Cách tính điện áp hai đầu cuộn thứ cấp

Máy biến thế là gì? Công thức máy biến thế như thế nào? Đây là một kiến thức quan trọng môn Vật Lý. Do vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả kiến thức về máy biến thế, kèm một số bài tập có hướng dẫn giải chi tiết để các bạn hiểu và nhớ công thức dễ nhất.

Xem thêm:

Khái niệm về máy biến thế

Máy biến thế hay còn có tên gọi khác là máy biến áp là thiết bị điện được sử dụng rộng rãi, bao gồm 1 hoặc 2 hay nhiều cuộn dây có đầu vào và đầu ra cùng 1 từ trường. Một máy biến thế thông thường được cấu tạo gồm 2 hay nhiều cuộn dây quấn vào 1 lõi sắt làm từ ferit.

Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì hai đầu cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.

Hình ảnh cấu tạo máy biến thế

Tác dụng của máy biến thế

Máy biến thế thường được sử dụng để thay đổi hiệu diện thế xoay chiều, tăng hoặc hạ thế. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải điện năng.

Ngoài ra, máy biến thế ba dây quấn, ngoài hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp thì còn có dây quấn thứ ba với điện áp trung bình.

Chú ý: Máy biến thế chỉ có thể hoạt động được tốt với dòng điện xoay chiều và không thể hoạt động được với dòng điện một chiều.

Công thức máy biến thế

Công thức máy biến thế bằng tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó.

U1/U2 = n1/n2

Nếu k > 1 [tức là U1 > U2 hay n1 > n2] đây là máy hạ thế

Nếu k < 1 [tức là U12 hay n12] là máy tăng thế

Công thức tính máy biến thế

Bài tập bề máy biến thế có lời giải chi tiết

Bài tập 1: Một máy hạ thế được sử dụng để nạp vào ắc quy. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V, 12V. Nếu số vòng cuộn sơ cấp là 660 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là bao nhiêu?

Lời giải

Áp dụng công thức máy biến thế ta có:

Usc/Utc = nsc/ntc

Ntc = nsc[Utc/Usc]

Số vòng dây cuộn thứ cấp là:

Ntc = 660[12/220] = 36 [vòng]

Đáp số: 36 vòng

Bài tập 2: Một cuộn sơ cấp của máy biến thế có 5500 vòng, cuộn thứ cấp có 325 vòng. Khi đặt nó vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 22V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế bằng bao nhiêu?

Lời giải

Áp dụng công thức ta có:

U1/U2 = n1/n2

Hiệu điện thế của cuộn dây thứ cấp là:

U2 = [U1.n2]/n1 = [325.220]/5500 = 13 [V]

Bài tập 3: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp và vòng dây cuộn thứ cấp lần lượt là 500 vòng và 1000 vòng.Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây sơ cấp là 220V. Hỏi hiệu điên thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?

Lời giải

Áp dụng công thức ta có:

Usc/Utc = nsc/ntc

Ntc = nsc[Utc/Usc]

Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây thứ cấp là:

Utc = [Usc.ntc]/nsc = [220.1000]/500 = 440 [V]

Hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức, công thức về máy biến thế và có thể dễ dàng giải tất cả các bài tập từ cơ bản đến nâng cao về máy biến thế. Nếu như trong thời gian giải bài tập về máy biến thế có gặp khó khăn thì hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giúp giải đáp những thắc mắc đó sớm nhất.

Máy biến áp của tổ máy số 3 thủy điện Sơn La.

1. Máy biến áp là dụng cụ biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không thay đổi tần số.                                                                                              

2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

a. Cấu tạo:

  • Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua mạch.                                                                                                                     
  • Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại. 
  • Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện. 

b. Nguyên tắc hoạt động:

  • Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ thông này là: φ = φ0cosωt 
  • Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là : φ1 = N1φ0cosωt và φ2 = N2φ0cosωt 
  • Cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức 
  • Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

3. Công thức máy biến áp.

  • Gọi N1. N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Gọi U1, U2 là điện áp 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Gọi I1, I2 là cường độ hiệu dụng của dòng điện 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Trong khoảng thời gian Δt vô cùng nhỏ từ thông biến thiên gây ra trong mỗi vòng dây của cả hai cuộn suất điện động bằng:

                             


  • Suất điện động trên một cuộn sơ cấp là:

                            


  • Suất điện động trên cuộn thứ cấp:

                             


  • Tỉ số điện áp 2 đầu cuộn thứ cấp bằng tỉ số vòng dây của 2 cuộn tương ứng

                            


  •  Tỉ số e2/e1 không đổi theo thời gian nên ta có thể thay bằng giá trị hiệu dụng ta được

                          


  • Điện trở thuần của cuộn sơ cấp rất nhỏ nên U1=E1.
  • Mạch thứ cấp hở nên U2=E2 
  • Công thức máy biến áp:

                   

 

• Nếu N2 > N1 => U2 > U1 : gọi là máy tăng áp. 

• Nếu N2 < N1 => U2 < U1 : gọi là máy hạ áp. 

  • Vì hao phí ở máy biến áp rất nhỏ, coi như công suất ở 2 đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp như nhau. 
                  
 
  • Công thứ máy biến áp khi hiệu suất bằng 1:

                                     


4. Truyền tải điện năng đi xa

  • Điện năng sản xuất được truyền tải đến nơi tiêu thụ trên đường dây dẫn dài hàng trăm km. Công suất cần truyền tải:

                                  

 

  • Trong đó : P là công suất cần truyền đi, U là điện áp tại nơi truyền đi, I là cường độ dòng điện trên dây dẫn truyền tải, cosφ là hệ số công suất. 

                                   


  • Công suất hao phí ΔP do hiệu ứng Joule: 

                              

 

  • Công suât tỏa nhiệt trên đường dây khi truyền tải điện năng:

                          

  • Để giảm công suất tỏa nhiệt ΔP: 

                           

 

           Nên để giảm R thì cần phải tăng tiết diện S của dây dẫn: không đạt. 

    • Tăng U: Bằng cách sử dụng máy biến áp, tăng điện áp U trước khi truyền tải đi thì công suất tỏa nhiệt trên đường dây sẽ được hạn chế. Phương án này khả thi hơn vì không tốn kém, và thường được sử dụng trong thực tế. 
  • Công thức tính điện trở của dây dẫn

                               

    • p[Ω.m] là điện trở suất của dây dẫn.
    • ℓ là chiều dài dây.
    • S là tiết diện của dây dẫn. 
  • Công suất tỏa nhiệt là công suất hao phí trên đường dây, phần công suất có ích là:

                             


        Hiệu suất của quá trình truyền tải:

                              


  • Sơ đồ truyền tải điện năng từ A đến B : Tại A sử dụng máy tăng áp để tăng điện áp cần truyền đi. Đến B sử dụng máy hạ áp để làm giảm điện áp xuống phù hợp với nơi cần sử dụng [thường là 220V]. khi đó độ giảm điện áp :

                           

,

    • U2A là điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp của máy tăng áp tại A
    • U1B là điện áp ở đầu vào cuộn sơ cấp của máy biến áp tại B. 
    • Quãng đường truyền tải điện năng là d thì chiều dài dây là ℓ = 2d.

Mô phỏng hoạt động của máy biến áp.


Video liên quan

Chủ Đề