Cách tính lương tháng có 24 ngày công

Mỗi công ty đều xây dựng quy chế lương thưởng khác nhau để phù hợp với định hướng chung. Thế nhưng cơ chế tính lương thì cần phải tuân thủ đúng với Luật Lao Động minh bạch theo luật pháp và xây dụng lòng tin nơi người lao động.

Vậy đâu là những cách tính lương cơ bản mà HR nhất định phải biết?

Hãy cùng Papaya tham khảo ngay bạn nhé!

1. Thuật ngữ cần biết khi tính tiền lương

Để không bối rối trước các công thức ở phần 2 trong bài viết này, bạn hãy xem qua 5 thuật ngữ liên quan đến tiền lương này.

1.1. Tiền lương

Tiền lương là thu nhập hay sự trả công bằng tiền theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động khi họ thực hiện một công việc hoặc dịch vụ theo hợp đồng lao động.

1.2. Lương tối thiểu

Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận với nhau. Khái niệm này ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Theo đó:

  • Doanh nghiệp không được trả lương tối thiểu thấp hơn tiền lương tối thiểu của vùng do Nhà nước công bố
  • Nhân viên đã học nghề thì mức lương này phải cao hơn lương tối thiểu vùng ít nhất 7% [Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP].

1.3. Lương cơ bản

Lương cơ bản là mức lương mà người lao động và người dùng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là mức lương làm căn cứ để tính tiền công hàng tháng của người lao động. Và lương cơ bản không bao gồm: Tiền thưởng, phúc lợi cùng các khoản bổ sung khác.

Lưu ý:

  • Lương cơ bản là khái niệm dùng trong doanh nghiệp và không được quy định trong bản pháp luật nào
  • Dù với cách tính lương cơ bản nào thì cũng không được thấp hơn so với lương tối thiểu

1.4. Lương cơ sở

Căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP, lương cơ sở là mức lương áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, cách tính lương cơ sở cũng áp dụng với người làm việc trong tổ chức chính trị – xã hội mà quỹ lương được trích từ ngân sách Nhà nước.

Tính đến 01/10/2021, mức lương cơ sở là 1,490,000 đồng | Nguồn: Pexels

1.5. Hệ số lương

Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch giữa lương cơ bản và lương tối thiểu. Đây là căn cứ để doanh nghiệp trả lương, phụ cấp, đóng bảo hiểm,… cho người lao động. Công ty cần xây dựng hệ số lương theo điều kiện thực tế và quy định pháp luật.

2. Những cách tính lương cơ bản 2021

Có 4 cách tiền lương được sử dụng phổ biến hiện nay:

2.1. Tính lương theo thời gian

Xác định tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào:

  • Ngày công chuẩn: Các ngày làm việc trong tháng của người lao động, không tính các ngày nghỉ [Thứ 7, Chủ Nhật] và ngày lễ
  • Ngày công thực tế: Số ngày thực tế mà người lao động đi làm, tính theo máy/bảng chấm công

Công thức:

Lương tháng = [Lương cơ bản + Phụ cấp]/Ngày công chuẩn x Ngày công thực tế

Ví dụ:

Công ty quy định ngày công chuẩn là 26 ngày. Tháng 10, nhân viên A nghỉ phép 2 ngày, nên thực tế chỉ đi làm 24 ngày. Mức lương cơ bản của nhân viên này là 7,000,000đ và không có phụ cấp.

Như vậy, cách tính lương cơ bản tháng 10 của nhân viên A là: [7,000,000 + 0]/26 x 24 = 6,462,000đ [có làm tròn]

Tính lương theo thời gian được nhiều doanh nghiệp kinh doanh áp dụng | Nguồn: Pexels

2.2. Tính lương theo sản phẩm

Phương thức tính lương theo sản phẩm được áp dụng khi cần khuyến khích gia tăng năng suất lao động. Vậy nên các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng cách tính lương này.

Công thức:

Lương tháng = Số lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm 

Ví dụ:

Với mỗi sản phẩm hoàn thành, số tiền công ty trả cho công nhân B là 700,000đ. Trong tháng 10, công nhân này làm được 10 sản phẩm. 

Như vậy, lương tháng của công nhân B là: 700,000 x 10 = 7,000,000đ

2.3. Tính lương theo doanh thu 

Cách tính lương theo doanh thu thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh hay bán hàng. Phương thức tính lương này sẽ khuyến khích tinh thần tự giác của người lao động rất nhiều.

Công thức:

Lương tháng = Lương cơ bản + Phần trăm hoa hồng x Doanh thu người lao động tạo ra trong tháng

Ví dụ:

Công ty trả lương cơ bản cho nhân viên kinh doanh là 3,000,000đ/tháng, cùng với hoa hồng là 20%. Trong tháng, nhân viên C tạo ra doanh thu cho công ty là 50,000,000đ.

Lúc này, lương tháng của nhân viên C là: 3,000,000 + 20% x 50,000,000 = 13,000,000đ

Tính lương theo doanh thu thường áp dụng cho vị trí nhân viên kinh doanh, bán hàng| Nguồn: Freepik

> Bài viết Papaya dành cho bạn: Quy trình xây dựng quy chế lương thưởng công ty chuẩn nhất

2.4. Tính lương khoán 

Trả lương khoán thường được áp dụng trong các công việc thời vụ. Khi đó, người lao động được giao một khối lượng công việc. Khi hoàn thành nhiệm vụ đó, họ sẽ nhận được lương.

Công thức:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành

Ví dụ:

Công ty thuê cộng tác viên D viết bài đăng lên trang web. Số lượng bài viết cần thực hiện là 30 bài, với chi phí cả dự án là 6,000,000đ. Khi đến hạn nộp bài, cộng tác viên D chỉ hoàn thành được 15 bài, tức là 50% công việc. 

Như vậy, cộng tác viên D nhận được: 6,000,000 x 50% = 3,000,000đ

3. Cách tính một số khoản lương, thưởng đặc biệt

Tăng ca, nghỉ lễ thì tính lương cơ bản như thế nào? Có 3 trường hợp HR cần lưu ý:

3.1. Cách tính tiền tăng ca theo lương cơ bản

Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã quy định cách tính lương cơ bản khi làm thêm giờ như sau:

Trường hợp tăng ca vào ban ngày

  • Ngày thường: Tối thiểu 150% so với tiền lương đang được nhận
  • Ngày nghỉ hàng tuần: Tối thiểu 200% so với tiền lương đang được nhận
  • Ngày nghỉ lễ: Tối thiểu 300% so với tiền lương đang được nhận [chưa tính tiền lương được hưởng vào những ngày lễ nghỉ có lương]

Trường hợp tăng ca vào ban đêm

  • Ngày thường: Tối thiểu 200% so với tiền lương đang được nhận.
  • Ngày nghỉ hàng tuần: Tối thiểu 270% so với tiền lương đang được nhận.
  • Ngày nghỉ lễ: Tối thiểu 390% so với tiền lương đang được nhận.

Khoản 2 Điều 97 Luật Lao động: Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất 30% so với lương đang nhận [chưa tính lương tăng ca] | Nguồn: Pexels

3.2. Cách tính lương cơ bản ngày nghỉ lễ, Tết

Căn cứ vào quy định trong Luật Lao động năm 2019, người lao động được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch và Âm lịch. Quy định này cũng áp dụng cho các ngày lễ sau đây:

  • Ngày miền Nam giải phóng 30/04: Nghỉ 01 ngày
  • Ngày Quốc tế Lao động 01/05: Nghỉ 01 ngày
  • Ngày Quốc khánh 02/09: Nghỉ 02 ngày
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch: Nghỉ 01 ngày

Riêng người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam được nghỉ 01 ngày vào Quốc khánh và 01 ngày vào Tết cổ truyền nước họ.

Các ngày lễ được nghỉ nguyên lương sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố hàng năm. Các bạn HR nhớ cập nhật những thay đổi mới nhất để áp dụng tại công ty nhé.

> Bài viết Papaya dành cho bạn: Khen thưởng nhân viên đúng lúc tạo ra động lực làm việc cho tập thể

3.3. Chính sách thưởng tháng lương 13

Thưởng tháng lương thứ 13 không mang tính bắt buộc. Mà tuỳ vào tình hình kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp trong năm đó. 

Thông thường, HR áp dụng cách sau:

Nhân viên được nhận lương tháng 13 khi đáp ứng đủ tất cả điều kiện sau:

  • Người lao động đã kết thúc thời gian thử việc
  • Làm việc liên tục tối thiểu 01 tháng, tính đến hết ngày 31/12 Dương lịch của năm đó
  • Vẫn đang còn làm việc tại công ty vào ngày 31/12

Như vậy, những nhân viên chưa hết thời gian thử việc tính đến ngày 31/12 sẽ không được thưởng tháng lương 13.

Cách tính tiền thưởng tháng lương 13:

  • Nhân viên làm việc từ ngày 01/01 đến 31/12 Dương lịch năm đó: 

Lương tháng 13 = 100% tổng lương trong tháng

  • Nhân viên làm việc dưới 12 tháng tính đến 31/12 Dương lịch năm đó:

Lương tháng 13 = Tổng lương tháng và phụ cấp/12 x Số tháng làm việc trong năm đó.

Thưởng tháng lương 13 là khoản tiền thưởng cuối năm công ty dành cho nhân viên, nhưng không mang tính bắt buộc | Nguồn: Pexels

Tạm kết

Chính sách tiền lương luôn luôn là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài. HR có thể nói đến cơ hội phát triển, môi trường làm việc, danh tiếng công ty,… Nhưng về cơ bản, người lao động vẫn dành sự quan tâm hàng đầu cho tiền lương. Họ có thể phải vật lộn với sức khoẻ và cuộc sống nếu thu nhập quá thấp. Vì vậy, cách tính lương cơ bản rất quan trọng với cả nhân viên và công ty.

Bên cạnh tiền lương, 88% người tìm việc ưu tiên các công ty có chế độ phúc lợi và bảo hiểm sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng sẵn có nhân sự và nguồn lực phụ trách việc này, đặc biệt là các startup và doanh nghiệp nhỏ. Thấu hiểu điều đó, Papaya mang đến gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân viên. Liên hệ Papaya ngay để tận hưởng các tiện ích của dịch vụ:

  • Hotline: 1900 25 25 70
  • ‍Email:

Video liên quan

Chủ Đề