Cách ươm hạt đào Nhật Tân


12



- Hạt đào rất khó nảy mầm.

- Hạt quất tỷ lệ nảy mầm rất thấp chỉ đạt khoảng 3 5%.

- Nhiều biến dị: Cây mẹ tốt nhưng cây con có thể xấu; những cây đào

giống nhân giống từ một cây mẹ nhưng lại cho chất lượng và số lượng hoa rất

khác nhau.

- Cây nhân giống từ hạt sinh trưởng chậm [nhất là đối với cây quất]

Những nhược điểm trên đây đã làm giá thành sản xuất cây giống bị đội

lên cao. Vì vậy ngày nay, trong việc nhân giống đào, quất cảnh người ta chủ

yếu sử dụng các phương nhân giống vô tính như chiết, ghép để sản xuất cây

giống, hạn chế việc sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt.

4.3. Các thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt

4.3.1. Chuẩn bị hạt giống cây đào

Để có 1 cây đào có chất lượng hoa đẹp, thông thường chúng ta thường

phải thực hiện qua các bước như sau:

* Chọn cây mẹ

- Cây sinh trưởng, phát triển

tốt.

- Không bị sâu bệnh hại.

- Có màu sắc hoa đặc trưng

cho giống.

- Có nhiều hoa.

- Cây ra hoa liên tục trong 3

năm liền.



Hình 2.1.5. Cây đào mẹ



* Chọn quả để làm giống

- Chọn quả đều nhau.

- Quả không bị sâu bệnh hại.

- Quả có độ chín sinh lý.



Hình 2.1.6. Quả đào



13



* Chọn hạt

- Chọn các hạt có kích thước

như nhau.

- Hạt mẩy, không bị sâu bệnh

hại.

- Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao

[trên 85%].

Hình 2.1.7. Hạt đào

4.3.2. Chuẩn bị giá thể gieo hạt

Đối với việc sản xuất cây giống hoa đào bằng phương pháp gieo hạt,

chúng ta có thể tiến hành gieo hạt giống trực tiếp trên luống đất hoặc có thể gieo

hạt giống trong túi bầu PE.

Bước 1: Chuẩn bị đất gieo hạt

- Đất gieo hạt giống phải

được cày bừa kỹ, làm nhỏ, lên

luống có kích thước mặt luống

rộng từ 1,2 1,5m, chiều cao từ

0,1 0,2 m, rãnh luống rộng

khoảng 0,3 0,5 m.



Hình 2.1.8. Luống gieo hạt đào

Bước 2: Chuẩn bị túi bầu PE và giá thể đóng bầu

- Giá thể đóng bầu gồm các loại vật liệu sau: Đất phù sa, phân chuồng,

trấu hun [sơ dừa], phân lân trộn đều với nhau theo tỷ lệ: 60% đất + 20% phân

chuồng + 28% trấu hun [sơ dừa] + 1% phân lân.

* Chuẩn bị túi bầu PE

- Túi bầu PE có kích thước 20

x 25 cm.

- Túi bầu được đục lỗ để thoát

nước.



14



Hình 2.1.9. Túi bầu PE

* Đóng bầu [cho giá thể vào túi bầu]

- Giá thể được cho vào

túi bầu.



Hình 2.1.9. Giá thể đóng bầu

4.3.3. Các bước thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Bước 1: Xử lý hạt giống

* Ngâm hạt:

Đây là một kỹ thuật thông thường cho các loại cây có hạt lớn, vỏ hạt

cứng như hạt đào... Trước khi gieo, hạt giống được ngâm trong nước và túi vải

ẩm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm.

Ưu điểm của biện pháp này là rút ngắn được thời gian, hạn chế được

hiện tượng khuyết cây do hạt mọc mầm không đều, giảm nước tưới... Cần phải

quan sát vỏ hạt trước khi đem ủ sao cho hạt giống phải đạt ở mức đủ nước.

Xử lý hạt:

Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống đào hoặc bảo vệ hạt khỏi

tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý, hóa học, cơ giới:

- Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô. Hạt

đào được ngâm trong nước ấm 45oC trong vòng 20 phút để trừ các loại nấm

bệnh, sau đó chuyển sang ngâm bằng nước sạch trong vòng 48 giờ, đãi sạch, ủ

trong cát ẩm 30 40 ngày đến nứt nanh.

- Xử lý hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của

2 loại đó. Hóa chất này có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rất

thấp khoảng 1-5g/kg hạt giống. Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạt

giống là Thiram và Captan [cả hai có phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật

và người]. Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ hạt giống

đào đến lúc trưởng thành.

Xử lý cơ giới: Để hạt ngoài không khí vài ngày nhằm cho hạt khô, đồng

thời khi làm như vậy, nhân bên trong vỏ cứng sẽ co lại. Sau đó, dùng vật cứng

để ghè hạt ra, làm sao để không làm vỡ nhân bên trong. Lấy nhân ra khỏi hạt

cứng.



15



Ngâm nhân trong nước 3 ngày. Thay nước hàng ngày. Lấy nhân ra, dùng

giấy thấm ướt để bọc các nhân lại ----> cho vào bao nylon kín miệng ---> cho

vào tủ lạnh [không được cho vào ngăn đá] ----> để khoảng 4 - 6 tuần. Thi

thoảng kiểm tra xem hạt có nảy mầm hay không? Nếu thấy hiện tượng hạt bắt

đầu nảy mầm chúng ta có thể đem hạt đào ra gieo ngoài ruộng sản xuất.

Kiểm tra chất lượng hạt giống:

Trong một số trường hợp hãn hữu, hạt giống có thể đã quá khô và được

bảo quản nơi có độ ẩm thấp [như hạt đóng hộp được bảo quản trong kho lạnh]

làm cho chúng không thể hút nước dễ dàng, nảy mầm yếu. Trong trường hợp

này, có thể điều chỉnh bằng cách: để chúng ở nơi có độ ẩm cao trong 1- 2 ngày

trước khi gieo. Cụ thể là để hạt giống trên một khay hay lưới treo lơ lửng trong

một cái lọ bịt kín có nước ở dưới để không làm ướt hạt giống.

Bước 2: Gieo hạt trên luống đất

- Sau khi xử lý hạt giống, chúng ta thấy hạt giống đã bắt đầu chuyển sang

một giai đoạn mới. Hạt bắt đầu nứt nanh và nảy mầm, lúc này chúng ta bắt đầu

tiến hành gieo hạt trên nền đất để chúng sinh trưởng và phát triển.

- Hạt được gieo trên luống với

mật độ là 5 x 5 cm.

- Sau khi gieo tiến hành lấp đất

có độ dày từ 2 3 cm.



Hình 2.1.10. Gieo hạt đào trên luống

đất

- Phủ rơm, rạ lên trên mặt luống.

- Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm

cho hạt tiếp tục nảy mầm và giúp

cây sinh trưởng và phát triển một

cách thuận lợi.



Hình 2.1.11: Phủ rơm trên mặt luống



16



Bước 3: Gieo hạt trong túi bầu PE

- Sau khi ngâm ủ hạt, chúng ta tiến

hành gieo hạt vào trong túi bầu.

- Phủ một lớp đất có độ dày 2 3 cm

lên trên hạt.

- Thường xuyên giữ ẩm cho hạt đến

khi hạt nảy mầm và phát triển thành

cây con.

Hình 2.1.12: Hạt đào gieo trong túi

bầu PE

Bước 4: Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

- Sau thời gian khoảng 30 35 ngày,

hạt đào bắt đầu nảy mầm chui lên

khỏi mặt đất và phát triển thành cây

đào giống.

- Trong giai đoạn đầu của cây hoa

đào, thường bị các loài sâu, bệnh hại

như: nhện đỏ, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh

lở cổ rễ.

* Dùng thuốc Comite 73 EC, Sutin

5EC, luân phiên hai loại thuốc này để

phòng trừ nhện đỏ.



Hình 2.1.13: Cây đào giống



* Dùng thuốc Anvil 10EC;

Carbenzim 50WP để phòng trừ bệnh

lở cổ rễ.

* Dùng thuốc Supracide 40 EC để

phòng trừ rệp sáp, sâu ăn lá.

Lưu ý: Phương pháp nhân giống bằng hạt không áp dụng cho cây quất cảnh vì

một số nhược điểm sau:

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt quất rất thấp chỉ khoảng 2 5%

- Cây giống quất cảnh được gieo từ hạt có khả năng sinh trưởng và phát

triển rất yếu.

- Cây khó ra hoa, kết quả.

- Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém, dễ bị sâu bệnh hại

tấn công.

- Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch dài.



17



4.3.4. Tiêu chuẩn cây giống đào

- Chiều cao cây từ 30 50 cm.

- Có từ 2 -3 cành cấp 1.

- Sinh trưởng và phát triển

khỏe, không bị sâu bệnh hại.



Hình 2.1.14: Cây giống đào nhân

giống bằng hình thức gieo hạt

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

* Câu hỏi trắc nghiệm:

Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1: Để có một cây giống đào tốt chúng ta phải chọn giống theo các

bước nào?

A. Chọn cây mẹ - chọn quả - chọn hạt chọn cây giống

B. Chọn quả - chọn hạt chọn cây giống

C. Chọn hạt chọn cây giống

D. Chọn cây giống

Câu 2: Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống đào như thế nào là đúng kỹ thuật?

A. Hạt đào được ngâm trong nước sạch trong vòng 5 ngày, đãi sạch, ủ

trong cát ẩm 30 40 ngày đến nứt nanh.

B. Hạt đào được ngâm trong nước ấm 45 oC trong vòng 20 phút để trừ các

loại nấm bệnh, sau đó chuyển sang ngâm bằng nước sạch trong vòng 48 giờ, đãi

sạch, ủ trong cát ẩm 30 40 ngày đến nứt nanh.

C. Hạt đào được ngâm trong nước sạch trong vòng 6 ngày

Câu 3: Sau bao nhiêu ngày ủ ẩm thì hạt đào bắt đầu nứt nanh?

A. Sau 10 ngày

B. Sau 20 ngày

C. Sau 30 40 ngày

D. Sau 60 -70 ngày



18



Câu 4: Khi gieo hạt, chúng ta cần phủ một lớp đất có độ dày là bao

nhiêu để cho hạt nảy mầm thuận lợi?

A. Phủ lớp đất dày 1 cm

B. Phủ lớp đất dày 2 3 cm

C. Phủ lớp đất dày 4 5 cm

D. Phủ lớp đất dày 6 7 cm

Câu 5: Trong giai đoạn đầu của vườn ươm, cây đào giống thường bị

bệnh nào sau đây gây hại nặng?

A. Bệnh chảy gôm

B. Bệnh cháy lá

C. Bệnh lở cổ rễ

Câu 6: Trong giai đoạn đầu ở vườn ươm, cây đào giống thường bị

các loại sâu hại nào sau đây gây hại nặng?

A. Nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá

B. Sâu đục ngọn đào

C. Sâu róm

Câu 7: Để phòng trừ nhện đỏ gây hại trên cây đào ở giai đoạn vườn

ươm chúng ta nên dùng loại thuốc nào?

A. Thuốc Comite

B. Thuốc Padan

C. Thuốc Ridomil

Câu 8: Bệnh lở cổ rễ trên cây đào, thường gây hại nặng nhất vào giai

đoạn nào của cây?

A. Giai đoạn cây con

B. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

C. Giai đoạn ra hoa

Câu 9: Phương pháp nhân giống bằng hạt có áp dụng được cho việc

nhân giống cây quất cảnh hay không?

A. Có áp dụng

B. Không áp dụng

2. Bài thực hành

Bài thực hành số: Ngâm ủ hạt giống đào.

C. Ghi nhớ:

- Cách chọn hạt giống đào



Video liên quan

Chủ Đề