Cách tính tiền phép năm 2023

Theo dự kiến, năm 2023 sẽ tiến hành cải cách tiền lương sau 03 năm "hoãn" do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có đúng năm 2023 sẽ cải cách tiền lương đối với công chức?

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 do Ban hấp hành Trung ương ban hành nêu rõ, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới đối với cả cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công], và khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 01/7/2022, thay vì năm 2021 [vấn đề này cũng được Quốc hội quy định rõ tại Nghị quyết số 23/2021/QH15].

Sau đó, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nên lịch cải cách tiền lương đã không được thực hiện như dự kiến.

Đến tháng 11/2021, Quốc hội đã quyết nghị, tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. 

Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 cũng nêu rõ, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Như vậy, Quốc hội không hề "chốt" cải cách tiền lương vào năm 2023 mà chỉ nói rằng sẽ lùi đến thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, tại Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính có nêu, dự toán chi thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Đồng thời, các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Dựa vào quy định này, nhiều người cho rằng, nếu đủ "nguồn", rất có khả năng việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện ngay từ năm 2023.


 

Năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản gì?

Nếu việc cải cách tiền lương được thực hiện vào năm 2023 như dự đoán, cơ cấu thu nhập của công chức sẽ được thực hiện như trong Nghị quyết 27. Theo đó, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, Nghị quyết cũng bổ sung tiền thưởng vào cơ cấu tiền lương của công chức, trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Ngoài việc cơ cấu lại tiền lương, Nghị quyết 27 cũng quy định nhiều điểm mới như sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới; bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm [do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề];  Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...

Đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ [yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp] sẽ không còn được áp dụng bảng lương công chức, viên chức như quy định hiện nay mà thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, năm 2023, có thể cơ cấu lương của công chức sẽ thay đổi. Thay vì được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số thì sẽ được tính theo bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm với cơ cấu 70% lương cơ bản và 30% phụ cấp. Đồng thời, có thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.

Trên đây là giải đáp năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Nghỉ phép năm là quyền cơ bản của người lao động. Tuy nhiên nhiều người lao động không muốn nghỉ thời gian ngắn và chia làm nhiều lần mà muốn nghỉ dồn phép năm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nghỉ dồn phép năm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề “Người lao động có thể nghỉ dồn phép năm không?”

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề có thể nghỉ dồn phép năm không?

Chào luật sư. Tôi tên là Thúy Lan, 35 tuổi. Tôi có một thắc mắc về vấn đề nghỉ dồn phép năm như sau. Mong được luật sư giải đáp. 

Tôi là nhân viên văn phòng tại một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, làm việc được gần 2 năm. Năm 2021  tôi được nghỉ 12 ngày phép năm nhưng tôi chỉ mới nghỉ có 9 ngày, tôi muốn chuyển 3 ngày đó sang phép năm của năm 2022 được không? Nếu không được nghỉ dồn thì tôi có được trả lương cho những ngày chưa nghỉ không? Tôi xin cảm ơn.

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về vấn đề nghỉ dồn phép năm

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề nghỉ dồn phép năm của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh về vấn đề nghỉ dồn phép năm

Cơ sở pháp lý điều chỉnh nghỉ dồn phép năm là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Bộ luật lao động 45/2019/QH14
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

2. Quy định về việc nghỉ dồn phép năm của người lao động

Căn cứ Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dồn phép năm của người lao động như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a] 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b] 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c] 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo quy định trên, một người lao động làm việc theo điều kiện bình thường, đã làm đủ 12 tháng cho người lao động sẽ được nghỉ 12 ngày phép năm. Trường hợp chưa đủ 12 tháng trong một năm thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 114  Bộ luật Lao động năm 2019 thì bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc gộp 03 năm nghỉ một lần.

Pháp luật không quy định về nghỉ dồn phép năm trong trường hợp  chưa nghỉ hết năm 2021 được chuyển sang năm 2022 mà chỉ quy định bạn có quyền thỏa thuận với người lao động về việc cộng dồn các ngày nghỉ hằng năm được hưởng để nghỉ ba năm một lần.

Ví dụ năm 2021,2022 bạn không nghỉ phép năm thì có thể thỏa thuận với người lao động để nghỉ một lần vào năm 2023 nếu có nhu cầu nghỉ dài hạn.

người lao động có thể nghỉ dồn phép năm không?- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

===>>> Xem thêm:Công ty có trả tiền cho phép năm không dùng hết không?

3. Không nghỉ dồn phép năm thì có được thanh toán tiền

Công ty có trả tiền cho phép năm không dùng hết không? Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ Luật lao động 2019 thì:

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

người lao động có thể nghỉ dồn phép năm không?- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Căn cứ quy định trên, người lao động không được trả tiền nghỉ phép năm trong trường hợp không dùng hết trừ hai trường hợp: thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số phép năm.

Tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể thỏa thuận trong quy chế, nội quy công ty theo hướng có lợi hơn cho người lao động về nghỉ dồn phép năm và thanh toán cho người lao động tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ.

4. Cách tính tiền lương trả cho người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày phép năm

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 4 Điều 67  Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Theo đó tiền lương ngày phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết sẽ bằng tiền lương của người lao động theo Hợp đồng lao động của tháng trước liền kề [tháng thôi việc hoặc mất việc] chia cho số ngày làm việc của tháng đó nhân với số ngày phép năm chưa nghỉ.

Ví dụ bạn nghỉ việc tại công ty vào 01/09/2021. Trong năm 2021, tính đến 31/08/2021 bạn có 8 ngày nghỉ và chưa nghỉ ngày nào. Mức lương theo Hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 08/2021 là 10.000.000 VND, ngày làm việc bình thường trong tháng là 26 ngày. Vậy bạn sẽ được thanh toán số tiền là: 10 triệu đồng : 26 ngày làm việc x 08 ngày phép năm.

===>>> Xem thêm:Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm

5. Tóm tắt ý kiến tư vấn về vấn đề “có thể nghỉ dồn phép năm không?”

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về việc “có thể nghỉ dồn phép năm không?” là:

Theo quy định pháp luật, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc cộng dồn tất cả ngày phép năm của ba năm để nghỉ 01 lần. Trường hợp không nghỉ phép năm hoặc không nghỉ hết ngày phép năm mà không thuộc trường hợp nghỉ việc hoặc mất việc thì không được thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm chưa sử dụng.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về việc nghỉ dồn phép năm. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động. Luật sư sẽ giải thích chi tiết, cụ thể những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ tư vấn về nghỉ dồn phép năm, tư vấn luật lao động và Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên:
• Có hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên
• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
• Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp - Bộ Tư Pháp
Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017
• Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai
* Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Chủ Đề