Cách tính nhịp xoang

Nội dung chính trong bài [Ẩn]

  • 1. Nhịp xoang là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh là gì?
    • 2.1. Nguyên nhân do tim
    • 2.2. Một số nguyên nhân bệnh lý khác ngoài tim
  • 3. Dấu hiệu nhận biết nhịp xoang nhanh
  • 4. Khi nào cần điềutrị nhịp nhanh xoang?
  • 5. Nhịp nhanh xoang có chữa được không?
  • 6. Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?
  • 7. Cách phương pháp điều trị và giảm nhẹ bệnh nhịp nhanh xoang
    • 7.1. Điều trị nhịp nhanh xoang bằng thuốc
    • 7.2. Thay đổi lối sống, giảm lo lắng
    • 7.3. Sử dụngthảo dược Khổ sâm hỗ trợ điều trị nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang xảy ra khi nút xoang bị kích thích làm tim đập nhanh bất thường, kèm theo hồi hộp, trống ngực, khó thở. Nhịp nhanh xoang khó chữa nhưng có thể kiểm soát được bằng cách kết hợp nhiều biện pháp.

Nhịp nhanh xoang làm tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút do nút xoang hoạt động bất thường

Nhịp xoang là gì?

Nhịp xoang hay còn gọi là nhịp tim, được điều khiển bởi nút xoang [nằm ở thành của tâm nhĩ phải - buồng tim phía trên bên phải]. Nút xoang được xem là máy phát nhịp tự nhiên của cơ thể, nó khởi tạo nhịp tim bằng cách phát tín hiệu điện và lan truyền đến hệ thống điện trong cơ tim, làm tim co bóp đều đặn với tần số 60-100 nhịp/phút.

Vậy nhịp nhanh xoang là gì? Nhịp xoang nhanh xảy ra khi tốc độ phát nhịp của nút xoang tim tăng lên 100 lần/ phút kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Xem thêm: Loạn nhịp xoang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nhip xoang nhanh liên quan đến vấn đề bệnh lý hay sinh lý. Về mặt sinh lý, nhịp xoang nhanh có thể liên quan đến một số yếu tố kích hoạt catecholaminergic như căng thẳng, lo lắng, đau đớn hay vận động mạnh. Các nguyên nhân liên quan đến mặt bệnh lý có thể kể đến như:

Nguyên nhân do tim

  • Nhịp nhanh trên thất: được chẩn đoán bằng phức bộ QRS hẹp trên điện tâm đồ, là một dạng rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ trên tâm thất.

  • Nhịp nhanh thất: được chẩn đoán bằng QRS rộng trên điện tâm đồ, là một dạng rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm thất.

  • Xoắn đỉnh: là dạng đặc trưng của nhịp nhanh thất đa hình, nguyên nhân do khoảng QT kéo dài bẩm sinh hoặc mắc phải.

  • Viêm cơ tim: quá trình viêm liên quan đến các tế bào cơ tim, nguyên nhân thường xuất phát do virus.

  • Chèn ép tim: là sự gia tăng áp lực trong khoang màng ngoài tim và thường thể hiện qua các triệu chứng như: căng giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, cảm giảm như tim bị bóp nghẹt

  • Hội chứng mạch vành cấp: có biểu hiện cảm giác ngực đau thắt, nhồi máu cơ tim không đoạn ST chênh lên [NSTEMI] hay nhồi máu cơ tim đoạn ST[STEMI]. Đây là những triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Một số nguyên nhân bệnh lý khác ngoài tim

  • Hô hấp: thuyên tắc phổi, thiếu oxy.

  • Tiêu hoá/ điện giải/ thận: hạ đường huyết, mất nước, nồng độ kali trong máu tăng, nồng độ magie trong máu giảm, hạ canxi trong máu.

  • Bệnh truyền nhiễm: nhiễm trùng máu.

  • Mạch máu: sốc, tình trạng suy tuần hoàn cấp tính, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan dẫn đến thiếu oxy.

  • Huyết học: xuất huyết, thiếu máu.

  • Độc chất học: một số loại thuốc phổ biến có thể gây ra tình trạng nhịp xoang nhanh như: thuốc dị ứng, thuốc kháng cholinergic, Amphetamine, Caffeine, Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Cocain, Dopamine

  • Nội tiết: mang thai, cường giáp, Pheochromocytomas và paragangliomas

Dấu hiệu nhận biết nhịp xoang nhanh

Ngoài nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút thì bệnh nhịp xoang nhanh còn được nhận biết thông qua một số dấu hiệu đi kèm như:

  • Hồi hộp: cảm giác khó chịu, bồi hồi trong lòng ngực.

  • Đánh trống ngực: cảm giác rung trong lồng ngực, tim đập thình thịch như muốn lao ra khỏi lồng ngực.

  • Khó thở: người bệnh cảm thấy ngộp thở, khó khăn khi thở ra hoặc không dám thở ra vì có cảm giác như bị thiếu oxy hoặc bị nhốt trong một không gian kín.

  • Đau tức ngực: khi lượng máu tới cơ tim bị giảm, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác tức, đau nhói ở vùng tim.

  • Mệt mỏi và không có sức lực: Cơ thể yếu ớt, chân tay rã rời, thiếu sức lực, bước đi không vững và có thể dẫn đến ngất xỉu, mất đi ý thức. Trong một số trường hợp, người bệnh còn muốn buồn nôn và da dẻ xanh xao.

  • Choáng váng: tim hoạt động không hiệu quả dẫn đến thiếu máu lên máu, người bệnh có cảm giác xây xẩm mặt mày, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng này của nhịp xoang nhanh với rối loạn tiền đình hoặc tụt huyết áp.

Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nhịp xoang nhanh

Khi nào cần điềutrị nhịp nhanh xoang?

Nhịp xoang nhanh xảy ra khi bạn vận động, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, dùng cà phê, thuốc lá hay khi bạn giận dữ hoặc khi bị sốt cao, nhưng sau đó sẽ trở về bình thường khi loại bỏ được nguyên nhân gây tăng nhịp tim được gọi là nhịp nhanh xoang sinh lý, không cần điều trị.

Điều trị nhịp nhanh xoangkhi bạn đang cùng lúcmắc các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, hay rối loạn thần kinh tim, bệnh cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... và kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực

  • Mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, lo lắng

  • Đau tức ngực

  • Chóng mặt, choáng ngất

Đau ngực, đánh trống ngực, hồi hộp là dấu hiệu cảnh báo nhịp nhanh xoang cần điều trị

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp xoang bình thường nằm trong giới hạn 60 - 100 nhịp/phút khi hệ thần kinh thực vật cân bằng. Trong khi đó, hệ thần kinh thực vật lại dễ bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc môi trường, tuổi tác và bệnh tật đặc biệt là cảm xúc rất khó kiểm soát. Cho nên khả năng chữa được bệnh nhịp xoang nhanh hay không phụ thuộc vào khả năng kiểm soát tâm lý của mỗi người, và nguyên nhân gây ra nó:

  • Ở người bị nhịp xoang sinh lý chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng quá mức thì bệnh sẽ tự hết.

  • Những người nhịp xoang nhanh do bệnh hay do các loại thuốc điều trị gây ra có thể chữa được khi chữa được bệnh hay đổi loại thuốc khác phù hợp.

  • Với các trường hợp nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân [còn gọi là nhịp nhanh xoang không phù hợp], nhịp tim rất dễ bị kích hoạt khi gặp yếu tố thuận lợi hoặc có thể tự tăng đột ngột cho dù không có bất cứ kích thích nào. Do vậy, với dạng nhịp nhanh xoang không phù hợp, điều trị khá khó khăn, do người bệnh phải kiểm soát toàn bộ các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài gây rối loạn chức năng nút xoang.

Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn sẽ giúp nhịp xoang được ổn định

Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?

Nếu nhịp nhanh xoang xảy ra trong thời gian ngắn, là phản ứng sinh lý bình thường khi cơ thể căng thẳng hoặc lo lắng thì không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nhịp nhanh xoang kéo dài, xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc do nguyên nhân bệnh lý nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu cục bộ cơ tim.

  • Rối loạn chức năng tâm trương [giảm thời gian đổ đầy tâm thất], dẫn đến giảm cung lượng tim, suy hệ thống nội tạng, bệnh cơ tim, suy tim.

  • Ngừng tim đột ngột.

  • Tử vong.

Cách phương pháp điều trị và giảm nhẹ bệnh nhịp nhanh xoang

Điều trị nhịp nhanh xoang không đơn thuần là dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Điều quan trọng nhất trong điều trị là người bệnh phải thay đổi lối sống theo hướng tích cực để quản lý căng thẳng để giảm thiểu tối đa sự kích hoạt nhịp tim từ yếu tố bên trong cơ thể và cả các tác động đến từ bên ngoài.

Điều trị nhịp nhanh xoang bằng thuốc

Bác sĩ có thể điều trị nhịp nhanh xoangcho bạn bằng cách sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim như thuốc: chẹn beta, chẹn canxi, Ivabradin hoặc Amiodaron. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc chẹn beta, giúp thư giãn mạch máu và ức chế giải phóng chất làm tăng nhịp tim nên phù hợp cho những người bị nhịp nhanh xoang hay bị căng thẳng, cảm xúc không ổn định.

Thuốc Ivabradin phù hợp cho người bị nhịp xoang nhanh không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp, sử dụng không đúng, không đủ hay dừng thuốc đột ngột theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể làm rối loạn nhịp trầm trọng hơn.

Trong trường hợp dùng thuốc mà vẫn không kiểm soát được nhịp tim thì phương pháp đốt điện tim sẽ được cân nhắc nhưng sau khi đốt có thể làm tim đập chậm và có thể phải đặt máy tạo nhịp sau can thiệp.

Thuốc Ivabradin thường được chỉ định cho những trường hợp nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân

Thay đổi lối sống, giảm lo lắng

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và ngăn bệnh tiến triển nếu có 1 chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý:

  • Không dùng chất kích thích làm tăng nhịp tim như: caffeine, rượu, bia, không hút thuốc lá

  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim: bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, các loại ngũ cốc, sữa tách béo, ăn cá ít nhất 2 lần/tuần vì cá chứa nhiều omega 3 rất tốt cho tim, ăn thịt gia cầm nhưng chỉ ăn nạc, bỏ phần da. Hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm và đồ uống có đường.

  • Tập thể dục: người bệnh nên bắt đầu bằng những bài tập vừa sức sau đó tăng dần cường độ hoặc tập yoga, thái cực quyền 30-60 phút mỗi ngày. Tránh tập quá sức có thể gây tăng nhịp tim quá mức

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu chính là cách để bảo vệ một trái tim khỏe mạnh

Sử dụngthảo dược Khổ sâm hỗ trợ điều trị nhịp nhanh xoang

Khoảng vài thập niên trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới nói đến và chứng minh lợi ích của thảo dược Khổ sâm với chứng rối loạn nhịp tim. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpine trong Khổ sâm tác động lên chứng rối loạn nhịp tim, nhịp xoang nhanh thông qua nhiều cách khác nhau như:

  • Ổn định điện thế trong tim nhờ điều hòa nồng độ các chất điện giải [ion Canxi, Kali, Natri]

  • Giảm cơn nhịp nhanh xuất phát từ buồng trên của tim [ nhịp nhanh nhĩ] nhờ ức chế trực tiếp các kích thích từ cơ tim nhĩ.

  • Làm thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế phóng thích các hormone [Adrenaline, catecholamine] nên giúp làm giảm nhịp tim ở những người thường xuyên căng thẳng, rối loạn lo âu. Tác dụng này gần tương tự như tác động của nhóm chẹn beta giao cảm, nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức hay gây co thắt phế quản nên người bị bệnh phổi tắc nghẽn vẫn có thể sử dụng được.

Khổ sâm mang lại nhiều lợi ích trong điều trị rối loạn nhịp tim

Nhịp nhanh xoang dù là sinh lý hay bệnh lý đều cần ngăn chặn từ sớm bằng việc dùng thuốc, kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh để cải thiện triệu chứng và tránh ảnh hưởng đến chức năng tim.

Chuyên gia tư vấn cách điều trị nhịp nhanh xoang

Xem thêm:

  • Tìm hiểu hội chứng nút xoang tim & cách điều trị

  • Thuốc lá gây rối loạn nhịp tim, đừng để trái tim bạn kêu cứu

Thông tin nguồn:

  • symptoma
  • healthline.com
  • ecgwaves.com
  • slideshare.net
  • verywellhealth.com
  • vnha.org.vn
  • ucsfbenioffchildrens.org
  • emedicine.medscape.com
  • mayoclinic.org
  • aafp.org

Video liên quan

Chủ Đề