Cách xếp khung tập đi

Dụng cụ hỗ trợ đi lại bao gồm khung tập đi, gậy và nạng là những thiết bị hỗ trợ được dùng với mục đích trợ giúp một người di chuyển bằng cách cung cấp thêm sự nâng đỡ và độ vững hoặc ổn định.

CÁC TÍNH NĂNG CỦA THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐI LẠI [BAO GỒM KHUNG ĐI]

Lý do bệnh nhân cần sự hỗ trợ của thiết bị, dụng cụ trợ giúp đi lại có thể là: 

  • Khi người đó cần đến sự hỗ trợ để bù trừ cho: 

          + Làm giảm khả năng thăng bằng
          + Yếu cơ
          + Gặp khó khăn khi phối hợp vận động
          + Chi dưới đâu khi chịu sức nặng [ví dụ: bàn chân, đầu gối, háng]
          + Cắt cụt chi dưới hoặc mất chi do bẩm sinh
          + Thay đổi độ vững [ổn định]

  • Để nâng cao chức năng vận động
  • Để gia tăng các chức năng của cơ thể khác như: tăng cường lượng máu tĩnh mạch về tim, nâng cao chức năng thận và giúp ngăn ngừa loãng xương và suy giảm chức năng tim.
  • Để hỗ trợ làm lành xương bị gãy
  • Để trợ giúp di chuyển người tiến về phía trước
  • Để truyền các tín hiệu cảm giác đến bàn tay
  • Các lợi ích tâm lý: cảm giác an toàn, tự tin hơn
  • Để cho phép một người sử dụng xe lăn di chuyển qua các khu vực mà xe lăn không thể tiếp cận được
  • Để giảm nguy cơ bị ngã
  • Để bảo vệ mỏm cụt đang lành.

Điều quan trọng nhất là phải chọn lựa các sản phẩm, thiết bị hỗ trợ đi lại phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân nhằm cung cấp sự bảo vệ an toàn và chức năng tốt nhất đồng thời giảm thiểu chi phí về năng lượng.

Bài viết chỉ trình bày về khung đi, các loại và đặc điểm của chúng.

Ngoài các ưu điểm và các chỉ định bên trên, còn cần chú ý các nhược điểm có thể xảy ra khi dùng khung tập đi như: 

  • Giảm tốc độ di chuyển
  • Dáng đi bất thường
  • Cồng kềnh
  • Khó bảo quản trong quá trình vận chuyển [ví dụ như vào ra ô tô]
  • Khó dùng khi di chuyển trên cầu thang và các bậc cấp
  • Khó dùng khi di chuyển trong các lối hẹp hoặc chỗ đông người
  • Có thể gây ra tư thế xấu [như quen với dáng đi nhảy tới với những bệnh nhân sau cắt cụt]
  • Hạn chế khi dùng thiết bị ở ngoài trời.

CÁC LOẠI KHUNG ĐI – DỤNG CỤ TRỢ GIÚP ĐI LẠI

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khung đi với kiểu dáng, chức năng và phụ kiện dành cho khung tập đi. Đa số các thiết bị được thiết kế bốn chân, một số thiết kế bao gồm bánh xe ở đầu của hai chân hoặc nhiều chân này. Các chức năng khác bao gồm khả năng điều chỉnh phù hợp với không gian chứa, đi kèm đó là khả năng gấp gọn lại để có thể dễ dàng cất giữ và vận chuyển một cách dễ dàng hơn. Phần sau đây liệt kê một số thiết kế của khung đi và tùy chọn bổ sung.

Khung Đi Tiêu Chuẩn – Dụng Cụ Trợ Giúp Đi Lại

Khung tập đi tiêu chuẩn được thiết kế với 4 chần cứng cáp, có thể điều chỉnh dễ dàng để phù hợp cho các bệnh nhân có chiều cao khác nhau. Chúng khá nhẹ và bền vì được thiết kế bằng nhôm. Đối với hoạt động đi lại, những khung tập đi yêu cầu người dùng nhấc dụng cụ lên và di chuyển nó về phía trước. Do đó, người dùng cần phải có sức mạng và sự phối hợp của chi trên ở một mức độ nhất định.

Khung đi tiêu chuẩn

Dáng đi không chịu trọng lượng với khung đi

Khung tập đi tiêu chuẩn dành cho trẻ em

Khung Đi Có Bánh Xe – Dụng Cụ Trợ Giúp Đi Lại

Khung tập đi có bánh xe hoặc bánh lăn gồm các bánh xe được gắn vào hai chân phía trước hoặc cả bốn chân. Loại khung đi thường dễ sử dụng hơn đối với các bệnh nhân gặp khó khăn khi nâng khung tập đi để di chuyển ra trước như trong thiết kế tiêu chuẩn.

 Người sử dụng có thể đi nhanh hơn và ít phải chú ý hơn khi sử dụng khung tập đi có bánh xe so với thiết kế tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khung tập đi có bánh xe có thể khó sử dụng hơn trên thảm và thường cồng kềnh, khó vận chuyển hơn.

Khung tập đi 2 bánh xe
Khung tập đi 4 bánh xe có phanh tay, chỗ ngồi

Đi với khung đi có bánh xe

-Được chia sẻ bởi Công Nghệ Y Khoa MDT-

Một điều nguy hiểm khi sử dụng khung đi bánh xe là chúng có thể lăn quá đà gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Một sửa đổi đối với các thiết kế có bánh xe gồm các bánh xe có thể thu vào được và chỉ chạm đất khi khung tập đi được giảm tải [ ví dụ: khi đẩy khung tập đi về phía trước]. Thiết kế này chống lăn khi đè lên khung tập đi, tuy nhiên không tốt như các đầu cao su tiêu chuẩn.

Khung tập đi có bánh sau có thể thu vào
Bảng 1: Các loại khung đi cơ bản

Một loại khung tập đi có bánh xe khác là thiết kế 3 bánh. Kiểu dáng này giúp tăng khả năng cơ động nhưng có thể không vững như mẫu 4 chân.

Khung tập đi 3 bánh

Trong khi phần lớn các loại khung tập đi có bánh xe này được thiết kế để sử dụng với khung được đặt ở phía trước người dùng, một số được thiết kế để khung tập đi được đặt phía sau. Trẻ khuyết tật có thể đi nhanh hơn và với tư thế thẳng đứng hơn khi sử dụng khung tập đi phía sau so với khung tập đi phía trước.

Khung tập đi lăn bánh sau

Khung Tập Đi Luân Phiên/Hỗ Tương [ Reciprocal] – Dụng Cụ Trợ Giúp Đi Lại

Thiết kế khung tập đi hỗ tương [luân phiên] có các khớp xoay cho phép mỗi bên của khung tập đi được đưa về phía trước một cách luân phiên và độc lập so với bên kia. Điều này tạo một dáng đi luân phiên hơn so với các mẫu thiết kế khác, và do vậy có thể giúp đi nhanh và đẹp hơn.

[Tuy nhiên thực tế loại khung đi này khá khó sử dụng, nhất là đối với người lớn tuổi]

Khung tập đi hỗ tương

Minh họa khung đi luân phiên

Khung Đi Leo Cầu Thang – Dụng Cụ Trợ Giúp Đi Lại

Khung đi cũng đã được thiết kế nhằm hỗ trợ người sử dụng cải thiện leo cầu thang. Loại khung này đòi hỏi khả năng thăng bằng tốt và hai tay đủ mạnh. Do kích thước và trọng lượng tăng thêm, loại khung đi này ít phổ biến.

Khung tập đi leo cầu thang

Khung Đi Một Tay [“Hemi Walker”]

Mẫu khung đi một tay đã được thiết kế cho những bệnh nhân bị hạn chế hoặc không sử dụng được một cánh tay hoặc bàn tay như liệt nửa người.

Khung tập đi một tay “hemi”

Khung Đi Có Bệ Đỡ [Platform]

Những khung đi kể trên dùng khi có ít sự đòi hỏi nâng đỡ chậu hông hoặc thân mình và khả năng cầm nắm bàn tay tốt.

Các bề mặt nâng đỡ ngang có thể được thêm vào khung tập đi cho những bệnh nhân bị yếu, đau, co rút khớp khuỷu hoặc các biến dạng khác gây khó khăn cho việc cầm nắm. Bất lợi của loại khung đi này là khung đi nặng hơn.

Trường hợp khả năng cầm nắm bàn tay, hoạt động cơ duỗi khuỷu kém có thể sử dụng khung đi tựa khuỷu và/hoặc tựa nách.

Khung đi có gắn kèm bệ đỡ
Khung đi tựa khuỷu

Trường hợp các cơ ở chi và duỗi thân yếu, thăng bằng thân mình kém, trọng lượng nặng đòi hỏi nâng đỡ nhiều hơn có thể bổ sung nâng đỡ và làm vững:

  • cho vùng chậu – hông với cục gù hoặc đai nâng đỡ giữa háng [nâng đỡ]
  • cho thân mình với vòng ôm ngực và đai giữ thân [làm vững],
  • tựa nách, tựa khuỷu [nâng đỡ và làm vững],
Khung đi tựa khuỷu – nách, có đai chậu và đai giữ thân mình
Khung đi tựa khuỷu – nách, có đai chậu và đai giữ thân mình-Được chia sẻ bởi Công Nghệ Y Khoa MDT-

Chú ý ở người trưởng thành, những khung tập đi này khá cồng kềnh, nặng nề, khó dùng và tốn nhiều năng lượng khi sử dụng. Chúng thường có giá trị luyện tập cho bệnh nhân bệnh lý thần kinh nặng hai chân hoặc thân mình như tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não trước khi chuyển sang hình thức đi lại ít nâng đỡ hơn như các loại khung đi thông thường. Bên cạnh đó có thể hỗ trợ bằng các loại nẹp chỉnh hình phù hợp thay vì hỗ trợ bằng khung thương thường. Chúng ít hoặc hầu như không được dùng để di chuyển cộng đồng. 

Tương tự như vậy với trường hợp trẻ bại não tập đi sử dụng các khung tập đi hỗ trợ thêm về tư thế khi kiểm soát thân mình và các chi chưa tốt.

CÁC CHỨC NĂNG VÀ PHỤ KIỆN BỔ SUNG

  • Gấp được: nhiều khung tập đi được thiết kế có thể gấp lại dễ dàng để thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Chức năng gấp được có thể làm giảm độ bền của khung đi. Một số người sử dụng nhận thấy rằng những chiếc khung tập đi này có thể được sử dụng ở vị trí gấp lại để đi cầu thang.
  • Ghế ngồi: cho phép người sử dụng nghỉ ngơi.
Ví dụ về khung tập đi có thể gập lại có ghế ngồi
  • Các đầu bịt: một số thiết kế đầu bịt khác nhau có sẵn để giúp khung tập đi tiến lên dễ dàng hơn. Để được trợ giúp trong điều kiện có tuyết hoặc trơn trượt, có thể thêm các đầu bịt nhỏ để cải thiện độ bám.
Ví dụ về các đầu bịt có sẵn cho các đầu của chân khung tập đi
  • Khay, túi và giỏ
Phụ kiện như giỏ chứa

ĐO LƯỜNG MỘT KHUNG TẬP ĐI

Kích thước ảnh hưởng rất nhiều đến người sử dụng, nếu không phù hợp có thể cản trở người dùng thực hiện dáng đi mong muốn và tăng sự không ổn định khi đi. do đó kích thước phù hợp rất quan trọng.

Để đảm bảo khung đi vừa vặn thích hợp, khung tập đi phải được đặt ở vị trí sao cho chân sau được đặt ở khoảng giữa của bàn chân [nhìn theo mặt phẳng đứng dọc]. Khi hai tay nắm khung tập đi, khuỷu tay phải gập từ 15 đến 25 độ. Tay nắm của khung tập đi phải ở vị trí nếp gấp cổ tay, mỏm trâm trụ, hoặc mấu chuyển lớn của bệnh nhân khi người đó đứng thẳng với hai tay dọc thân.

Cuối cùng, đánh giá sự phù hợp khi người sử dụng đi lại để đảm bảo rằng khung tập đi hoạt động đúng với dáng đi mong muốn.

Tham khảo 1 số bệnh tương tự 

  • Đau lưng
  • Đau cổ – vai –gáy
  • Viêm gân
  • Co thắt cơ
  • Viêm khớp
  • Viêm khớp thái dương hàm
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Tê bì tay chân
  • Gout [ gút] 
  • chấn thương tủy sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa xương khớp
  • Siêu âm Viêm khớp dạng thấp 
  • Siêu âm Sẹo
  • Gân quanh khớp vai
  • Gân xương bánh chè
  • Gân duỗi ngón cái

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT

Chủ Đề