Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân

Bên cạnh đó, hoạt động tuần hoàn suy giảm khi bị tiểu đường cũng có thể khiến da bị khô và ngứa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Da khô ở bàn chân, biết cách chăm sẽ đỡ!

6. Viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh lý về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Lông tóc xoăn, mụn trứng cá hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch là những yếu tố rủi ro phổ biến dẫn dến tình trạng này.

Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của một cụm mụn ngứa trên chân, khu vực xung quanh cụm mụn đỏ lên và đau rát. Bên cạnh đó, một số người còn bị nổi mụn nước, chảy mủ khi vỡ mụn.

7. Giãn mạch máu

Tập thể dục là cách tuyệt vời giúp bạn giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện một số tình trạng bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, khi bắt đầu một hình thức tập thể dục mới, bạn có thể cảm thấy ngứa ở chân.

Một số người cảm thấy ngứa trong lúc hoặc sau khi đi bộ, chạy bộ và tập luyện các bài tập khác. Nguyên nhân là do khi hoạt động, mao mạch ở chân giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh.

Ngứa chân do giãn mạch máu chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ giảm dần khi cơ thể bạn bắt đầu thích nghi với cường độ luyện tập mới.

8. Hội chứng chân không yên [RLS]

Hội chứng chân không yên là tình trạng khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở chân, buộc người bệnh phải di chuyển liên tục. Cảm giác này nhận thấy rõ nhất khi người bệnh nghỉ ngơi, chẳng hạn như lúc ngồi hoặc nằm. Hội chứng chân không yên có thể gây khó ngủ vào ban đêm, khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi và mất tập trung trong công việc.

Hiện nay, y học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Các chuyên gia cho rằng hội chứng có thể xuất hiện do sự mất cân bằng các hóa chất trong não liên quan đến chuyển động cơ bắp.

9. Tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi, ngứa chân có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong đó, bị ngứa do dùng thuốc giảm đau nhóm opioid là phổ biến nhất. Thông thường, cảm giác ngứa do những nguyên nhân này thường không đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay.

Một số loại thuốc trị ung thư cũng gây ra cảm giác ngứa và có thể kèm theo các triệu chứng về da khác.

10. Ngứa chân do một số bệnh lý khác

Mặc dù không phổ biến nhưng ngứa chân có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng sau:

  • U lympho: Cảm giác ngứa thường xảy ra ở những người mắc u lympho Hodgkin và u lympho tế bào T ở da.
  • Ung thư da: Trong đa số trường hợp, dấu hiệu nhận biết duy nhất của bệnh ung thư da là một đốm nhỏ như nốt ruồi trên da. Đôi khi, đốm da này sẽ gây ngứa cho bạn.
  • Bệnh thận tiến triển: Ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến khi thận bắt đầu suy giảm chức năng và người bệnh cần tiến hành lọc máu.
  • Bệnh gan: Viêm gan C, xơ gan hoặc tắc ống mật có thể gây ngứa da.
  • Bệnh tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa chân. Trong một số trường hợp, bệnh lý tuyến giáp còn gây phát ban da mãn tính.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 bí quyết chăm sóc da chân mềm mại như em bé

Điều trị tình trạng ngứa chân

Các phương pháp điều trị tình trạng ngứa chân sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu ngứa chân là do khô da, bạn có thể sử dụng kem hoặc gel bôi để giữ ẩm cho đôi chân của mình. Bạn cũng nên thực hiện các bước giữ ẩm cho da trước, sau khi cạo lông và sau khi tắm.

Một số sản phẩm đặc trị có thể giúp bạn giảm ngứa, bao gồm kem chống ngứa, hydrocortison và thuốc bôi ngoài da calamine. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamine đường uống để kiểm soát phản ứng dị ứng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Bích Ngọc - Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội

Tình trạng chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa không chỉ cảnh báo bệnh lý về da liễu thông thường mà các triệu chứng này còn báo hiệu một số căn bệnh nguy hiểm ở bên trong cơ thể. bài viết dưới đây của VietSkin sẽ giúp bạn nhận ra các dạng bệnh thường gặp khi chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
Chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa là bệnh gì?

Nguyên nhân khiến chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa

Việc xác định nguyên nhân và bệnh lý khiến chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa thường dựa trên các triệu chứng cụ thể và thời gian phát triển của bệnh. Một số trường hợp mẩn ngứa sẽ tự biến mất sau vài ngày trong khi một số trường hợp khác kéo dài đến vài tuần. 

Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có thể gây ra tình trạng chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa.

1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da chạm vào một chất kích ứng bao gồm hóa chất có trong xà phòng, các chất tẩy rửa, giày dép… các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm ngứa, đỏ, phồng rộp hoặc đôi khi trông giống như một vết bỏng kéo dài. Các triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào tiếp xúc với tác nhân dị ứng bao gồm cả tay và chân.

2. Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh về da do các nang lông bị viêm khiến tay chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Ngoài ra, bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận khác của cơ thể như râu, tay, lưng… Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển, chúng sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Viêm nang lông ở chân do cạo lông sai cách

Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng bệnh để lại cảm giác ngứa, đau và khó chịu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.

3. Bệnh chàm

Chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa đôi khi là dấu hiệu của bệnh chàm [eczema]. Đây là tình trạng dị ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thường có xu hướng được cải thiện khi trưởng thành.

Bệnh chàm gây ra các mảng da khô, mẩn đỏ, nứt nẻ đôi khi có thể sưng lên và bị rò rỉ máu và ngứa. Các triệu chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở những nơi có những nếp gấp da như xung quanh bàn tay, cổ tay, các ngón tay, khuỷu tay, mặt trong đầu gối, mắt cá chân hoặc ở các ngón chân.

4. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa ở chân sẽ gây ngứa, nổi mụn nước to nếu không kịp thời điều trị

Tổ đỉa là tình trạng da nổi nhiều mẩn đỏ, mụn nước li ti thường phổ biến ở các ngón tay, lòng bàn tay hoặc các ngón chân. các mụn nước do bệnh tổ đỉa thường rất ngứa, đau đớn và có thể bị vỡ ra khi người bệnh chạm vào.

Tình trạng bệnh có thể kéo dài trong 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, tổ đỉa ở chân thường khó điều trị hơn bởi vì chân thường di chuyển liên tục và chịu trọng lượng của cơ thể.

5. Mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi bị kích ứng cơ thể sẽ giải phóng histamin khiến các mạch máu nhỏ rò rỉ các chất dịch lỏng. Chất dịch này tích tụ dưới da và gây nên hiện tượng mề đay mẩn ngứa. bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả ở tay, chân…

6. Lichen phẳng

Bệnh lichen phẳng có tên khoa học là lichen planus. Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn không truyền nhiễm khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm: Lưng, ngực, bụng, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân thậm chí là ở miệng.

Các triệu chứng bệnh cơ bản là xuất hiện nhiều mảng da sưng nhỏ thường có màu tím, đỏ, căng bóng và rất cứng khi chạm vào. Đôi khi bên ngoài các mẩn ngứa có thể xuất hiện một đường viền mỏng màu trắng bao quanh.

7. Bệnh ghẻ

Ghẻ là một bệnh khiến chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa khá phổ biến và có thể lây lan. Các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm việc xuất hiện nhiều mẩn đỏ, sưng nhỏ, ngứa có dịch bên trong.

Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở những nơi có độ ẩm cao và khó vệ sinh như các ngón tay, các ngón chân, bên trong đầu gối và mắt cá chân.

8. Nấm chân

Nấm da chân là một chứng bệnh do nấm gây ra ở lớp da ngoài cùng, bệnh tạo ra các nốt vảy, mẩn đỏ và ngứa rất dễ lây lan. hầu hết ai cũng bị nấm da chân ít nhất một lần trong đời. Nấm [fungi] phát triển mạnh ở những nơi ấm và ẩm ướt, như ở kẽ chân. nấm da chân có thể điều trị tại nhà với các loại thuốc chống nấm [bôi trên da] không cần kê đơn cũng như tiến hành các biện pháp ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên sau khi điều trị khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát nếu nấm có điều kiện thuận lợi sinh sôi và phát triển.

9. Nóng gan, suy giảm chức năng gan

Một trong những nguyên nhân khiến chân bị nổi mẩn và ngứa cũng có thể là do các độc tố bị ứ đọng bên trong gan không được bài tiết hết ra bên ngoài, theo thời gian lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan, gan hoạt động, thải độc tố không còn ổn định nữa, từ đó gây ra các bệnh ngoài da như vàng da, vàng mắt và nổi mụn, mẩn ngứa trên da. Mẩn ngứa ở chân cũng là một trong những trường hợp báo hiệu chức năng gan đang bị suy giảm, vì thế bệnh nhân cần để ý và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để gan sớm lấy lại chức năng đào thải hiệu quả.

Ngoài ra, một số nguyên nhân không phổ biến có thể khiến chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa bao gồm:

  • Sốt phát ban [thường xảy ra ở trẻ em]
  • Bệnh tay chân miệng [ thường xảy ra ở trẻ em]
  • Phản ứng dị ứng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh
  • Mẩn ngứa khi thời tiết nóng
  • Dị ứng thời tiết

Điều trị chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa

Bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Với trường hợp da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa cấp tính gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì một số loại thuốc được dùng thường có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngoài da, hạn chế tình trạng sưng, nổi sần. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau và mức độ tổn thương của bệnh mà các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cụ thể:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc dùng chính trong việc điều trị giảm các cơn ngứa, các loại thuốc này khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ vì chúng thường cho tác dụng phụ là gây buồn ngủ, giảm tập trung, sử dụng thường xuyên sẽ gây mệt mỏi.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Nhóm này thường thường có chứa corticoid, tuy nhiên khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây nên tác dụng phụ là teo da, gây sẹo, viêm da… Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh không nên sử dụng.

Tuy nhiên, để điều trị tốt nhất căn bệnh của mình, bạn hãy thăm khám trực tiếp các bác sĩ da liễu và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.

Lưu ý khi chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa

Để tránh chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa, bạn nên:

  • Bôi kem dưỡng ẩm để tránh khô và kích ứng da.
  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày, hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da.
  • Tuyệt đối không được trầy sát và gãi làm da bị trầy xước sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Trong trường hợp chân bị mẩn đỏ và ngứa lâu ngày không thuyên giảm, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm tìm ra bệnh. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh được điều trị dứt điểm.

Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề