Cách viết báo cáo thực tập ngành y

Đối với những sinh viên chuyên ngành y, dược, việc được trải nghiệm công việc thực tế tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe cộng đồng là cơ hội quý báu để đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân. Quá trình đó được khái quát hóa bằng những bài báo cáo thực tập cộng đồng tại trạm y tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế.

Mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế

Nội dung bài viết:

1. Báo cáo thực tập là gì? Tại sao bạn cần nó?

Báo cáo thực tập là bản tóm tắt kinh nghiệm thực tập của bạn mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải hoàn thành sau khi thực tập xong. Báo cáo thực tập rất quan trọng vì nó thông báo cho nhà trường của bạn biết về những kinh nghiệm và kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình thực tập.

Báo cáo thực tập của bạn bao gồm các chi tiết liên quan về kinh nghiệm thực tập của bạn, chẳng hạn như mô tả về vị trí trong tổ chức, các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành và các kỹ năng bạn đã học được. Cấp quản lý của bạn có thể sử dụng báo cáo này để cải thiện cơ hội thực tập hoặc bài học cho sinh viên sắp bước vào thử thách thực tập sắp tới.

Không phải tất cả các chương trình giáo dục sẽ yêu cầu viết báo cáo thực tập. Tuy nhiên, nếu trường học và doanh nghiệp của bạn yêu cầu điều đó, hãy đảm bảo bạn dành đủ thời gian và tâm sức để chuẩn bị.

Ngay cả khi bạn không được yêu cầu viết mẫu báo cáo thực tập, việc viết báo cao cũng có thể được xem là nguồn tư liệu cá nhân để đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn.

2. Nội dung cơ bản của báo cáo thực tập 

Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nghe qua có vẻ đầy học thuật và khó nhằn, nhưng thường nó sẽ bao gồm 6 chương cốt lõi. Chỉ cần neo theo những phần quan trọng ấy, bạn sẽ dễ dàng hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.

Chương I: Tổng quan về cơ sở thực tập

Đầu tiên và trên hết, bạn cần giới thiệu tổng quát về nơi bạn thực tập. Các đề mục dưới đây sẽ giúp bạn xác định đâu là những thông tin cần bỏ vào bài:

  • Tên đầy đủ và địa chỉ chính xác của cơ sở thực tập.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
  • Cơ cấu và bộ máy tổ chức trong công ty [bao gồm cả sơ đồ cây về các vị trí và tên của người đảm nhiệm vị trí ấy].
  • Chức năng, mục đích và phạm vi ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
  • Quy mô của doanh nghiệp.
  • Định hướng phát triển, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới

Chương II: Cơ sở lý thuyết

Ở chương tiếp theo này, bạn cần nói tóm gọn về các cơ sở kiến thức, lý thuyết bạn đã được học trong trường để từ đó áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập.

Đây là phần khá quan trọng trong bài, vì nếu bạn không thể đưa ra cơ sở lý thuyết phù hợp và liên quan tới vấn đề cần giải quyết thì bài của bạn sẽ không đạt được độ tin cậy cao nhất.

Chương III: Nội dung nghiên cứu tại cơ sở thực tập

Sau khi đưa ra cơ sở lý thuyết cũng như bản khái quát hóa những vấn đề gặp phải trong công việc, bạn sẽ tiếp tục ghi xuống nội dung nghiên cứu tại cơ sở thực tập. Có thể nói, đây chính là phần gom nhặt lại kết quả bạn đã đạt được sau khoảng thời gian thực tập tại đây.

Ở phần này, nội dung chủ yếu sẽ xoay quanh:

  • Mô tả công việc được giao của bạn trong quá trình thực tập.
  • Phương thức, quy trình thực hiện công việc.
  • Kết quả nghiên cứu sau khoảng thời gian thực tập.

Chương IV: Áp dụng trên công việc thực tế

Ở phần Áp dụng trên công việc thực tế, bạn sẽ cần phải tổng hợp và phân tích những công việc thực tế mình đã áp dụng một cách chi tiết: quy trình thực hiện, cách thức thực hiện, mức độ hiệu quả,…

Ví dụ:

  • Nếu bạn thực tập trong bộ phận Thương Mại, bạn có thể đề cập đến quy trình vận hành của một lô hàng mà bạn đã được giao quản lý.
  • Nếu bạn thực tập ở vị trí Content Marketing, bạn có thể đưa ra những nội dung mà bạn thực hiện để chứng minh những điều bạn viết ra là có giá trị với người tiêu dùng.

Để mẫu báo cáo thực tập của bạn có nền móng vững chắc hơn, bạn nên dựa trên cơ sở lý thuyết và phần đặt vấn đề. Thật không hay nếu như công việc áp dụng thực tế không thể áp dụng được cho những vấn đề mà bạn đặt ra ngay từ đầu bài.

Kết luận và kiến nghị

Như tên gọi, người viết sẽ phải đưa ra những kết luận xác đáng, có cơ sở sau toàn bộ thời gian thực tập tại doanh nghiệp cũng như trong quá trình viết mẫu báo cáo thực tập.

Bên cạnh đó, người viết báo cáo còn phải đề xuất những kiến nghị mà họ cho là cần thiết để có thể giải quyết vấn đề được đề cập ở phần đầu.

Các nội dung “xương sống” trong phần kết luận báo cáo thực tập sẽ là:

  • Kết luận điểm mạnh và điểm cần phát huy khi thực tập tại công ty.
  • Kết luận về những điều người viết báo cáo đã học hỏi và rút ra trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.
  • Kiến nghị các đề xuất đối với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập.
  • Kiến nghị với nhà trường về những vấn đề còn tồn đọng trong môi trường đại học: kiến thức chuyên ngành chưa thể áp dụng được trong công việc thực tế; những kỹ năng bổ trợ vẫn chưa được đáp ứng,…

Tài liệu tham khảo

Đây thường là phần bị “ngó lơ” nhiều nhất bởi người viết báo cáo thực tập vì nghĩ rằng tài liệu tham khảo không quan trọng. Ngược lại, tài liệu tham khảo là cơ sở vững chắc nhất để bạn xác minh những thông tin, dữ liệu, con số mà bạn đưa ra trong bài.

Ở phần này, người viết mẫu báo cáo thực tập sẽ liệt kê toàn bộ các tác giả, tạp chí, bài báo, thống kê,… xuất hiện trong bài. Tài liệu tham khảo được liệt kê theo thứ tự chữ cái, có thể bao gồm cả tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế

3.1. Báo cáo thực tập tại trạm y tế xã Nga Điền

Tên đề tài: “Báo cáo thực tập tại trạm y tế xã Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa”

Trạm y tế xã, phường là nơi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã, trạm y tế là nơi cung ứng đáp ứng nhu cầu thuốc cho nhân dân.

Trong suốt quá trình thực tập tại trạm y tế xã Nga Điền, với sự giúp đỡ tận tình của trưởng trạm y tế xã và các cán bộ y, dược bạn sinh viên đã nắm được: danh mục thuốc thiết yếu có trong trạm, biết được nhu cầu cung ứng thuốc tại địa phương, cơ cấu bệnh tật và rất nhiều kiến thức bổ ích khác.

3.2. BCTT Nâng cao kiến thức phòng chống tăng huyết áp tại xã Trung Giã

Tên đề tài: “Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống tăng huyết áp của người dân trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018”

Bài viết là tâm huyết của sinh viên sau khi tham gia chương trình thực tập cộng đồng dành cho sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Y tế Công cộng. Chương trình này nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức về thực tiễn, kỹ năng thực hành và thực tế để tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực Y tế công cộng của các y, dược sĩ tương lai.

4. Quy định thứ tự sắp xếp trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dưới đây là 12 quy định tối thiểu mà các bạn phải đáp ứng được để có một bài báo cáo tốt nghiệp sư phạm hoàn chỉnh.

  1. Sử dụng bìa bên ngoài có thể là bìa cứng hay giấy pelure thường, khổ A4, giấy chất lượng để chữ lên màu rõ ràng , sạch sẽ.
  2. Trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu.
  3. Ghi đầy đủ tên tên trường, tên khoa, tên sinh viên, khóa học.
  4. Cụ thể chuyên ngành đang học.
  5. Lời cảm ơn.
    Trình bày lời cảm ơn đến các giáo viên hướng dẫn thực tập
  6. Tiêu đề báo cáo thực tập tốt nghiệp.
  7. Tên đơn vị trường học, lớp học sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
  8. Tên giảng viên hướng dẫn báo cáo thực tập.
  9. Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo.
  10. Nhận xét của người hướng dẫn.
  11. Mục lục, danh mục các bảng biểu, hình ảnh, đồ thị, ký hiệu, chữ viết tắt.
  12. Từ điển thuật ngữ [nếu cần].

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Chủ Đề