Cách tập cho bé 2 tuổi đánh răng

Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi đúng cách là mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh đúng cách 2 lần/ngày. Tránh ăn thức ăn không tốt cho răng, bú đêm, và bú bình. Đến 2 tuổi rưỡi, hầu như tất cả các bé đều đã mọc đầy đủ răng sữa 20 cái bao gồm cả răng hàm [mọc lúc bé được 20-30 tháng tuổi]. Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc khi bé được 6-7 tuổi, tuy nhiên tuỳ vào sự phát triển của từng bé mà việc thay răng này có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn.

Vai trò của răng sữa là rất quan trọng

Như các bạn đã biết, sâu răng là vấn đề răng miệng số 1 ở trẻ nhỏ. Cứ 10 bé 2 tuổi thì có 1 bé bị sâu răng. Ở trẻ 3 tuổi, tỷ lệ này là 28% và tăng lên 50% đối với trẻ 5 tuổi. Nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan về việc chăm sóc răng miệng của trẻ và cho rằng trẻ con bị sâu răng không phải là vấn đề lớn vì trước sau gì răng sữa của bé cũng sẽ được thay mới. Tuy nhiên, sự thật là sâu răng sữa có những tác động tiêu cực lâu dài và gây ra nhiều vấn đề răng miệng cho bé trong tương lai hơn. Vậy vai trò quan trọng này là gì:

  • Răng sữa giúp bé nhai thức ăn, kích thích sự phát triển của xương hàm, sọ mặt.
  • Răng sữa giúp bé hình thành nên khung răng vĩnh viễn sau này.
  • Ngoài chức năng thẩm mĩ, răng sữa đóng vai trò trong việc phát âm một số âm mà cần có sự hỗ trợ giữa răng và lưỡi, môi.

Cách đánh răng cho trẻ 2 tuổi

Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi 

Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi tốt nhất là dạy bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày. Nhưng vì lúc này bé vẫn còn nhỏ nên chưa thể ghi nhớ hay tự mình đánh răng cho tới khi 6-7 tuổi. Do đó, bạn hãy giám sát và giúp bé đánh răng để loại bỏ những mảng bám – nguyên nhân gây sâu răng. Đồng thời, hãy chú ý đến những đốm trắng hoặc nâu trên răng bé [nếu có] vì đó có thể là dấu hiệu sớm của sâu răng.

Cách vệ sinh răng miệng cho bé trên 2 tuổi

Nếu các bé đã được tập đánh răng với nước hoặc thuốc đánh răng từ 1 tuổi, hãy tiếp tục tập cho bé đánh răng với 1 lượng kem đánh răng không chứa flour nhỏ bằng hạt đậu cho đến khi bé được 3 tuổi. Nếu bé không thích vị của loại kem đánh răng này hãy thử dùng những loại có vị trái cây cho trẻ em hoặc nước lọc. Việc dạy bé không nuốt kem đánh răng và nước súc miệng từ trước đến lúc này có thể đã phát huy hiệu quả. Có nhiều mẹ khá sáng tạo còn bày cho bé, con làm con voi phun nước phì phì cho mẹ xem nào, mẹ phun nước, con phun nước, bé sẽ rất hứng khởi làm theo mẹ cho mà xem.

Khá nhiều bé trên 2 tuổi biết nhổ nước súc miệng và kem đánh răng thừa rất tài rồi đó. Có thể bạn đã được nghe đủ mọi lời khuyên về các thao tác đánh răng như là đánh lên xuống hay ngang trái phải hoặc xoay vòng. Việc chải răng xoay vòng ở bề mặt răng và chỗ tiếp giáp giữa răng và lợi là rất tuyệt nhưng với bé sẽ hơi khó để làm được y hệt. Với các bé, thao tác thế nào không quan trọng, vấn đề ở đây là chải sạch răng một cách toàn diện.

Nhiều bé sẽ chỉ chải phần mặt trước của răng và bạn phải giải thích cho bé hiểu làm thế nào để răng miệng được sạch nhất. Ví dụ, bạn có thể cùng bé chơi trò “Đi tìm những chiếc răng ẩn nấp” để bé chịu đánh răng ở những chỗ khuất hơn. Và tất nhiên, mẹ có thể giúp bé
đánh nốt những chỗ còn sót. Một số bé rất hợp tác với mẹ, có bé lại kiên quyết phản đối nên tuỳ từng bé, mẹ cứ vừa theo dõi vừa bày ra bài hát hay trò chơi để bé cho mẹ giúp mình truy tìm và đánh những cái răng xinh nữa nhé!

Bên cạnh cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi mỗi ngày, chế độ ăn của bé cũng nên tuân thủ theo những lời khuyên của nha sĩ. Đồ ngọt là kẻ thù số 1 của răng, càng ăn ít đồ ngọt thì bé càng ít bị sâu răng. Những thức ăn vặt như là: kẹo caramel, kẹo bơ cứng, kẹo dẻo, đặc biệt là trái cây sấy. Khi bé ăn, chất ngọt trong đó sẽ bám chặt vào răng, lâu dần sẽ gây sâu. Các bé ở tuổi này đã uống bằng cốc rất tốt nên các mẹ cũng để ý không cho con bú đêm hay bú bình nữa, rất dễ bị sâu răng. Nếu bé có thói quen bú một bình sữa to rồi mới chịu ngủ, mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước sau khi uống sữa để rửa miệng trong khi dần tập cho bé bỏ bú bình để đi ngủ.

Bây giờ bé đã có hiểu biết nhất định nên cũng là lúc cha mẹ đưa bé đến gặp nha sĩ thường xuyên hơn. Trong khi các bé sống ở Châu Âu đi khám răng rất sớm từ 2 tuổi thì các bé ở Việt Nam thường được bác sĩ khuyên đi khám từ lúc 3 tuổi. Khi được 3 tuổi, bé sẽ hiểu những gì bác sĩ nói, bác sĩ sẽ dễ giải thích và nói chuyện với bé để kết thân, tạo điều kiện cho những lần đi khám sau này hơn.

Trong những đợt khám sức khoẻ định kì từ nay về sau, ngoài bác sĩ đa khoa, bác sĩ nha khoa cũng sẽ trở thành người bạn thường xuyên bé nên gặp gỡ để phát hiện sớm những vấn đề cả về sức khỏe và răng miệng.

>>> Xem thêm: “Mách mẹ kinh nghiệm chọn kem đánh răng cho bé 2 tuổi an toàn“.

Không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc đánh răng hàng ngày. Dưới đây là 6 "tuyệt chiêu" khiến bé thích đánh răng mà bố mẹ có thể áp dụng.

1. Tạo thói quen cho trẻ Bố mẹ nên áp dụng biện pháp chải răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ để việc bé tự đánh răng sẽ dễ dàng hơn:

– Trước thời điểm bé mọc răng: Sử dụng vải hoặc gạc sạch chà nướu cho bé ngay sau khi ăn. Việc làm này giúp bé thích nghi với việc nướu bị kích thích giống như khi đánh răng sau này


– Khi trẻ đã mọc răng: thường khi bé đã có từ 5-8 răng, bố mẹ có thể dùng bàn chải nhỏ, lông mềm chà nhẹ lên phần nướu răng cho trẻ hàng ngày sau khi ăn. Lúc này bé đã quen với các kích thích về nướu nên sẽ dễ dàng hơn với bố mẹ trong việc làm sạch răng miệng cho bé


– Trẻ từ 3 tuổi: Sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để làm sạch răng cho trẻ.  Nhắc trẻ đánh răng hàng ngày và vào thời điểm cố định. Ví dụ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nhắc khéo cho trẻ nhớ nếu trẻ mải chơi.

2. Sử dụng bàn chải đánh răng có hình thù ngộ nghĩnh – Tại sao lại không cho bé dùng bàn chải đánh răng có hình búp bê ở cán bàn chải, hay ô tô, thậm chí quả bóng, để bé có hứng thú hơn trong việc đánh răng

– Một điều quan trọng nữa bố mẹ nên nhớ là nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm để tránh làm đau trẻ, khiến trẻ trở nên sợ hãi và không thích đánh răng nữa

3. Tạo hứng thú cho trẻ – Để tạo cho bé thói quen đánh răng đúng giờ, ngoài việc nhắc nhở, bố mẹ cũng nên dành thời gian đánh răng cùng bé. Làm cùng nhau là cách bố mẹ giúp bé đánh răng đúng cách, vừa có thể trò chuyện, đùa vui trong lúc đánh răng, giúp bé cảm thấy thích thú

– Ngoài ra mẹ có thể dạy bé vừa đánh răng vừa hát : “Răng này ăn bánh, răng này ăn kẹo, răng này ăn cơm, răng này ăn cháo”… nghĩa là liệt kê hết những thứ mà con đã ăn trong ngày, nếu ít quá thì thêm: “Đánh cho con sâu ở trong này ra, đánh cho cái chân của nó không chui vào đây này”… Cứ thế, bé đánh răng kỹ và rất hứng thú, sau 1-2 lần chẳng cần nhờ đến mẹ nữa.

4.Tìm hiểu vấn đề sức khỏe hay tâm lý nếu trẻ lười đánh răng
– Trẻ lơ là việc đánh răng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó dễ nhận thấy nhất là các vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Ví dụ trẻ bị nhiệt, răng trẻ đau, sưng lợi, chảy máu khi đánh răng… khiến trẻ sợ hãi. Buồn chán, cáu giận cũng làm giảm nhu cầu và hứng thú đánh răng của trẻ. Do vậy, khi thấy trẻ không muốn tham gia đánh răng cùng bạn, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả

5. Kiên nhẫn với trẻ – Không bắt ép trẻ trong giai đoạn đầu mà chỉ nên khuyến khích và làm gương cho bé học theo – Cố gắng tạo thói quen đánh răng cho trẻ theo cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ có ý chống đối, phản ứng mạnh như khóc lóc, vùng vẫy thì nên dừng lại và thực hiện theo cách khác như cho bé xem phim, các đoạn clip về việc đánh răng, hay rủ một bé lớn hơn đến đánh răng cùng bé mỗi buổi sáng, sau đó bố mẹ làm cùng bé vào mỗi tối…

– Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.

6. Chọn loại kem đánh răng trẻ yêu thích
– Khi bé mới tập đánh răng, bố mẹ có thể cho bé đánh răng với 1 chút nước ấm hay muối nhạt, sau đó cho bé làm quen dần với kem đánh răng. Các loại kem đánh răng dành cho trẻ rất đa dạng, tuy nhiên, hãy gợi ý cho bé chọn loại kem mà bé yêu thích, để việc đánh răng cũng trở thành niềm yêu thích với bé

Video liên quan

Chủ Đề