tránh mất nước, ở người lớn, điều trị không được bỏ qua việc bù nước nếu điều này là cần thiết.

Lượng dịch cần bù, bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, phải được điều chỉnh phù hợp với mức độ tiêu chảy, tuổi và đặc điểm của bệnh nhân.

Bệnh nhân nên được thông báo về việc cần thiết phải:

- Uống nhiều dịch mặn hoặc ngọt, để bồi hoàn lượng dịch mất do tiêu chảy [nhu cầu lượng dịch trung bình hàng ngày ở người lớn là 2 lít].

- Khi bị tiêu chảy duy trì chế độ ăn bình thường:

+ Ngoại trừ một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau sống và trái cây, rau xanh, các món ăn nhiều gia vị, cũng như các loại thực phẩm hoặc thức uống đông lạnh.

+ Món ăn thích hợp là thịt nướng và cơm.

Thuốc có chứa glucose, và không khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân có hội chứng rối loạn hấp thu glucose và galactose.

Tác dụng không mong muốn [Tác dụng phụ]

Những phản ứng bất lợi của thuốc đã được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em và người lớn. Các phản ứng bất lợi này thường nhẹ và thoáng qua và chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa.

Tần suất của phản ứng bất lợi được phân loại như sau: thường gặp [≥ 1/100, < 1/10], không thường gặp [≥ 1/1000, ≤ 1/100].

Rối loạn dạ dày - ruột:

Thường gặp: táo bón, thường được giải quyết bằng cách giảm liều, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp có thể cần ngưng điều trị.

Không thường gặp: đầy hơi, nôn.

Trong suốt quá trình thuốc lưu hành trên thị trường, một số trường hợp phản ứng quá mẫn [tần suất không rõ] được báo cáo, bao gồm mày đay, phát ban, ngứa và phù mạch.

Có vài trường hợp táo bón tiến triển cũng được ghi nhận.

Tương tác với các thuốc khác

Đặc tính hấp phụ của SMECTA HƯƠNG DÂU có thể tác động vào tốc độ và/hoặc mức độ hấp thu các chất khác, vì vậy khuyến cáo không nên dùng cùng lúc với các thuốc khác.

Bảo quản

Nhiệt độ không quá 30°C.

Lái xe

Không có tác động.

Thai kỳ

Không có dữ liệu xác đáng hiện có về việc sinh quái thai trên động vật của thuốc này.

Cho đến nay, không thấy có những tác động gây dị tật hoặc độc cho bào thai được ghi nhận trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có sự thẹo dõi đầy đủ ở phụ nữ có thai phơi nhiễm với SMECTA HƯƠNG DÂU để loại trừ bất kỳ rủi ro nào.

Do đặc tính không bị hấp thu của SMECTA HƯƠNG DÂU nên có thể cân nhắc sử dụng trong quá trình mang thai nếu thực sự cần thiết.

Đóng gói

Hộp 12 gói bột pha hỗn dịch uống.

Hạn dùng

3 năm kể từ ngày sản xuất.

Quá liều

Quá liều có thể dẫn đến táo bón nặng hoặc dị vật dạ dày.

Hỏi ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ của bạn khi dùng quá liều.

Dược lực học

Phân nhóm điều trị dược lý: CHẤT HẤP PHỤ ĐƯỜNG RUỘT KHÁC

ATC code: A07BC05 [A: Đường tiêu hóa và chuyển hóa].

Diosmectit là một silicate kép của nhôm và magnesi.

Do cấu trúc từng lớp với độ nhầy cao, diosmectit có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Diosmectit tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của chất nhày niêm mạc trong việc đáp ứng với các yếu tố tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên diosmectit bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Diosmectit không cản quang, không nhuộm màu phân và với liều lượng thông dụng, diosmectit không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.

Kết quả phân tích gộp của 2 nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi, so sánh hiệu quả của diosmectit với giả dược trên 602 bệnh nhân từ 1 -36 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp cho thấy lượng phân trong 72 giờ đầu giảm đáng kể ở nhóm điều trị bằng diosmectit cùng với bù nước đường uống.

Dược động học

Do cấu trúc của diosmectit, thuốc không bị hấp thu hay chuyển hóa.

Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 09 / 2019

Smecta chỉ định điều trị tiêu chảy và các chứng đau thực quản, dạ dày và ruột. Thuốc dùng được cho trẻ từ dưới một tuổi.

Khi bị tiêu chảy cấp, sử dụng Smecta [diosmectite] cho trẻ sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ, qua đó giảm thời gian trẻ phải nằm viện và chi phí phát sinh trong quá trình điều trị.

Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” [chuyên môn gọi là “có dấu hiệu mất nước”]. Khi cơ thể “cạn nước” sẽ hoạt động yếu dần và nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài dễ đưa đến rối loạn chất điện giải, kém hấp thu và suy dinh dưỡng ở trẻ, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn giảng viên bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP HCM, thư ký hội tiêu hóa nhi Việt Nam, đưa ra 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em gồm:

Uống nhiều hơn bình thường: đây là nguyên tắc quan trọng, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn và lâu hơn. Cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước [ORS] sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội…

Tiếp tục cho ăn: Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên và lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hằng ngày nên được tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Không nên nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy, nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm: các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống 10-14 ngày. Kẽm góp phần giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Cần đưa trẻ trở lại cơ sở y tế nếu có một trong các dấu hiệu như không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước, trong phân có máu, bệnh diễn tiến không khá hơn sau 2 ngày điều trị.

Tuy nhiên để trẻ giảm nguy cơ tiêu chảy, cần thực hiện tốt các điểm sau: nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời; cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất [đạm, béo, đường, hoa quả,…]; sử dụng nước sạch; ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách; rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi cho trẻ ăn; rửa tay kỹ sau khi đi tiêu hoặc sau khi dọn phân cho trẻ; rửa tay sạch và đúng cách bằng xà phòng với nhiều nước; sử dụng nhà vệ sinh và xử lý phân an toàn.

Cách dùng Smecta

Đối với trẻ em dưới một tuổi: 1 gói một ngày. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi dùng 1-2 gói một ngày. Trên 2 tuổi dùng 2-3 gói một ngày. Thuốc có thể hòa trong bình nước 50 ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày hay trộn đều vào thức ăn sệt: bột, trái cây hầm nhừ, rau nghiền, thức ăn của trẻ em.

Người lớn: Trung bình 3 gói mỗi ngày, mỗi gói hòa trong nửa ly nước và uống. Trong tiêu chảy cấp tính, liều dùng hằng ngày có thể tăng gấp đôi so với khi khởi đầu điều trị.

[Nguồn: Ipsen Pharma]

Video liên quan

Chủ Đề