Cách vẽ biểu đồ kinh tế vĩ mô trong Word

Những sinh viên kinh tế năm II, III vẫn còn lúng túng trong phương pháp minh họa bằng đồ thị về các bài tập kinh tế. Nhằm đáp ứng một phần nào giữa lý thuyết và bài tập, NKCC sẻ viết bài theo yêu cầu của bạn đọc trong việc xây dựng mô hình trong kinh tế Vĩ mô cúng như Vi mô.
Việc minh họa bằng đồ thị là yêu cầu càn thiết, giúp các bạn hiểu được và trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm và các dạng bài toán trong phân tích kinh tế.
Sau đây, là các bài tập minh họa từ dể đến khó.

Bài tập 1:
Một hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong thị trường cạnh tranh. Mức giá và sản lượng cân bằng là P= 50 ngàn đồng/sản phẩm và Q=100 ngàn sản phẩm. Độ co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng là Es = 1,2 và Ed = -2. Giả sử rằng đường cung và đường cầu thị trường hàng hóa này là những đường thẳng.
a] Anh/chị hãy viết phương trình đường cung và đường cầu thị trường.
b] Anh/chị hãy xác định thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và thặng dư toàn xã hội.
c] Ở mức giá nào thì doanh thu của ngành sản xuất này lớn nhất?
d] Để bảo vệ những nhà sản xuất, chính phủ ban hành mức giá tối thiểu là Pmin= 55 ngàn đồng/sản phẩm và tổ chức mua hết sản lượng dư thừa thì chính phủ phải chi ra bao nhiêu?

Bài Giải:
a. Viết phương trình đường cung và đường cầu thị trường.
⧪ Phương trình đường cầu có dạng: Qd = a.P + b [1]
Tại điểm cân bằng ta có công thức: Ed = a*P/Q
Thế các số liệu đã cho => a = -4 [Hàm Cầu là hàm nghịch biến: a b = 300
Phương trình đường cầu:Qd = -4P + 300
⧪ Phương trình đường cung : Qs = cP + d [2]
Tại điểm cân bằng ta có Es = c*P/Q
1,2 = c*50/100
c = 120/50 = 2,4 [Hàm Cung là hàm đồng biến: c>0]
Từ [2] Ta lại có: 100 = 2,4*50 + d => d = -20
Phương trình đường cung:Qs = 2,4P - 20[2]
b. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, thặng dư xã hội
- Thặng dư tiêu dùng:Có nghĩa là người tiêu dùng sẻ đạt được những lợi ích gì khi tiêu dùng sản phẩm!
- Thặng dư sản xuất:Có nghĩa là nhà sản xuất sẻ đạt được những lợi ích gì khi bán sản phẩm!
Theo bài toán, ta phải vẻ đường cầu, đường cung mới có thể tính được các yêu cầu của bài toán.
Cách vẻ:
Bước 1: Vẻ tọa độ X, Y, với X là trục hoành thể hiện lượng sản phẩm [Q], với Y là trục tung, thể hiện giá sản phẩm [P].
Bước 2: Vẻ đường cầu:
Giả sử rằng đường cung và đường cầu thị trường hàng hóa này là những đường thẳng.
Ta có:Qd = -4P + 300
Cho Qd = 0 => P = 75; Cho P = 0 => Qd = 300
Nối P = 75 và Qd = 300, ta có đường cầu:Qd = -4P + 300


H1
Bước 3: Vẻ đường cung:
Ta có: Qs = 2,4P - 20
Cho Qs= 0 => P = 8,33; Cho P = 0 => Qs = -20
Nối P = 8,33 và Qd = -20, ta có đường cung:Qs = 2,4P - 20
Điểm cân bằng giữa đường cung và đường cầu tại điểm A[P=50, Q=100]
Thặng dư tiêu dùng [CS]:Là phần dưới đường cầu [Qd], trên đường giá [giá cân bằng] và trục tung [Y].
Theo bài toán, thặng dư tiêu dùng [CS] chính là tam giác ABC.
CS = 1/2*[75-50]*100 = 1250 triệu đồng
Thặng dư sản xuất [PS]:Là phần trên đường cung [Qs], dưới đường giá [giá cân bằng] và trục tung [Y].
Theo bào toán, thặng dư sản xuất [PS] chính là tam giác ABD.
PS = 1/2*[50-8,33]*100 = 2083,5 triệu đồng
Thặng dư toàn xã hội [SS]:SS = PS + CS = 2083,5 + 1250 = 3333,5 triệu đồng
c] Ở mức giá nào thì doanh thu của ngành sản xuất này lớn nhất?
Doanh thu ngành sản xuất này đạt lớn nhất tại điểm có độ co giãn của cầu theo giá bằng -1| [cầu co giãn 1 đơn vị - Ed = -1], đó cũng chính là trung điểm của đường cầu.
Ed = a*P/Q = -1
TRmax ED = -1 P = 75/2 = 37,5 ngàn đồng/sản phẩm
Vì khiED=-2 thì ta tính được P = 75, cho nên khiED=-1 thì P = 75/2
H2
d] Để bảo vệ những nhà sản xuất, chính phủ ban hành mức giá tối thiểu là Pmin= 55 ngàn đồng/sản phẩm và tổ chức mua hết sản lượng dư thừa thì chính phủ phải chi ra bao nhiêu?
Ta thấy, khi giá tăng lên từ 50 55 thì lượng cấu sẻ giảm [100]. Vì hàm cung đồng biến với giá, còn cầu thì ngược lại [H2].
Khi P = 55 thì người tiêu dùng sẻ mua một lượng là:
Qd = -4P + 300= -4*55 + 300 = 80
Khi P = 55 thì người sản xuất sẻ bán một lượng là:
Qs = 2,4P - 20= 2,4*55 - 20 = 112
Như vậy, trên thị trường sẻ dư thừa một lượng hàng hóa là: 112 - 80 = 32 ngàn sản phẩm
Số tiền chính phủ bỏ ra thu mua sản phẩm thừa = 55 * 32 = 1760 triệu đồng.

Cách vẻ đồ thị trong KTVM - P II

Đọc Thêm:
-Ôn Tập Hàm Cung Và Hàm Cầu
- Bài toánCung Cầu, Thặng Dư và Thuế
-Bài tập về hệ số co giãn cung cầu-thuế


Tài liệu tham khảo:
- Bài tập Fulbright [2015-2016]

Video liên quan

Chủ Đề