Cách tính trọng lượng Sàn bê tông

Skip to content

Ngày nay, gần như công trình xây dựng nào cũng đều sử dụng bê tông để tạo móng, mặt sàn,.. vì những đặc tính ưu việt của nó như cường độ chịu lực cao, bền chắc, giá thành phải chăng. Vậy bê tông là gì? Cách tính khối lượng bê tông thế nào? Ngay sau đây chúng ta hãy cùng Hải Hòa Phát tìm hiểu nhé!

1. Bê tông là gì, bạn đã biết về vật liệu này chưa?

Nguồn gốc của tên gọi bê tông xuất phát từ tiếng Pháp – béton /betɔ̃/.

Bê tông tức nghĩa là một loại đá nhân tạo. Loại vật liệu này được tạo ra bằng cách trộn các thành phần như cốt vật liệu thô, cột vật liệu mịn, chất kết dính,.. với tỷ lệ nhất định. Trong mẫu bê tông này, các chất kết dính [nước, xi măng, nhựa đường,…] đóng vai trò liên kết các vật liệu thô [đá, sỏi, vật liệu tổng hợp trong bê tông nhe] và cốt liệu mịn [đá xay, đá mạt, cát,…]. Khi đóng rắn, các thành phần trên kết tinh thành một khối đá cứng.

Các loại bê tông phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay như: bê tông Polyme, bê tông Asphalt, bê tông nhựa, bê tông tươi và một số loại bê tông đặc biệt khác.

Bê tông thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Nó đóng vai trò làm móng, gạch không nung, gạch block, mặt lát vỉa hè, cầu, cầu vượt, đường lộ, đường băng, các cấu trúc bãi đỗ xe đạp…  Các công trình kiến trúc có chất liệu từ bê tông nỏi

Ngày nay bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình kiến trúc , móng, gạch không nung hay gạch block, mặt lát của vỉa hè, cầu và cầu vượt, đường lộ, đường băng, các cấu trúc trong bãi đỗ xe, đập, hồ chứa/bể chứa nước, ống cống, chân cột cho các cổng, hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền. Một số công trình kiến trúc làm bằng bê tông nổi tiếng có thể kể đến như Burj Khalifa [tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới], đập Hoover, kênh đào Panama và đền Pantheon.

2. Tại sao phải biết cách tính khối lượng bê tông?

  • Khi nắm được cách tính khối lượng bê tông, khách hàng, chủ thầu và các kỹ sư công trình dễ dàng thành thạo đo được khối lượng bê tông cần dụng cũng như dự toán được số lượng bê tông đó.
  • Dễ dàng kiểm tra được số lượng bê tông chênh lệch giữa dự toán đã phê duyệt và bản vẽ công trình.
  • Gia chủ có thể cân bằng được ngân sách và các loại vật liệu cần dùng cho công trình của mình.
  • Hiểu rõ cách tính này giúp việc xây dựng, quản lý của gia chủ cũng như nhà thầu dễ dàng, minh bạch và tiết kiệm hơn.

3. Công thức cách tính khối lượng bê tông 2021.

3.1. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông cốt thép.

Khi móng phải xử lý nền đất trong các công trình dân dụng. Công thức tính khối lượng bê tông cốt thép sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Công trình xây dựng này có nhu cầu sử dụng sau: 62 cọc vuông BTCT với tiết diện 200 x 200mm. Mỗi cọc dài 12m, chia làm 3 đoạn gồm 1 đoạn Đ1 [4m], 2 đoạn Đ2 [4m].

Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông cốt thép. [Đơn vị: mm]

Như vậy, tổng số lượng sẽ có 62 cấu kiện Đ1, 124 cấu kiện Đ2, như minh họa trên.

Cách tính:  Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 [62CK] + Vbt Đ2 [124CK]

+ Vbt Đ1 = 62 x 4x 0,2 x0,2 + 62 x 1/3 x 0,2 x 0,2 x 0,4= 10,2507m3

+ Vbt Đ2 = 124 x 4 x 0,2  x 0,2 = 19,84m3

Tổng Vbt 62 cọc = 10,2507 + 19,84 = 30,0907m3

Lưu ý: [62×1/3×0,2×0,2×0,4] là cách tính khối lượng bê tông của 62 mũi cọc gắn với đoạn cọc Đ1. Chúng được tính theo thể tích hình chóp. Thực ra chính xác phải là hình chóp cụt nhưng phần Bê tông chênh lệch là rất nhỏ nên khi bóc khối lượng để lập dự toán người ta thường tính hình chóp cho đơn giản.

Có thể bạn quan tâm:

3.2. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông móng băng.

Cách tính khối lượng bê tông móng băng [đơn vị: mm]
  • Thể tích bê tông lót:
    Vbt lót: [3,64+2,34] x 2 x 0,65 x 0,1 = 0,7774m3
  • Công thức tính khối lượng bê tông móng.
    Vbt: [3,44 x 2+2,54 x 2] x [0.45 x 0.21+0.33 x 0.14+0.56 x 0.22] = 3,1562m3

3.3. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông đài móng.

Công thức tính khối lượng bê tông đài móng [đơn vị: mm]

Tính khối lượng bê tông cho 05 đài móng Đ3 như minh họa trên:

  • Tổng khối lượng Bê tông 05 đài Đ3:
    Vbt = 5*[[1*0,7+[1+0,43]*0,6/2]]*0,7 = 3,9515 m3

3.4. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông sàn.

Cách tính khối lượng bê tông sàn [Đơn vị: mm]

Công thức tính khối lượng bê tông chuẩn xác có dạng:  Vbt = D x R x H [m3].

Với Vbt = Diện tích của kết cấu x Chiều cao.

Trong đó:

  • D: Chiều dài [Chiều dài của công trình như: Sàn bê tông, đường, sân,…];
  • R: Chiều rộng của khối bê tong;
  • H: Chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục [Từ 0.2 – 0.3m cho đường và 0.08 – 0.14m đối với nhà dân dụng].
  • Vbt = Số lượng thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Ví dụ: Tính khối lượng Bê tông cho một sàn dày 12 cm.

Công thức tính khối lượng bê tông sàn: Thể tích bê tông sàn V= Dài x Rộng x Cao

  • Trục A-C: 4,88*13,78*0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9*8,25*0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: [[13,78+2*0,41]*2+4,88+1,9+6,78]*0,41*0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19*2,7*0,12 = – 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột [12 cột]: – 12*0,22*0,22*0,12 = -0,0697 m3
  • Tổng cộng: Vbt sàn = 10,9512 m3

Lưu ý: Khi thực hiện tính toán và áp dụng công thức tính khối lượng bê tông, cần có sự tỉ mỉ và chú tâm. Tránh trường hợp thiếu sót gây ra sai sót hoặc tính thiếu khối lượng bê tông cần cho công trình.

Kết

Hy vọng qua bài viết này, Hải Hòa Phát có thể giúp bạn nắm bước được công thức tính khối lượng bê tông và áp dụng chúng vào công trình của mình một cách dễ dàng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, công ty Hải Hòa Phát chúng tôi đã và đang từng bước khẳng định chất lượng dịch vụ và uy tín tuyệt đối với khách hàng. Niềm tin của quý vị chính là động lực để chúng tôi phát triển chính mình từ đó chúng tôi ngày càng có thể phục vụ quý vị tốt hơn nữa. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 180 Bình thành, KP 4, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM.
Tel: 0938 918 569
Email:

Bê tông là một trong những vật liệu quan trọng của ngành xây dựng. Từ nhà ở, ống cống, cầu đường hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật… đều có sự góp mặt của bê tông. Nhờ đó mà công trình trở nên vững chắc, kết cấu kiên cố hơn. Vậy bạn đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn chưa? Sau khi đọc bài viết dưới đây, chắc chắn bạn sẽ nắm công thức tính trong lòng bàn tay.

1. Vai trò của việc tính khối lượng bê tông

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các kiến trúc sư, chủ đầu tư dự án lại quan tâm đến khối lượng bê tông như vậy. Bởi lẽ, nếu tính toán chính xác, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Đo bóc khối lượng bê tông để phục vụ công tác lập dự toán. Đây cũng được xem như vai trò quan trọng nhất của việc đo khối lượng bê tông.
  • Kiểm tra sự sai khác của khối lượng bê tông giữa thi công thực tế và thiết kế được duyệt? Khối lượng thừa thiếu cụ thể là bao nhiêu? Từ đó, tránh được thất thoát cho công trình, tiết kiệm chi phí.
  • Giúp chủ đầu tư cân đối được khối lượng xi măng và các nguyên vật liệu khác để đảm bảo chất lượng công trình.
  • Giúp công tác quản lý, điều hành công trình được hiệu quả.

2. Cách tính khối lượng bê tông chuẩn, chính xác nhất

Bê tông được sử dụng cho nhiều vị trí, hạng mục khác nhau của công trình như cọc, móng băng, đài móng, sàn, cột… Do đó mà cách tính khối lượng bê tông cũng không giống nhau.

2.1. Cách tính khối lượng cọc vuông bê tông cốt thép

Cọc vuông bê tông cốt thép thường được sử dụng làm nền móng cho các công trình dân dụng, cầu đường, tường bờ kè… Giả sử, công trình sử dụng 60 cọc vuông, tiết diện là 0,3mx0,3m. Chiều dài cọc là 12m, được chia thành 2 đoạn, đoạn 1 [Đ1] dài 4m và 2 đoạn 2 [Đ2] dài 4m

Như vậy, tổng số cấu kiện Đ1 là 60, Đ2 là 120. Khối lượng bê tông được xác định như sau:

V bê tông 60 cọc = V bê tông Đ1 [60 đoạn] + V bê tông Đ2 [120 đoạn]

Trong đó:

  • V bê tông Đ1 = 60 x 4 x 0,3 x 0,3 + 60 x 1/3 x 0,3 x 0,3 x 0,4 = 22,32m3
  • V bê tông Đ2 = 120 x 4 x 0,3 x 0,3 = 43,2m3
  • Tổng V bê tông 60 cọc = 22,32 + 43,2 = 65,52m3

Lưu ý: [60x1/3x0,3x0,3x0,4] là phần thể tích chóp tam giác trên đỉnh Đ1.

2.2. Cách tính khối lượng bê tông móng băng

Giả sử móng băng có thiết kế và thông số như hình vẽ. Ta sẽ tính toán được

V lớp lót = [3,68 + 2,36] x 2 x 0,69 x 0,12 = 1,000224m3

V bê tông = [3,44 + 2,54] x 2 x [0,56 x 0,22 +0,33 x 0,14 + 0,45 x 0,21] = 3,1562m3

2.3. Cách tính khối lượng bê tông đài móng

Giả sử đài móng có thiết kế và thông số như hình. Số lượng cấu kiện là 4. Khối lượng bê tông cần dùng như sau:

  • Diện tích mặt bằng móng đài = 1 x 0,7 + [1 + 0,44] x 0,6/2 = 1,132m2
  • Tổng khối lượng cho 4 đài = 4 x [[1 x 0,7+ [1 + 0,44] x 0,6/2]] x 0,7 = 3,1696m3

2.4. Tính khối lượng bê tông sàn

Thông thường, khi tính toàn khối lượng bê tông trong các công trình, người ta thường bóc tách theo từng sàn của các tầng khác nhau. Ngay cả sàn mái và tầng áp mái cũng phải bóc tách. Dựa trên những kết quả đó sẽ có cách tính khối lượng bê tông sàn cần dùng dựa trên tắc: Lấy tổng diện tích sàn nhân chiều cao sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm của những người đã làm nhiều năm trong nghề, muốn bóc nhanh khối lượng thì chúng ta không nên trừ đi dao dầm. Khi nào bóc dầm thì để chiều cao dầm trừ chiều dày sàn sau. Ví dụ, khối lượng bê tông cho sàn dày 14cm là:

  • Thể tích bê tông sàn: V= D x R x H [Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao]
  • Trục A - C: 5 x 14,5 x 0,14 = 10,15m3
  • Trục C - D: 2 x 8,25 x 0,14 = 2,31m3
  • Vỉa sàn: [[14,5 + 2 x 0,4] x 2 + 5 + 2 + 6,8] x 0,4 x 0,14 = 2,4864m3
  • Trừ đi sàn cầu thang: –3,2 x 2,7 x 0,14 = –1,2096 m3
  • Trừ đi giao cột [14 cột]: –14 x 0,22 x 0,22 x 0,14 = –0,094864 m3

Tổng thể tích bê tông sử dụng: V bê tông sàn = 13.641936

2.5. Tính khối lượng bê tông cột

Công thức tính khối lượng bê tông nhiều cột:

V bê tông = Số lượng x Diện tích 1 cột x Chiều cao

Ví dụ như: Một căn nhà mặt tiền có 12 cột bê tông. Trong đó, cột C1 có số lượng là 2, chiều cao là 11m; cột C2 có số lượng là 4, chiều cao là 12m; cột C3 có số lượng là 8, chiều cao là 13m. Tiết diện mỗi cột là 0,2m x 0,2m. Như vậy:

  • V bê tông C1 = 2 x 11 x 0,2 x 0,2 = 0,88m3
  • V bê tông C2 = 4 x 12 x 0,2 x 0,2 = 1,92m3
  • V bê tông C2 = 8 x 13 x 0,2 x 0,2 = 4,16m3

Tổng V bê tông 12 cột = 6,96 m3

2.6. Tính khối lượng bê tông đổ đường

Cách tính khối lượng bê tông đổ đường

V bê tông = Chiều dài x Chiều rộng x Độ dày

Ví dụ: Đoạn đường được thiết kế với chiều dài 200m, bề ngang 4m, độ dày dự kiến 0,2m. Khối lượng bê tông cần sử dụng như sau:

V bê tông = 200 × 4 × 0,2 = 160m3

3. Những điểm cần chú ý khi tính khối lượng bê tông

3.1. Không trừ thể tích thép hay dây buộc chiếm chỗ

Nhiều người khi bóc khối lượng bê tông và hoàn thành dự toán, chủ đầu tư bắt phải trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ. Nhưng theo quy định tại Định mức 1776/BXD-VP và Quyết định 788/2010/BXD của Bộ Xây dựng thì khối lượng bê tông không được phép trừ cốt thép, dây buộc, bản mã và các chi tiết tương tự.

Dĩ nhiên, nếu không trừ đi thì khối lượng bê tông dùng thực tế sẽ ít hơn trên giấy tờ. Điều này sẽ gây ra lỗ hổng trong quá trình xuất hóa đơn, chứng từ và làm ảnh hưởng đến hồ sơ thanh toán. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm cách hợp thức hóa chứng từ trước khi quyết định thanh toán.

3.2. Trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt

Cũng theo quy định tại Mục 3.3, phần II, Quyết định 788/2010/BXD, khối lượng khi tính toán phải trừ đi thể tích lỗ hổng, khe co giãn có thể tích lớn hơn 0,1m3 trên kết cấu bề mặt. Nhưng không có quy định cho những lỗ, khe có thể tích nhỏ hơn 0,1m3. Hiểu một cách đơn giản, bạn bắt buộc phải trừ khi thể tích lớn hơn 0,1m3. Trường hợp còn lại sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.

3.3. Không chia chiều cao công trình khi bóc tách

Trước kia, người ta thường chia công trình theo các định mức 50m để tiến hành bóc tách. Điều này là không đúng. Bởi lẽ Quyết định số 1091 và Quyết định 788 nêu rõ, chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng tương ứng chiều cao đó.

Ví dụ: Tòa nhà cao 18 tầng có chiều cao 65m thì toàn bộ công trình sẽ áp mã hiệu công việc với chiều cao >50m.

3.4. Phần giao nhau giữa các cấu kiện tính như thế nào và tính vào đâu?

Thể tích giao nhau giữa các cấu kiện chỉ được tính một và duy nhất một lần. Phần bê tông được tính vào cấu kiện nào thì không có quy định rõ ràng. Cho nên, vấn đề bóc vào đâu đó là quyền của người bóc. Song, phần lớn mọi người sẽ chọn  nơi nào thuận tiện, dễ tính và nhanh chóng hoàn thành.

Ví dụ: Bê tông cột giao với bê tông dầm thì khi bóc tách, nếu đã trừ thể tích ở bê tông cột giao thì không trừ ở bê tông cột dầm và ngược lại. Tuy nhiên, người bóc lại thấy đơn giá và cách tính của bê tông cột có lợi nên họ sẽ lựa chọn trừ ở đây.

3.5. Cách hạn chế bê tông nứt, vỡ

Tình trạng bê tông nứt, vỡ là điều khó tránh khỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng của công trình. Để hạn chế điều này, chủ đầu tư phải khắt khe ngay từ khâu chọn nguyên vật liệu, đặc biệt là chọn bê tông cốt thép chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài.

Với những nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết cách tính khối lượng bê tông chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Đừng quên truy cập vào bất động sản ODT mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức về thiết kế, xây dựng khác.

Video liên quan

Chủ Đề