Cách trị dị ứng thức ăn tại nhà

Dị ứng thức ăn là hiện tượng tự nhiên của cơ thể nhằm phản ứng lại những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng trên toàn thân. Tỷ lệ người bị dị ứng thức ăn ngày càng tăng. Việc tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa dị ứng là cần thiết để giảm tối đa biến chứng có thể gặp phải.

Dị ứng thức ăn là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Dị ứng thức ăn là một hiện tượng phản ứng quá khích của cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch trước một số nhóm đồ ăn bất kỳ được nạp vào cơ thể.

Người bệnh cần hiểu rằng tình trạng này hoàn toàn khác với việc cơ thể không dung nạp một loại thức ăn nào đó, mặc dù các biểu hiện bên ngoài của chúng là tương tự nhau.

Dị ứng thức ăn là bệnh lý phổ biến thường gặp

Khi kháng thể lgE nhận định nhầm một số loại protein trong thực phẩm là các tác nhân gây hại và hình thành cơ chế tấn công lại chúng, khi đó quá trình dị ứng bắt đầu. Điển hình nhất cho những dấu hiệu dị ứng đầu tiên trên cơ thể đó chính là phát ban đỏ trên da và gây rối loạn tiêu hóa.

Trong thức ăn có khả năng gây dị ứng chứa nhiều Histamin hoặc trong quá trình tiêu hóa thức ăn sản sinh ra. Những loại chất này gây phản ứng đối với cơ thể mà chúng ta hay gọi chung là dị ứng, với tình trạng sưng huyết, phù nề, mẩn ngứa, đau bụng, khó thở, buồn nôn,

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay
Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
vhea.org.vn Mở

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng tập trung nhiều vào trẻ nhỏ đặc biệt là với các bé sơ sinh, dưới 2 tuổi. Dị ứng thông thường không quá nguy hiểm nhưng nếu phản ứng mạnh hơn sẽ dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

Thông thường khi bị dị ứng thức ăn, người bệnh có thể cảm nhận ngay những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như sau:

  • Cổ họng khô rát, miệng ngứa ngáy.
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da.
  • Hắt hơi liên tục không đỡ.
  • Thở khò khè.
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Bị sưng to, phù nề những vùng miệng, cổ họng, mặt, môi,

Đây là những biểu hiện cơ bản nhất khi chứng dị ứng thức ăn mới xuất hiện. Tuy nhiên chúng ta còn có thể gặp nhiều biểu hiện khác nữa tùy thuộc vào cơ địa của cá nhân.

Dị ứng thức ăn gây biểu hiện ngứa ngáy, nổi ban đỏ trên vùng da bất kỳ

Người bệnh có thể cảm nhận được tình trạng sốc phản vệ bằng các triệu chứng dễ gặp như chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tụt đột ngột kèm khó thở, dần mất đi ý thức và dẫn đến ngất xỉu.

Tình trạng sốc phản vệ là bất ngờ và rất nguy hiểm, cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức, nếu không sẽ có nhiều tác động xấu đến sức khỏe hay thậm chí gây tử vong.

Nguyên nhân dị ứng thức ăn thường gặp

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng đó là do cơ địa của chúng ta quá nhạy cảm và khiến cho bệnh khởi phát khi cơ thể hấp thụ các loại thức ăn lạ.

Hệ miễn dịch gây ra các phản ứng thái quá với mong muốn đào thải những chất không phù hợp ra khỏi cơ thể, từ đó xảy ra những biểu hiện khó chịu.Ngoài ra, chúng ta cũng thường dễ bị mắc dị ứng với những món ăn nếu nằm trong số những nguyên nhân dưới đây:

  • Tuổi tác

Thông thường, trẻ nhỏ luôn dễ dàng bị dị ứng hơn so với người lớn và số loại thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng cũng sẽ nhiều hơn. Lý giải cho điều này, bởi trẻ nhỏ lúc này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa tốt, vì thế nên những yếu tố lạ khi đi vào cơ thể sẽ rất dễ gây dị ứng.

  • Do yếu tố di truyền

Bị dị ứng với thức ăn cũng có rất nhiều trường hợp là do di truyền mà ra. Người ta đã nghiên cứu được rằng, nếu trong gia đình của bạn có bố mẹ hoặc người thân bị dị ứng với bất kỳ loại đồ ăn nào thì bạn cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với loại thức ăn đó.

Bệnh có thể do yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái
  • Yếu tố môi trường

Môi trường sống kết hợp với thói quen ăn uống không khoa học hoặc kém vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng bị dị ứng. Mặc dù những hoạt động tại các bộ phận của cơ thể là bình thường thì những yếu tố như nguồn nước, không khí, bệnh truyền nhiễm, cũng sẽ dẫn đến bị dị ứng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng dị ứng phát sinh tại cơ thể:

  • Trứng gà
  • Sữa bò
  • Các loại cá, hải sản, đồ tanh
  • Bơ, đậu phộng
  • Quả hạch.
  • Động vật có vỏ.

Cách chẩn đoán dị ứng thức ăn ra sao?

Để chẩn đoán bệnh dị ứng khi nạp thức ăn vào cơ thể, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng rồi phán đoán sơ bộ.

Bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách hỏi một số câu hỏi thông dụng như sau:

  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng?
  • Tần suất bị dị ứng diễn ra như thế nào?
  • Những loại thức ăn nào được sử dụng gần đây?
  • Tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn của người bệnh cũng như gia đình?

Ngoài ra, để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng dị ứng cũng như định hướng phương án điều trị hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để tăng độ chuẩn xác cho việc xác định xem dị ứng thức ăn đang ở mức độ nào, lượng kháng thể lgE đang phản ứng với protein có trong thức ăn ra sao.
Xét nghiệm máu là một biện pháp sử dụng để chẩn đoán bệnh
  • Thử nghiệm trên da: Bác sĩ sẽ tiến hành trích xuất những chất protein bị nghi ngờ là gây dị ứng thành dạng lỏng rồi thử nghiệm lên vùng da trực tiếp [da tay hoặc da lưng]. Theo dõi sát những biến đổi trên da của người bệnh trong khoảng 20 phút. Nếu da bắt đầu thấy xuất hiện những đốm ban đỏ, sưng ngứa thì chắc chắn đã bị dị ứng.

Nếu những các trên không có cho kết quả chính xác, tùy thuộc vào cơ địa của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp riêng khác, thậm chí là ăn nhiều món ăn nghi ngờ dị ứng hơn để thử nghiệm.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý chẩn đoán mà cần đến các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện lớn để thăm khám.

Cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả

Dị ứng với thức ăn thông thường không phải là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khỏi sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên chúng gây ra rất nhiều phiền toái cho cơ thể và có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để bảo vệ bản thân mình, người bệnh cần tránh xa những món ăn được khuyến cáo sẽ gây dị ứng cho cơ thể.Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của dị ứng cũng như cơ địa của từng người sẽ có những phương pháp điều trị dị ứng thức ăn khác nhau.

Dưới đây là những cách chữa dị ứng thông dụng nhất mà bạn nên biết:

Tránh thực phẩm dễ gây dị ứng

Ngay sau khi phát hiện bản thân mình bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng trở nặng đó là bạn cần ngừng nạp thêm loại thực phẩm đó vào cơ thể.

Chúng ta thường khó biết được cụ thể mình bị dị ứng với món nào, hãy thăm khám bác sĩ để được khuyến cáo đầy đủ và chính xác.

Hải sản là nhóm đồ ăn nên kiêng vì dễ gây kích ứng

Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn đồ ăn sẵn, đồ hộp, thì chúng ta nên đọc kỹ thành phần của chúng bởi rất có thể trong đó sẽ chứa đồ mà mình bị dị ứng. Những loại đồ ăn này cần được ghi chép để loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống của bạn về sau.

Xử lý nhanh khi bị dị ứng thức ăn

Nếu chẳng may bị dị ứng thức ăn, việc làm đầu tiên bạn cần thực hiện ngay cho bản thân hay người trong gia đình đó là sơ cứu đúng cách. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Ngưng ngay việc ăn sản phẩm bị dị ứng.
  • Lấy bột vitamin C hòa chung với nước lọc rồi uống. Nếu 20 phút sau không thấy các triệu chứng thuyên giảm thì cần uống thuốc chống axit.
  • Với người bệnh bị sốc phản vệ, cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
  • Trường hợp biểu hiện dị ứng thuyên giảm, cần liệt kê nhóm thực phẩm đã ăn để phòng bệnh về sau.

Bị dị ứng thức ăn nên uống thuốc gì? Thuốc Tây

Tây y là một cách chữa trị dị ứng nhanh nhất và giúp người bệnh sớm ổn định sức khỏe. Khi người bệnh bị dị ứng ở mức nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamin giúp cải thiện nhanh triệu chứng, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy, nổi ban đỏ, khó chịu trên da.

Thuốc kháng Histamin:

  • Siro Phenergan
  • Loratadin
  • Clarytine
  • Clopheniramin
Nhóm thuốc kháng Histamin được chỉ định để điều trị

Nhóm thuốc này giúp ức chế quá trình sản sinh Histamin tự nhiên, từ đó giảm những triệu chứng của dị ứng. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn những tác dụng phụ không thể lường trước được trong quá trình sử dụng. Do đó, người bệnh nên sử dụng dưới sự kiểm soát và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Epinephrine

Trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng hơn, bạn sẽ được chỉ định tiêm thuốc Epinephrine. Thuốc giúp cải thiện đường thở, lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn và giảm sưng phù.

Đặc biệt là trong trường hợp sốc phản vệ, thuốc chắc chắn sẽ được chỉ định để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

Chữa dị ứng bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là cách chữa trị dị ứng tại nhà đơn giản và dễ áp dụng đối với trường hợp dị ứng nhẹ. Những phương pháp này tuy không điều trị hoàn toàn được nhưng chúng giúp làm giảm nhẹ triệu chứng trên cơ thể.

Uống nước gừng tươi

Gừng tươi có mùi thơm, vị cay nóng, tính dược bởi vậy chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Đồng thời có thể kết hợp cùng mật ong để làm ấm cơ thể, giảm đi ngoài do lạnh gây ra.

Nước gừng tươi chữa dị ứng thức ăn tại nhà

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng tươi, mật ong.
  • Gừng cạo sạch vỏ, thái lát rồi cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút.
  • Chờ khi nước nguội bớt thì thêm mật ong, khuấy đều rồi uống.

Tỏi chữa dị ứng

Trong tỏi cũng có chứa thành phần có khả năng chống độc, chống dị ứng tự nhiên. Bạn có thể ăn sống khoảng 3 tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, đẩy lùi dị ứng tốt hơn.

Tuy nhiên không nên ăn nhiều tỏi cùng lúc vì chúng có thể gây cảm giác chướng bụng, buồn nôn.

Dùng gel lô hội

Lô hội là một loại cây được sử dụng chủ yếu trong vấn đề chăm sóc da, ngoài ra chúng cũng có được sử dụng để chữa bệnh dị ứng.

Dùng gel lô hội làm giảm ngứa ngáy, phát ban

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi.
  • Đem gọt bỏ phần vỏ và rửa sạch với nước để loại bỏ độc tố.
  • Lấy thìa cứng cạo lấy phần thịt trong suốt bên trong.
  • Dùng miếng bông y tế để thấm vào gel rồi bôi lên vùng da bị tổn thương do dị ứng.
  • Để 10 15 phút cho đến khi chúng tự khô rồi vệ sinh lại bằng nước ấm.

Nước giấm táo rượu

Giấm rượu táo có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó chúng có khả năng điều trị chứng dị ứng nhẹ do thức ăn gây ra, kháng lại những tác nhân gây kích thích sản sinh ra histamin.

Ngoài ra, giấm rượu táo cũng có tác dụng tăng mức độ hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, cân bằng lại độ PH của cơ thể.

Người bệnh có thể dùng rượu giấm táo pha thêm cùng với mật ong, nước cốt chanh để tăng cường khả năng điều trị. Mỗi ngày uống 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng nước lá trầu không

Lá trầu không là một phương pháp điều trị an toàn và đặc biệt phù hợp đối với các mẹ bầu khi bị dị ứng với thức ăn. Trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh chất cũng giống như lá chè xanh, giúp giảm thiểu những triệu chứng của bệnh dị ứng, làm dịu da, kháng viêm, diệt khuẩn và tái tạo làn da khỏe mạnh.

Dùng lá trầu không giảm dị ứng

Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không đem rửa sạch, giã nát để đắp lên khắp những vùng da bị bệnh. Cách làm này sẽ giúp cho những triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, kích ứng được giảm đáng kể.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thức ăn

Những trường hợp dị ứng thường xảy ra bởi chính thói quen của chúng ta trong cuộc sống. Do đó để phòng ngừa bệnh phát triển hoặc tái phát, người bệnh nên chú ý đến những thói quen sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế sử dụng những món ăn có chứa những thực phẩm bản thân bị dị ứng hoặc những sản phẩm có nguy cơ dễ dị ứng.
  • Nhận biết sớm những biểu hiện ban đầu của dị ứng như ngứa ngáy, sưng tấy, đi ngoài,
  • Nên tìm hiểu kỹ những món ăn tổng hợp như cơm thập cẩm, lẩu, bởi trong chúng có rất nhiều thực phẩm khác nhau.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ nhà bếp trong quá trình nấu nướng.
  • Không cho bé chơi quanh khu vực bếp hay chạm tay vào những đồ ăn có khả năng gây kích ứng cho da.
  • Trong trường hợp mẹ đang cho con bú, không nên ăn các món dễ gây dị ứng để tránh gây bệnh sang con.
  • Cần thăm khám y tế ngay khi nhận thấy những dấu hiệu dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Dị ứng thức ăn mặc dù là bệnh lý phổ biến dễ gặp và không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng người bệnh cần cẩn thận trước mọi món ăn mà bạn chuẩn bị nạp vào cơ thể. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa mỗi khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường của bản thân để kiểm soát tốt sức khỏe.

Click đọc ngay:

  • Dấu hiệu dị ứng bột ngọt và cách chữa trị tốt nhất
  • Dị ứng bia rượu [có cồn] và cách xử lý, chữa trị

Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý
Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát
Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược

Video liên quan

Chủ Đề