Cách tính liều lượng thuốc tiêm

Kỹ thuật pha thuốc là một trong những kỹ thuật cơ bản trong phần chuẩn bị thuốc cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay, thuốc tiêm được đóng gói trong hai dạng: ống và lọ. Thuốc ống chỉ sử dụng một liều dưới dạng lỏng. Thuốc ống có nhiều thể tích khác nhau từ 1ml - 10ml hay có thể lớn hơn. Ống thuốc được làm bằng thủy tinh và có một chỗ thắt ở cổ ống thuốc để bẻ ống. Một vòng tròn màu xung quanh cổ ống thuốc là nơi có thể bẻ ống thuốc dễ dàng. Thuốc được rút ra khỏi ống thuốc bằng bơm tiêm và kim với khẩu kính nhỏ nhờ động tác kéo nòng trong tạo áp lực hút trong bơm tiêm.

Lọ thuốc là một vật chứa thuốc dạng lỏng hay dạng bột được sử dụng cho một liều hay nhiều liều và có một nắp cao su ở trên. Trên phần cao su có một nắp bằng kim loại hoặc bằng nhựa bảo vệ cho đến khi thuốc đó được sử dụng. Trên nhãn thuốc có ghi rõ loại và lượng dung môi dùng để pha thuốc. Nước muối sinh lý và nưôc cất vô trùng là những dung môi thường dùng để pha thuốc.

Một số lọ thuốc chứa dung môi pha thuốc trong khoang trên và thuốc bột trong khoang dưới, hai khoang này cách biệt bằng một nút chặn cao su. Khi chuẩn bị pha thuốc, điều dưỡng chỉ cần ấn nhẹ vào phần trên của lọ thuốc để đánh bật nút chặn cao su xuống thì phần đung môi và phần thuốc bột sẽ hòa tan vào nhau. Khác với rút thuốc ống, rút thuốc lọ là hệ thông kín, vì vậy cần bơm khí vào lọ để việc rút thuốc ra được dễ dàng.

Điều dưỡng cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một bơm tiêm thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

Lý thuyết liên quan

Khái niệm cơ bản

Bơm tiêm:

Bơm tiêm bao gồm một nòng ngoài hình trụ, phần đầu được thiết kế khớp với đốc kim tiêm, và nòng trong là pittông. Mỗi bơm tiêm được đóng gói vô khuẩn có kim tiêm hoặc không có kim tiêm trong bao bì nhựa hoặc giấy. Bơm tiêm chỉ sử dụng một lần, tuyệt đốì không tái sử dụng trong kỹ thuật tiêm thuốc cho người bệnh.

Bơm tiêm được chia làm hai loại: Non - Luer - Lok và Luer - Lok. Bơm tiêm Non – Luer - Lok sử dụng kim tiêm trượt gắn vào đầu bơm tiêm. Bơm tiêm Luer- Lok sử dụng kim tiêm đặc biệt có thể vặn xoắn để gắn vào đầu bơm tiêm để tránh kim tiêm bị tuột ra khỏi đầu bơm tiêm.

Có nhiều cỡ bơm tiêm khác nhau từ 1ml đến 60mL Bơm tiêm 1ml đến 30ml thường được dùng cho các loại thuốc đường tĩnh mạch. Bơm tiêm 1ml đến 3ml được dùng trong tiêm bắp và tiêm dưối da. Trên thân bơm tiêm có vạch nhỏ chia theo ml hoặc đơn vị. Bơm tiêm chia theo đơn vị được dùng trong tiêm insulin. Điều dưỡng cần xác định bơm tiêm phù hợp tùy theo loại thuốc và đường tiêm.

Kim tiêm:

Kim tiêm được đóng gói vô khuẩn riêng biệt hoặc đóng gói cùng với bơm tiêm. Một kim tiêm gồm có ba phần: đốc kim, thân kim và mặt vát kim. Đốc kim dùng để gắn với đầu bơm tiêm, thân kim nối liền với đốc kim, mặt vát kim rất sắc nhọn, sắc để tạo vết đâm nhỏ khi xuyên kim qua da người bệnh và chỗ xuyên kim này nhanh chóng khít lại khi rút kim ra nhằm không cho thuốc hay máu chảy ra ngoài. Cả ba phần của bơm tiêm phải được giữ vô khuẩn, để tránh kim tiêm bị nhiễm khuẩn, điều dưỡng luôn gắn kim có đậy nắp vào bơm tiêm an toàn.

Có nhiều cỡ kim khác nhau, cỡ kim được chia theo khẩu kính [đường kính trong của kim] và chiều dài của thân kim. Chiều dài của kim từ 1cm đến 7,5cm, điều dưỡng chọn chiều đài kim tùy theo vị trí tiêm và trọng lượng người bệnh. Đối với người bệnh gầy hay trẻ em chọn kim có chiều đài ngắn hơn, dùng kim dài từ 2,5cm đến 4cm để tiêm bắp, dùng kim dài từ 1cm đến l,5cm để tiêm dưới da hay tiêm trong da. Kim pha thuốc thường dùng có khẩu kính từ 19G đến 20G. Việc chọn kim theo khẩu kính cần lưu ý kim có khẩu kính càng nhỏ thì đường kính trong của kim càng lớn. Chọn kim có khẩu kính nào tùy thuộc vào độ đậm đặc hay tính dính của thuốc.

Nguyên tắc điều dưỡng cần biết khi pha thuốc

Cần biết rõ liều lượng và tính chất thuốc trước khi chuẩn bị thuốc. Nếu tiêm một liều lượng lớn thuốc vào cơ thể người bệnh có thể gây ra tác dụng phụ, đau, và tổn thương mô.

Nắm rõ đường tiêm, xác định cấu trúc giải phẫu của vị trí tiêm trên người bệnh để quyết định vùng tiêm phù hợp với liều lượng thuốc. Việc xác định chính xác này sẽ giảm thiểu những tai biến do tiêm thuốc gây ra như tổn thương mô, thần kinh, mạch máu.

Đảm bảo lựa chọn cỡ kim thích hợp cho từng đường tiêm và vị trí tiêm.

Đọc kỹ hưống dẫn sử dụng trưóc khi pha thuốc để rút đúng lượng nước pha tiêm để pha thuôc tùy theo từng loại thuốc.

Mỗi phiếu thuốc chỉ ghi một loại thuốc.

Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình pha thuốc và rút thuốc.

Tay điều dưỡng chỉ được chạm vào nòng ngoài của bơm tiêm và đốc kim.

Không được để vát kim, thân kim, thân pittông chạm vào vật không vô trùng.

Khi rút thuốc, giữ bơm tiêm ở ngang tầm mắt, một góc 90° để đảm bảo lấy được đúng lượng thuốc và để đuổi được hết khí.

Các bưóc tiến hành

Sao phiếu thuốc

Sao y lệnh thuốc từ hồ sơ vào phiếu thuốc với nội dung như sau:

Tên người bệnh.

Tên thuốc, hàm lượng.

Liều lượng thuốc.

Đường dùng thuốc.

Thời gian dùng thuốc.

Kiểm tra thuốc

Kiểm tra nhãn thuốc: tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, hạn sử dụng.

Nhìn toàn diện ống thuốc và lọ thuốc: kiểm tra chất lượng thuốc, sự nguyên vẹn của thuốc.

Rửa tay

Rửa tay theo quy trình rửa tay nội khoa.

Chuẩn bị dụng cụ

Soạn khay dụng cụ gồm:

Bơm tiêm.

Kim pha thuốc.

Bình kền sát khuẩn da.

Hộp bông cầu cồn.

Hộp bông cầu khô.

Ống nước cất pha thuốc.

Hộp chống shock.

Găng tay sạch

Túi rác y tế.

Hộp đựng vật sắc nhọn.

Chai dung dịch rửa tay nhanh.

Rút dung dịch pha thuốc

Kiểm tra ống nước pha tiêm [nước cất] và lọ thuốc lần 2

Búng nhẹ đẩu ống nước pha tiêm cho đến khi nước từ trên cổ ống xuống hết thân ống.

Sát trùng cổ ống thuốc bằng bông cầu cồn.

Mở nắp lọ thuốc, để lộ phần cao su, sát khuẩn nắp cao su bằng bông cầu cồn.

Bẻ ống nước pha tiêm bằng bông cầu khô hoặc gạc.

Rút nước pha tiêm vào bơm tiêm [số lượng tùy theo tùhg loại thuốc].

Bơm nước pha tiêm vào lọ để hòa tan thuốc

Đâm kim vào giữa nắp cao su theo huớng từ 45° sau đó dựng theo hướng 90°.

Bơm nước pha tiêm vào lọ thuốc, rút khí trả iại bơm tiêm.

Rút kim ra, lắc đểu thuốc theo chiều ngang.

Rút thuốc đã hoà tan vào trong bơm tiêm

Dùng bơm tiêm đang có khí, đâm lại vào lọ thuốc, bơm khí vào lọ, để mặt vát kim ngập trong thuốc, rút hét thuốc trong lọ ra.

Kiểm tra thuốc lần 3            .

Xử lý rác

Vứt lọ thuốc vào trong rác y tế và ống nước pha tiêm vào trong hộp đựng vật sắc nhọn.

Chuẩn bị tiêm thuốc cho người bệnh

Thay kim tiêm, cỡ kim thích hợp tùy theo từng đường tiêm.

/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cach-tinh-ham-luong-thuoc-khang-sinh/

Trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là thuốc không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được chỉ định với từng bệnh và đúng liều lượng. Cách tính hàm lượng thuốc kháng sinh chính xác nhất là cách tính hàm lượng kháng sinh theo cân nặng của bệnh nhân. Cách tính này đúng cho cả trẻ em và người lớn.

Đường hô hấp trên gồm có toàn bộ cấu trúc đường hô hấp từ thanh quản trở lên phía trên, bao gồm cả tai, xoang, V.A và Amidan. Tác nhân gây viêm đường hô hấp trên thường là các vi khuẩn gram dương như là liên cầu, tụ cầu, phế cầu.

Kháng sinh đầu tiên nên lựa chọn là các thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, chủ trị vi khuẩn gram dương. Thứ tự lựa chọn và cách tính hàm lượng kháng sinh theo cân nặng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sau:

  • AMOXICILLIN sử dụng liều 50 – 100mg/kg/ngày, chia 2-3 lần.
  • AMOXICILLIN – CLAVULANIC [biệt dược thường dùng là Augmentin, claminat, klamentin, shinacin...]. Đối với trẻ con có 3 loại phổ biến là 250mg amox/31.25mg clavulanic, 500 mg amox/ 62.5mg clavulanic và 500 mg/125 mg clavulanic. Liều thuốc được tính theo liều amoxicillin với công thức 50-90 mg/kg/ngày.
  • CEFUROXIME là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2 được sử dụng với liều 20-30mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFACLOR 125 mg với cách tính hàm lượng là mỗi 1 gói cho mỗi 5kg cân nặng. Các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3: Cepodoxime sử dụng liều 10mg/kg/ngày chia 2 lần. Thuốc Cefdinir với liều 15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Thuốc Cefixime với liều 6-10 mg/kg/ngày chia 2 lần. Lưu ý khi đã dùng các loại thuốc kháng sinh này thì phải dùng ít nhất 5 ngày nếu có đáp ứng, không được ngưng thuốc trước 5 ngày.
  • AZITHROMYCIN sử dụng liều 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần lúc bụng đói, uống trong 3-5 ngày nếu có đáp ứng.
  • CLARYTHROMYCIN sử dụng liều 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, sử dụng trong 5-7 ngày.
  • ERYTHROMYCIN sử dụng liều 40-50 mg/kg/ngày chia 2 lần, trung bình 1 gói 250mg sử dụng cho mỗi 5kg cân nặng.
  • Các trường hợp viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp... thì nên sử dụng thuốc AMOXICLLIN – CLAVULANIC vì nó có khả năng đi vào mô tai và xoang tốt hơn các loại thuốc kháng sinh khác. Ngoài ra, nên dùng liều cao với cách tính đó là 75-90 mg/kg/ngày tính theo amoxicillin.

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm:

  • AMOXICILIN hoặc AMOXICILLIN – CLAVULANIC với liều tính theo amoxicillin là 90 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFDINIR sử dụng liều 14 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEFPODOXIME sử dụng liều 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi nên phối hợp thêm thuốc AZITHROMYCIN với liều 10 mg/kg/ngày tối đa 500 mg/ngày.
  • Với trẻ dưới 5 tuổi sau 2 ngày điều trị nếu thấy không hoặc chậm đáp ứng thuốc thì phối hợp thêm với thuốc azithromycin liều như trên.
  • Sau 2 ngày [ sau 4 cữ dùng thuốc kháng sinh ] cần phải đánh giá đáp ứng thuốc. Nếu đáp ứng tốt thì tiếp tục điều trị ít nhất 7-10 ngày. Nếu đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng thì bác sĩ cần xem xét đổi thuốc kháng sinh hoặc phối hợp thêm một kháng sinh nhóm khác.
  • Riêng với thuốc AZITHROMYCIN nếu đáp ứng tốt thì chỉ nên sử dụng trong 5 ngày, vì bán thải của thuốc dài.

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bao gồm:

  • CIPROFLOXACIN sử dụng liều 30mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON [biệt dược thường dùng là biseptol, cotrim, bactrim..] dạng viên 480mg, sử dụng với liều 1 viên/ 10kg [hay 48 mg/kg/ngày] chia 2 lần.
  • CEFIXIME sử dụng liều 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • AZITHROMYCIN sử dụng liều 20mg/kg/ngày với liều duy nhất. Hoặc sử dụng liều 20mg/kg/ngày thứ nhất và liều 10 mg/kg/ngày cho ngày thứ 2 và thứ 3.
  • METRONIDAZOLE cho các trường hợp viêm ruột do lỵ amip sử dụng liều 30mg/kg/ngày chia 2 lần.

Tác nhân thường gây nhiễm khuẩn da và mô mềm là do tụ cầu da, tụ cầu vàng, liên cầu. Bác sĩ có thể chọn 1 trong số các thuốc kháng sinh sau để chỉ định cho người bệnh:

  • AMOXICILLIN, hoặc AMOX-CLAVULANIC sử dụng liều 75- 90mg/kg/ngày [tính theo Amoxicillin ].
  • CEFDINIR sử dụng liều 14 mg/kg/ngày.
  • Erythromycin sử dụng liều 50mg/kg/ngày.
  • Tại chỗ có thể bôi thuốc FUCIDIN.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường sử dụng các loại kháng sinh sau:

  • BISEPTOL 480mg [có tên khác là COTRIME] Sử dụng liều 1 viên cho mỗi 10kg nặng, chia 2 lần trong ngày.
  • CIPROFLOXACIN sử dụng liều 30mg/kg/ngày.
  • AMOX-CLAvulanic sử dụng liều 50 – 90 mg/kg/ngày.
  • CEFUROXIME sử dụng liều 30 mg/kg/ngày.

Cách tính hàm lượng thuốc kháng sinh trên cũng là cách tính liều lượng thuốc kháng sinh cho trẻ em, để đảm bảo trẻ nhận được lượng thuốc kháng sinh phù hợp với trọng lượng cơ thể. Theo đó để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chỉ định.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề