Cách xử lý giang hồ mà gay

26/04/2022

Tôi đã có gia đình hiện đang số riêng, bố tôi nay đã 55 tuổi sống với người vợ sau cùng đứa em nhỏ 6 tuổi hằng cả nhà đi làm, tối mới về nhà. Hơn 3 năm nay người hàng xóm [bà Lan] ở đối diện nhà thường xuyên gây sự, thóa mạ người nhà tôi bằng những lời tục tĩu, hăm dọa sẽ mướn" xã hội đen" giải quyết ba tôi, nghĩ có hiểu lầm nên tôi qua nhà bà mong được hòa giải, nhưng họ không cho tôi được nói, sau đó 2 tháng bên đó gây sự và đánh ba tôi bị chấn thương mắt. Tôi thưa ra công an, được hòa giải bên gia đình tôi đồng ý, nhưng bà Lan không chịu vẫn tiếp tục hăm dọa sẽ cho xã hội đen ''xử đẹp" ba tôi, hằng ngày bà không ngừng chửi rủa, có khi đi nhậu về còn qua đập cửa nhà tôi đòi đánh. Còn thách thức :" mày đi thưa đi làm gì được tao".           Thứ 3 ngày 19 /07 em tôi chạy chơi trong xóm bà Lan rượt đánh, vợ sau ba tôi đôi co thì bà Lan xông vào đánh và chửi rủa , chồng và con trai bà LAn xông vào đánh ba tôi [đang ở trong nhà], vì tự vệ ba tôi vớ được cái ống nước nhựa đánh trúng đầu chồng bà Lan chảy máu may 3 mũi, Nay bà đòi gia đình tôi, đền 2.000.000đ không sẽ cho giang hồ  "xử đẹp".          Chúng tôi cũng có thể đồng ý trả khỏang đó nhưng không biết phải làm sao cho bà Lan không gây sự với gia đình tôi nữa, chúng tôi cũng muốn được yên ổn làm ăn, sinh sống. Mong các luật sư giúp tôi, xin chân thành cám ơn!

  • Trong câu chuyện của bạn./ đáng lẽ ngay từ lần gây hấn đầu tiên/ gia đình bạn nên nhờ chính quyền can thiệp/ như vậy những lần sau có thể xử lý bà Lan [ít nhất là hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc làm nhục người khác [nếu có lời lẽ xúc phạm và tại nơi công cộng/ có nhiều người nghe thấy]
    Tôi thắc mắc/ chuyện của gia đình và hàng xóm như vậy mà không thấy chính quyền đoàn thể địa phương giải quyết nhỉ?
    Trước mắt/ các bên ra chính quyền và tự hòa giải với nhau/ ba bạn phải đền tiền thuốc cho gia đình bà Lan/ nhưng đề nghị chính quyền ghi nhận chuyện bà lan cứ gây hấn với gia đình bạn/ lần sau nếu sự việc tiếp tục tái diễn đề nghị chính quyền xuống lập biên bản và giải quyết hình sự/ vấn đề bà Lan đòi kêu giang hồ xử cũng cần được chính quyền ghi nhận trong biên bản làm việc/ và cảnh báo bà Lan nếu bất kỳ ai trong gia đình gặp chuyện xấu thì xem như bà Lan là người chủ mưu cần phải nghiêm trị theo pháp luật hình sự.

    Vấn đề của bạn cần đem ra xử lý từ cấp tổ tự quản ... đến công an/ chính quyền đại phương cấp xã/ phường.

    Bạn cần phải cương quyết/ phải chủ động yêu cầu chính quyền can thiệp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Luật sư Cao Thế Luận

  • CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PHẠM NGHIÊM
  • 95 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp HCM
  • Click để Xem thêm

Thời gian gần đây, có nhiều người đã tìm đến cái chết, gây ra thảm cảnh đối với người thân và đối với chính mạng sống của mình, nguyên nhân là do nợ nần, do chịu áp lực khủng khiếp từ sự đe dọa của các đối tượng đòi nợ thuê. Nhóm đối tượng này đã có hành vi đến nhà đe dọa, đập phá đồ đạc, xức phạm danh dự nhân phẩm, đe dọa tính mạng. Điều đó không chỉ cho thấy sự coi thường pháp luật của các đối tượng đòi nợ thuê mà ở một khía cạnh khác còn cho thấy những người dân đã không biết rằng mình cũng là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Họ không trình báo cơ quan chức năng, thường tự giải quyết khi bị đe dọa, đến khi bị dồn đến bước đường cùng thì thảm cảnh đã xảy ra. Do đó, Luật Hồng Thái dưới đây sẽ trình bày các quy định của pháp luật về các hành vi này để mọi người có thể xử lý khi bị đòi nợ kiểu xã hội đen.

Những người có hành vi đe dọa, nhục mạ , xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hoặc có thể đe dọa đến tính mạng thì có thể  căn cứ vào thông tin lưu trữ [nếu có] và xác định được thông tin cụ thể của các đối tượng đó thì bạn có quyền trình báo cơ quan có thẩm quyền giải quyết: [ ngoài ra có thể lưu trữ tin nhắn, ghi âm cuộc hội thoại bằng điện thoại hoặc camera gia đình để lữu giữ lại làm căn cứ trình báo bên cơ quan công an]

- Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn trình báo công an

+ Các chứng cứ kèm theo xác minh chính xác là có hành vi đó xảy ra

Nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành các hành vi sau thì  người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo các căn cứ mà bạn có và cơ quan công an thu giữ, truy tìm được. Theo đó, người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặt truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự, Đe dọa giết người

- Việc gây rối trật tự công cộng có thể bị xử lý như sau: Điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;..."

- Tội Gây rồi trật tự quy định tại Điều 318 BLHS quy định 2 trường hợp phạm tội như sau:

– Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng và đã gây ra hậu quả là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi gây rối trật tự công cộng có nghĩa là hành vi phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Hành vi này được thực hiện công khai ở nơi công cộng, thể hiện dưới nhiều dạng hành vi cụ thể khác nhau có thể bằng lời nói thô tục, chửi bới, la hét hoặc bằng hành động đập phá đồ đạc, tài sản, đánh nhau, xô đẩy người khác hoặc tạo ra âm thanh gây tiếng ồn lớn…

Hậu quả của tội phạm được quy định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có nghĩa là hành vi gây rối đã dẫn đến tình trạng mất ổn định, hỗn loạn, vô tổ chức, vô kỷ luật ở nơi công cộng mà hành vi đó thực hiện.


Bị đòi nợ kiểu xã hội đen thì xử lý như thế nào? [ảnh minh họa]

– Trường hợp tuy hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây hậu quả là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nhưng trước đó chủ thể là người đã bị xữ phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi gây rối trật tự công cộng là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Động cơ, mục đích của người phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này và do vậy, chúng không ý nghĩa trong việc xác định tội phạm.

Hình phạt:

– Khung cơ bản, có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. So với hình phạt tiền được quy định tại khoản 1 Điều 245 BLHS năm 1999 [từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng] thì mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 318 BLHS năm 2015 tăng gấp 5 lần. Việc sửa đổi hình phạt tiền theo hướng tăng mức tiền phạt là hoàn toàn cần thiết, bởi vì mức phạt củ  quá thấp không đủ răn đe người phạm tội cũng như những người kahcs có ý định phạm tội này trong tình hình hiện nay.

– Khung tăng nặng, có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội sau:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự, được thiết kế thành 2 khoản, trong đó khoản 1 quy định cấu thành cơ bản còn khoản 2 quy định cấu thành tăng nặng với 5 trường hợp khác nhau.

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Đối với 02 người trở lên;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d] Đối với người dưới 16 tuổi;

đ] Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Cấu thành tội phạm tội này quy định như sau:

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm [bị giết chết].

+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.

– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.

– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.

– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý [cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp].

Chủ thể:Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Về hình phạt: Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

- Khung một [khoản 1]

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

- Khung hai [khoản 2]

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội đe doạ giết người thuộc một trong các trường hợp sau:

–  Đối với nhiều người [từ hai người trở lên]

–  Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân [xem giải thích tương tự ở tội giết người].

–  Đối với trẻ em [tức là người dưới mười sáu tuổi]

–  Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác [Tội phạm khác là tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện hoặc đang thực hiện].

Chủ Đề