Cách tính điểm xét học bạ Học viện Chính sách và Phát triển

Mùa tuyển sinh sắp tới, Học viện Chính sách và Phát triển gia tăng phương thức xét tuyển, giúp thí sinh có nhiều lựa chọn hơn khi tham gia xét tuyển vào trường.

Học viện Chính sách và Phát triển gia tăng phương thức xét tuyển

Xem thêm: Điêm chuẩn Học Viện Chính Sách và Phát Triển

Tổng số chỉ tiêu xét tuyển năm 2022 của Học viện Chính sách và Phát triển là 1.550 sinh viên. Trong đó các chi tiêu được phân bố cho 4 phương thức tuyển sinh:

Phương thức 1. Xét tuyển thẳng [10% chỉ tiêu]

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Học viện dành cho các đối tượng sau:

[1] Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phổ trở lên [các môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển]

[2] Điểm trung bình chung lớp 12 bậc THPT đạt từ 7,0 trở lên, có chứng chỉ năng lực quốc tế [trong thời hạn 3 năm tính tới ngày xét tuyển]: SAT từ 1000 điểm trở lên, ACT từ 25 điểm trở lên, A-Level từ 70 điểm trở lên.

[3] Điểm trung bình chung lớp 12 bậc THPT đạt từ 7,0 trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [trong thời hạn 2 năm tính tới ngày xét tuyển]: IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương [TOEIC 625; TOEFL: 500; ITP; CBT: 173; iBT: 61,…]

Phương thức 2. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi Đánh giá năng lực [20% chỉ tiêu]

Dành cho các thí sinh có điểm trung bình học tập bậc THPT lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên theo 1 trong 2 hình thức:

– Xét kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội 2022.

– Xét kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội 2022.

Phương thức 3. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT [20% chỉ tiêu]

Dành cho 2 đối tượng:

– Học sinh tại các trường THPT chuyên, điểm trung bình chung học tập năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

– Tổng điểm trung bình cộng học tập năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lý Nhà nước đạt từ 7,0 trở lên.

Phương thức 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2022 [50% chỉ tiêu]

Chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành như sau:

STT Ngành Mã ngành Chỉ tiêu
1 Kinh tế 7310101 270
2 Tài chính – Ngân hàng 7340201 150
3 Quản lý nhà nước 7310205 70
4 Kinh tế quốc tế 7310106 270
5 Quản trị kinh doanh 7340101 270
6 Kinh tế phát triển 7310105 100
7 Luật Kinh tế 7380107 100
8 Kế toán 7340301 100
9 Kinh tế số 7310112 100
10 Ngôn ngữ Anh [Dự kiến tuyển sinh năm 2022] 7220201 100
Tổng chỉ tiêu 1550

Các tổ hợp xét tuyển gồm: A00, A01, C00, C01, C02, D01, D07, D09

Ngoài ra, trường tuyển sinh ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng chương trình chất lượng cao với 150 chỉ tiêu.

[Theo Học viện Chính sách và Phát triển]

  • Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển
  • Tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development [APD]
  • Mã trường: HCP
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu giấy, Hà Nội
  • SĐT: 043.7473.186
  • Website: //apd.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/tvtsapd/

1. Thời gian xét tuyển

  • Xét tuyển theo kỳ thi THPT: theo lịch trình chung của Bộ GD&ĐT;
  • Xét tuyển theo kết quả học tập THPT: Nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1: từ 01/4 - 30/6/2022.
  • Các đợt sau: Trường sẽ thông báo trên website.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
  • Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạm vi tuyển sinh

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và đề án riêng của trường.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

5. Học phí

  • Học viện thu Học phí theo hình thức tín chỉ, thu theo quy định hiện hành của nhà nước đối với trường đại học công lập. Năm học 2021 – 2022, dự kiến học phí chương trình đại học hệ chuẩn: 300.000 VNĐ/tín chỉ tương đương 9.500.000 VNĐ/năm học, 38.000.000 đồng/khoá học.
  • Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

II. Các ngành tuyển sinh

Ngành/ Chuyên ngành Mã ngành Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển

Kinh tế

- Chuyên ngành Đầu tư- Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công- Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án

- Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh

7310101 270 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế quốc tế

- Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
- Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics

7310106 270 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế phát triển

- Chuyên ngành Kinh tế phát triển
- Chuyên ngành Kế hoạch phát triển

7310105 100 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Quản trị kinh doanh

- Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

- Chuyên ngành Quản trị Marketing

7340101 270 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Tài chính – Ngân hàng

- Chuyên ngành Tài chính- Chuyên ngành Ngân hàng

- Chuyên ngành Thẩm định giá

7340201 150 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Quản lý Nhà nước

- Chuyên ngành Quản lý công

7310205 70 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Luật Kinh tế

- Chuyên ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh

7380107 100 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kế toán

- Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

7340301 100 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế số *

- Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số

7310112 120 A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Ngôn ngữ Anh [Dự kiến mở năm 2022]

7220201 100 D01, A01, D07, D09

Ghi chú: [*] dự kiến tuyển sinh năm 2021.

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và Phát triển:

Ngành

Năm 2019 Năm 2020

Năm 2021
Xét theo KQ thi THPT Đợt 1 [xét điểm trung bình chung học tập 03 học kỳ] Đợt 2 [xét tổng điểm trung bình chung học tập lớp 12 của các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển] Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ THPT [thang điểm 10] Xét theo học bạ THPT [thang điểm 30]

Kinh tế

17,50

20

7,0

22,5

24,95

8,3

24,9

Kinh tế quốc tế

20

22,75

8,2

25,5

25,6

8,5

25,5

Quản trị kinh doanh

19,25

22,50

8,0

25,50

25,25

8,5

25,5

Quản lý nhà nước

17,15

18,25

6,68

20,85

24

7,3

21,9

Tài chính - ngân hàng

19

22,25

7,5

23,5

25,35

8,3

24,9

Kinh tế phát triển

17,20

19

7,0

21,65

24,85

8,0

24,0

Luật kinh tế

17,15

21

7,0

21,25

26

8,2

24,6

Kế toán

20,25

25,05

8,4

25,2

Kinh tế số

24,65

7,8

23,4

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Học viện Chính sách và Phát triển
Sinh viên trường Học viện Chính sách và Phát triển trong giờ học

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Video liên quan

Chủ Đề