Cách tính số ngày hưởng thai sản

1. Khái niệmvề chế độ bảo hiểm thai sản

- Hiện nay, bảo hiểm xã hội được thực hiện dưới hai hình thức là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội có tính chất bắt buộc áp dụng đối với một số tượng là người lao động và người sử dụng lao động.

- Theo quy định tại luật BHXH thì:

Chế độ bảo hiểm thai sảnlà một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

- Trong đó chế độ bảo hiểm thai sản quy định các quyền lợi và chế độ mà người tham gia được hưởng. Vậy các chế độ bảo hiểm thai sản là? Điều kiện và mức hưởng các chế độ đó được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH năm 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau. Cụ thể:

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

-10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

-20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.

- 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

​Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Lưu ý:

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.

-Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.

- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
-07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

3. Được nghỉ hưởng thai sản trước sinh là bao lâu?

Liên quan đến giải quyết chế độ cho lao động nữ mang thai và sinh con,khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] năm 2014quy định:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Theo đó, lao động nữ mang thai sẽđược nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa là 02 tháng. Tuy nhiên, cùng với việc nghỉ thai sản trước sinh thì thời gian hưởng thai sản sau sinh sẽ bị rút ngắn, bởi tổng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh chỉ là 06 tháng.

Vì vậy, nếu người lao động nghỉ trước sinh 02 tháng thì chỉ được hưởng chế độ này đến khi con được sinh ra đủ 04 tháng. Trong trường hợp nghỉ thai sản trước sinh, lao động nữ vẫn được nhận đủ các khoản tiền sau:

- Trợ cấp một lần khi sinh con:

Căn cứ Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó sinh con.

Hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng cho năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, lao động nữ được hưởng 2,98 triệu đồng/con.

- Tiền chế độ thai sản:

Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2019, lao động nữ được hưởng:

Mức hưởng hàng tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng

BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc

Ví dụ: Mức lương đóng BHXH của chị A trong 06 tháng trước khi nghỉ chờ sinh là 06 triệu đồng/tháng thì khi nghỉ hưởng thai sản chị A được nhận:

Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh = 01 con x 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng

Tiền chế độ thai sản = 100% x 06 triệu đồng/tháng x 06 tháng = 36 triệu đồng

Tổng số tiền chị A được nhận = 38,98 triệu đồng.

4. Lao động nữ nghỉ trước sinh quá thời gian

Như đã đề cập ở phần trên, lao động nữ chỉ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa 02 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người lao muốn nghỉ trước sinh trong thời gian dài hơn 02 tháng thì liệu có được ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ thai sản?

Việc giải quyết chế độ thai sản được căn cứ vào thời gian đóng BHXH của người lao động. Cụ thể, theo Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản khi có thời gian đóng BHXH như sau:

- Thai bình thường:Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Thai yếu có chỉ định nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền:Thỏa mãn đồng thời:

+ Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong khi đó, nếu nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động sẽ không đóng được đóng BHXH tháng đó [khoản 4 Điều 42Quyết định595/QĐ-BHXH].

Vì vậy, khi nghỉ trước sinh nhiều tháng, người lao động cần cân nhắc kỹ về thời gian đóng BHXH trước khi sinh của mình. Nếunghỉ trước sinh quá nhiều mà làm thời gian đóng BHXH không đủ, lao động nữ sẽkhông được giải quyết chế độ thai sản.

Cùng với đó, dù đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ trước sinh nhiều hơn 02 tháng nhưngcơ quan BHXH sẽ chỉ giải quyết chế độ đối với thời gian nghỉ trước sinh 02 tháng. Thời gian nghỉ vượt quá sẽ không được tính hưởng chế độ.

Tuy nhiên để có thêm quyền lợi trong thời gian nghỉ vượt quá này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trừ phép năm trong khoảng thời gian này. Khi đó, dù nghỉ làm nhưng lao động nữ vẫn được nhận đủ lương theo hợp đồng lao động.

Dù vậy, theoĐiều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, tổng số ngày nghỉ hằng năm tương đối ít, từ 12 - 16 ngày tùy từng công việc. Với thời gian nghỉ còn lại, người lao động có thể thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp.

Câu hỏi:Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi: theo quy định số ngày được nghỉ để khám thai là 5 ngày, em sử dụng 5 ngày này liên tục trong tháng có được không, hay phải sử dụng rải rác trong từng tháng? Cảm ơn luật sư!

>>Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luậtbảohiểmxãhộisố 58/2014/QH13 của Quốchội

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

"Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trongthời gianmang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

Như vậy, pháp luật quy định khi mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 1 ngày. Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không xác định việc khám thai phải định kỳ vào mỗi tháng. Mà bạn có 5 lần được đi khám thai trong suốt quá trình mang thai, mỗi lần đi khám bạn được nghỉ 1 ngày [trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám], không kể việc khám trong 1 tháng hay trong nhiều tháng

Tham khảo bài viết liên quan:

Hưởng chế độ nghỉkhámthai2 ngày/lầnkhámhay không ?

Đikhámthaiđược hưởng lương?

6. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con

Theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sứckhỏechưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Trong đó, khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.

Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định với thời gian tối đa như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

[Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần]

Trong thời gian này, người lao động được chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản với mức hưởng:

Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức hưởng dưỡng sức sau sinh là 447.000 đồng/ngày.

Với các quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật tạo điều kiện tối đa cho người lao động thực hiện tốt nhất thiên chức của mình. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng sinh con cần đặc biệt lưu ý các quyền lợi thuộcchế độ thai sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật BHXH - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề