Cách trị sâu đục thân trên cây mai

Cây mai sống khỏe, sống lâu năm, nhưng cũng dễ chết vì sâu bệnh. Vì vậy, thỉnh thoảng ta cũng nên theo dõi xem cây có bị sâu rầy tấn công hay không để kịp thời chữa trị. Điều cần là phải xịt thuốc trừ sâu rầy theo đúng định kỳ, vì ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.

Sâu đục thân:

Sâu đục thân là loại sâu nhỏ nhưng tác hải của nó đối với cây mai lại quá lớn. Nếu sâu này tấn công vào cành thì cành phải cưa bỏ và nếu tấn công vào thân thì cây sẽ chết đứng. Vì vậy, ai trồng mai cũng cố tìm cách ngăn ngừa loại sâu này.

Trước tiên, sâu đục một lỗ nhỏ bằng chân nhang vào nhánh hay thân cây để từ đó chui vào đục hết lõi gỗ bên trong… Nếu không phát giác để trừ khử thì chỉ một thời gian ngắn sau phần cây đó sẽ bị héo úa và chết khô.

Nếu theo dõi ta sẽ thấy nơi nào trên thân cây mai có những lỗ  nhỏ và chung quanh lỗ có chút bột gỗ như mạt cưa đùn lên, thì đích thị có sâu đục thân đang ẩn trong đó. Việc cần là dùng mũi dao nhọn khoét rộng cái lỗ đó ra để moi sâu đục thân ra giết ngay. Nếu sâu đã ăn sâu vào trong lõi gỗ thì còn có cách xịt thuốc trừ sâu vào đó để sâu cay thuốc mà chết.

Những cành mai nào bị héo úa cho sâu đục thân tấn công thì nên cưa bỏ và đốt ngay, nếu không sâu này sẽ ăn lan sang nhánh khác.

Các loại thuốc trừ sâu như Malathion, Basudin tiêu diệt được loại sâu tại hại này. Ta nên dùng thuốc này để xịt ngừa theo định kỳ hàng nằm.

Sâu nái:

Sâu nái chuyên ăn trụi lá Mai non khiến đọt non của  mai bị thương tổn, dẫn đến cây chậm phát triển.

Trên mình sâu nái có nhiều lông như loài sâu róm vậy. Lúc nhỏ thì sâu màu xanh lớn, lên thì trở thành sâu nâu sẫm. Nếu chúng xuất hiện ít thì bắt đầu chúng bằng cách trẩy nỏ chiếc lá mà chúng đang bám vào, sau đó đốt đi. Ngược lại, nếu thấy chúng xuất hiện nhiều thì chỉ còn cách dùng thuốc trừ sâu rầy phun xịt lên các đọt non mà chúng đang đeo bám.

Rầy bông:

Đây là loại rầy nhỏ chuyên bám vào đọt mai để hút nhựa cây mà sống. Rầy bông trên mình có sắc đen trắng vả khi xuất hiện thì xuất hiện với số nhiều khiến đọt mai bị trắng xóa.

Cần phải tận diệt loại rầy này khi phát hiện sự có mặt của chúng trong vườn mai của miình. Nếu rầy xuất hiện ít thì bẻ ngay những dọt mai nào có rầy này bám bào rồi đốt bỏ.Nếu chúng xất hiện nhiều thì nên dùng thuốc trừ rầy xịt khắp cả vườn mai liên tiếp ba lần trong một tuần, cho đến khi nào rầy hết xuất hiện thì ngưng.

Cây mai tuy it bị sâu rầy phá hại, nhưng sâu rầy tấn công cây mai đều là những thứ độc hại dễ làm chết cây, nên hàng năm ta phải lo phun thuốc trừ sâu rầy để ngăn ngừa…

Trồng mai vàng đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc. Bài viết đề cập đến trĩ hại mai vàng, sâu ăn lá mai và sâu đục thân hại mai vàng.

Bọ trĩ lá mai vàng

Bạn đang đọc: Trĩ hại mai vàng và sâu ăn lá, sâu đục thân mai vàng

Hiện tượng : Lá non của mai vàng bị co quắp xuống dưới và chuyển dần thành màu đà hoặc màu đen. Nếu bị nặng, những phôi mai vàng không tăng trưởng được chồi mới, từ từ cành nhánh không tăng trưởng .

Quan sát : Lật mặt trái của lá mai, nhiều con vật rất nhỏ bằng sợ tóc có màu trắng hoặc màu sữa bò ở đó. Dù rất nhỏ nhưng tai hại rất lớn. Trĩ hút nhựa của lá cây để tăng trưởng nên lá giống như bị cháy khô .

Cách phòng : Khi tưới cây, hãy tưới lên mặt phẳng trên và dưới của lá. Tưới từ trên ngọn xuống. Tác dụng của việc tưới nước là vệ sinh lá và tạo môi trường tự nhiên không thuận tiện để trĩ tăng trưởng .

Cách trị: Phun thuốc đặc trị trĩ ở mặt dưới của lá rất hiệu quả.

Sâu ăn lá

Hiện tượng : Lá non mai vàng bị sâu tơ gặm từ từ. Sâu đi ngoài rơi phân xuống đất hoặc dính trên lá mặt phẳng lá già. Buổi sáng sớm quan sát thấy hiện tượng kỳ lạ này. Tác hại rất nhanh vào buổi sáng, hoàn toàn có thể trong vòng 1 h đến 2 h là phần lá non bị mất sạch .

Quan sát : Sâu tập trung chuyên sâu nhiều ở phần mặt dưới của lá mai hoặc những cộng lá là nơi trú ẩn của sâu. Thông thường, sâu có cả loại nhỏ và lớn cùng ăn trên một ngọn. Càng nhiều sâu thì vận tốc phá hại càng nhanh .

Xem thêm: Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà Đơn Giản Không Dùng Hóa Chất

Cách phòng : Thường xuyên quan sát cây khi tưới nhất là tiến trình cây tăng trưởng lá non. Tưới nước nên tưới trên lá để vừa mát thân vừa rửa trôi mầm mống sâu .

Cách trị : Phun thuốc trừ sâu lên mặt phẳng lá theo liều lượng hướng dẫn .

Sâu đục thân

Hiện tượng : Trên thân cây có 1 lỗ. Nơi đây là nơi mà ấu trùng sâu được bướm đẻ vào và trở thành tổ của sâu .

Quan sát : Đất phía dưới lỗ thân cây có những hột màu gỗ. Các hạt này hoàn toàn có thể là phân của sâu. Màu của hạt sâu đục thân không giống như màu của sâu ăn lá vốn dĩ có màu đen hoặc xanh. Tác hại của sâu đục thân hoàn toàn có thể dẫn đến chết cành hoặc chết luôn cả cây mai vàng .

Cách phòng : Quan sát trên thân và trám những lỗ trên thân cây .

Xem thêm: Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà Đơn Giản Không Dùng Hóa Chất

Cách trị : Dùng thuốc đặc trị bơm vào lỗ nơi sâu trú ngụ. Sâu sẽ chui đầu ra hoặc chết luôn trong thân cây. Dùng phần gỗ của cây vát tròn để đóng vào trám lỗ đó. Cắt ngang phần gỗ đóng vào thân cây. Mài hoặc đục sao cho mặt phẳng nhẵn. Dùng keo liền da bôi lên chỗ trám đó .

Cây mai vàng sống ngoài tự nhiên cũng là một loài cây khỏe mạnh và có sức chống chọi với các loại sâu bệnh khá cao. Vì cây tự cung cấp dinh dưỡng và tìm các hoạt chất bị thiếu bổ sung cho cơ thể.Nhưng mai trồng trong chậu thì lại khác, cây rất yếu vì thiếu dinh dưỡng, không đủ các loại khoáng chất, nhất là mai ghép. Nên sâu cũng tấn công nhiều hơn.

Một vấn đề nữa đó là việc dùng thuốc trừ sâu quá nhiều nên nhiều loại sâu ngày một kháng thuốc. Nhà vườn thì trồng cây với số lượng lớn nên sâu bệnh có thể phát sinh rất nhanh. việc dùng thuốc trừ sâu quá nhiều làm các loại thiên địch của sâu rầy bị tiêu diệt dẫn đến môi trường phát triển của sâu rầy thuận lợi hơn.

Khi cây bị sâu bệnh thì cây sẽ mất rất nhiều năng lượng, sức sống và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây, có thể dẫn đến chết cây. Vì sâu thường tàn phá lá của cây và đây là lá phổi, là trái tim để cây sống và phát triển, nên cách tốt nhất là phòng trừ sâu trước khi sâu bùng phát mạnh thành dịch .

Sâu ăn lá mai vàng .

Thường bùng phát mạnh và tấn công mai vàng vào đầu năm, gia đoạn mai ra lá non. Mà chính xác hơn là sẽ tấn công và lúc mai ra lá non, và mai ra lá non thì quanh năm đến tận tháng 10 âm lịch. Là non là món thức ăn yêu thích và tuyệt với của sâu vì chúng rất mềm và nhiều dinh dưỡng. Nếu sâu tấn công mạnh chỉ trong 3 ngày là cây mai có thể bị ăn sạch lá non.

Cách phòng trị: Phun ngừa thuốc trừ sâu định kỳ khi mai vàng ra lá non, khi mai vàng mới bắt đầu ra lá non là bắt đâu phun đến khi lá già lại. thường từ 7-10 ngày phun một lần.

Các loại thuốc phòng trị: vì là sâu ăn lá nên rất dễ trị, có thể ra cửa hàng gần nhất và mua loại thuốc trừ sâu là được.

Sâu đục thân

Đây là loài rất nguy hiểm nếu  đã ăn và thân sẽ làm mất giá trị của cây, thậm chí chết chây vì chúng ăn vào lõi của cây, làm toàn bộ phần thân trên bị héo. Nên khi nhìn thấy nhánh hoành cành nào bị héo toàn bộ thì nên kiềm tra xem trên thân có lỗ nào không và bơm thuốc trừ sâu trực tiếp vào lỗ.

Biện pháp phòng trị, rắc thuốc hột[ví dụ như basudin] vào gốc định kỳ, hoặc phun thuốc trừ sâu toàn thân lá định kỳ cũng ngừa được sâu đục thân.

Sâu hại rễ

Tuyến trùng hại rễ cây là 1 loại bệnh, nhưng cái tên nó như vậy nên liệt kê vào đây, nó sẽ làm cho các đầu rễ u nầng từng cục và không thể phát triển được, dẫn đến cây không thể phát triển.Thứ 2 là rệp bám vào rễ, thông thường chúng sẽ bám vào trên thân cây nhưng cũng có một số trường hợp chúng tồn tại được dưới rễ, sẽ hút hết nhựa cây và dẫn đến cây suy nhược.

Để trị hai loại này ta dùng các loại thuốc hột [ thuốc hôi,basudin....] để rắc vào gốc định kỳ, thường là lúc đầu năm, lúc mới trồng cây và  tháng 5 rắc một lần, tháng 10 rắc 1 lần nữa. Như vậy sẽ giúp cây rất khỏe mạnh, không sâu bệnh hại rễ, cách tốt nhất vẫn là ngừa bệnh.

Bọ chích hút

 Rệp: Có rất nhiều loai rệp như rệp trắng, rệp sáp, rệp vảy, rệp hồng, ngoài tự nhiên có thể phá hoại đến cây mai vàng … Rệp thường phát triễn ở các nơi có độ ẩm cao, ít ánh nắng trự tiếp chiếu tới. Chúng sẽ tấn công vào các vết nứt trên vỏ, trên thân, hoặc nách là, chỗ da cây mềm để hút chích nhựa.Chúng còn là nguyên nhân cho nhiều loại bệnh phát triển, khi rệp bám vào là và thân, trên thân sẽ xuất hiện những lớp nhầy như nước đường bám vào lá, làm cho cây không thể phát triển và là không quang hợp được, dẫn đến cây bị suy nhược.

Bọ trĩ. Đây là kẻ thù truyền kiếp của mai vàng.Chuyên chích và hút nhựa của đọt non khi cây mới đâm chồi. Làm ngọn và là không thể phát triển, cây bệnh nặng là chỉ phát triển được 1/20 kích thước bình thường nên sẽ không thể quang hợp. CHúng rất nhỏ và liti như hạt cám, có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu tinh mắt.Nhận biết bằng cách là thấy lá nón ra bị xoăn đều và nhỏ dần.

Nhện đỏ. CHuyên tấn công lúc là cây mai vàng già và tấn công vào dịp cuối năm, chúng sẽ ăn hết diệp lục trên lá làm lá mai bị trắng và mòng, nhìn như có phủ một lớp cám lên trên. Làm lá rụng sớm dẫn đến hoa mai ra sớm

Bọ xít. Chuyên hút nhựa ở các đọt non vào ban đêm làm héo ngang đọt mai vàng.

Biện pháp phòng trừ và trị. Mỗi khu vực đều có bán loại thuốc khac nhau và bạn có thể mua nhưng hãy nhờ các đặc điểm sau: Phun khi mai chuẩn bị ra đọt non, mỗi lần phun đều phải đổi thuốc khác, không nên xịt một moại thuốc liên tục nhiều lần sẽ làm bị trĩ kháng thuốc. Hãy mua thuốc đặc trị bọ trĩ, chỉ cần xịt loài này là có thể phòng ngừa luôn các loại sau khác vì thuốc rất độc, cẩn thận khi sử dụng.

Nếu không rõ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Nội dung sẽ được cập nhật mới liên tục.....

Video liên quan

Chủ Đề