Cải cách ruộng đất ở Liên Xô

Chiến dịch Cải cách ruộng đất. Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.

Bạn đang xem: Cải cách ruộng đất ở miền bắc


Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. Posted by Admin ĐN

Trái sang phải: Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh [Tổng Bí thư đảng] Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt [Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng. Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng [Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng]

Trái: LS. Nguyễn Mạnh Tường, cựu thành viên Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã nhắc lại nguyên tắc hành động căn bản của các Ủy ban CCRĐ là câu khẩu hiệu "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch". Phải: Lê Văn Lương, Đại Sứ Trung Quốc La Quý Ba, Trường Chinh và Lý Ban tại Việt Bắc, 1954. Ông Lê Văn Lương là Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương [Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng] Posted by Admin ĐN
Địa chủ ác ghê - một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 - Người bị "tấn công" là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng
Đấu tố "Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants [1912-1990] chụp năm 1955 tại Việt Nam"
đấu tố "Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants [1912-1990] chụp năm 1955 tại Việt Nam"
"Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants [1912-1990] chụp năm 1955 tại Việt Nam"
"Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants [1912-1990] chụp năm 1955 tại Việt Nam"
Tòa án "nhân dân" "Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants [1912-1990] chụp năm 1955 tại Việt Nam"
Nông dân đem những hạt thóc cuối cùng nộp tô thuế cho địa chủ "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Nông dân lam lũ đi cày và kiếm củi "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Địa chủ ăn no, nằm mát, có người quạt hầu "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Vợ chồng địa chủ mâm cao cỗ đầy "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Nông dân nghèo ăn sắn khoai trừ bữa "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Địa chủ giấu cờ Tam tài vào tráp "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Nông dân nghèo mót lúa và vò bằng chân "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Địa chủ đánh đập nông dân "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Hội nông dân họp tố cáo địa chủ "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Buổi họp của đội Cải cách "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Đấu tố địa chủ ban đêm "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Họp mừng thắng lợi của Cải cách "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Đóng thuế nông nghiệp "Bộ tranh vẽ của Phan Thông về thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1954-1956"
Trước Cách Mạng Tháng 8, nông dân thôn V. sống cực khổ, đói lạnh dưới nanh vuốt của bọn đế quốc, phong kiến: phần chịu sưu cao, thuế nặng, phần bị địa chủ áp bức, bóc lột, quanh năm vất vả mà cơm ăn không no, áo mặc không ấm. Bọn phú hào ăn trên ngồi trước, lập phe cánh bao chiếm công điền, xâm phạm công quỹ Bao năm dân cày biến thành trâu ngựa, nai lưng cày cấy nạp tô cho chúng nó hưởng.
Tên địa chủ Bùi Ấm hống hách trong thôn xóm, đánh đập, ức hiếp dân cày, muốn gì được nấy. Nó nuôi trai cày để phục dịch đồng áng, đầy tớ để hầu hạ trong nhà. Nó dụ dỗ ép gả người nầy lấy người kia. Cả đời từ vợ chồng đến con cái cứ tiếp tục ở không công cho nó, làm lụng đầu tắt mặt tối để chỉ hưởng miếng cơm thừa, canh cặn.
Những ngày làng vào đám là những ngày nông dân cực khổ: phải thây phiên nhau nấu nướng, sửa soạn ngày đêm để bọn phú hào ngồi ván cao chiếu sạch hạch xách. Tên ác bá Bùi Ngang Ấm không đám tiệc nào là không tìm cách nầy cách nọ bắt vạ dân làng để dương oai. Có lần nó ăn xong, bước ngang qua chỗ mâm của một cố nông đau ốm, anh chưa kịp để chén xuống chào, bị nó xỉ mắng thậm tệ, nuốt không trôi miếng cơm. Anh xấu hổ phải bỏ làng đi lên rừng cao su nước độc kiếm việc làm rồi bỏ thân trên đó. Nông dân căm thù sôi sục, đợi chờ một sự biến đổi.
Lệnh Tổng Khởi Nghĩa ban ra. Nhân dân thôn V. hò reo đứng dậy hưởng ứng cướp chính quyền. Cha con tên Bùi Ấm run sợ. Nhưng trong hàng ngũ nhân dân, tổ chức còn lỏng lẻo, con tên Bùi Ấm thừa cơ lọt vào tổ chức và nhảy lên ghế Chủ tịch xã.
Chính phủ ta lúc đó rất bận lo củng cố bộ máy chính quyền nhân dân để cương quyết trường kỳ kháng chiến nhưng vẫn ban hành sắc lệnh giảm tô, qui chế lãnh canh để cải thiện đời sống cho nông dân. Đến tay con tên Bùi Ấm, nó dựa vào ưu thế chính trị xuyên tạc sắc lệnh.
Bộ mặt phản động của cha con tên Bùi Ấm càng ngày càng hiện rõ. Chúng nó xuyên tạc chính sách chính phủ, công tác kháng chiến chúng không tham gia. Cán bộ nhiều lần đến giải thích, nó không nghe còn tìm cách làm giảm uy tín của cán bộ.
Trong đám số quần chúng giác ngộ, có anh Đinh Bát bản thân bị bóc lột tàn nhẫn, đứng ra vận động nòng cốt, hô hào anh em kết đoàn đấu tranh đòi quyền lợi. Anh đưa ra yêu sách phải giảm tô theo mức anh nông dân định. Cha con tên ác bá tìm cớ hứa hẹn để trì hưỡn. Anh Đinh Bát kiên quyết không chịu. Sau cùng đuối lý, cha con tên Bùi Ấm phải miễn cưỡng chịu. Nhưng lúa tô vừa gánh xuống sân thì vợ tên ác bá hô hoán là trộm cắp, và tức thời cả gia đình nó a vào túi bụi đánh anh trọng thương.
Nhân dân quanh xóm nghe tiếng la vội vàng phá cỗng vào can thiệp. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân, cha con tên Bùi Ấm bỏ chạy vào nhà nín thinh trong đó. Anh Bát vẫn còn nằm trên đất. Anh em nông dân cảm động, thấy quyền lợi mình gắn liền nỗi đau đớn của anh Bát cũng là nỗi đau đớn của mình, bừng bừng căm tức, nổi lên nguyền rủa tên ác bá không tiếc lời. Nhân đó anh Bát đứng dậy hô hào anh em đoàn kết hơn nữa để đấu tranh.
Sau ngày đó, tên ác bá thấy tình thế có thể bất lợi, Nó liền tập hợp một số họ hàng, một số anh em tá điền chưa giác ngộ, bàn tính lập một nông đoàn gia tộc hòng mưu chia rẽ tá điền với tá điền. Anh Bát kiên trì giải thích, chỉ mặt kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến cho anh em thấy rõ và không mắc mưu tên địa chủ ngoan cố.
Đầu năm nay [1953] Đảng và Chính phủ đề ra phải thực hiện đúng chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Nông hội tổ chức học tập từ nhóm đến tổ. Anh em nông dân nức lòng phấn khởi. Những buổi học tập, đồng bào nô nức tới Nhà Đoàn dự để hiểu rõ thêm chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, thấy rõ con đường phải đấu tranh với kẻ thù của giai cấp.
Phong trào Phóng Tay chuẩn bị chuẩn bị Phát Động Quần Chúng được lan rộng. Nông dân họp bàn thảo luận quên ăn quên ngủ, đồng thanh bầu ra Ban Đấu tranh, quyết nghị đưa gia đình tên ác bá ra hỏi tội.
Ngày đem cha con tên Bùi Ấm ra trước nhân dân là ngày không thể quên được của nông dân thôn V. Trên hàng ghế Chủ tịch đoàn, có mặt bà Tảo, suốt đời phải ở không công cho tên ác bá, anh Bôn trước ở chăn trâu cho nó đã 2 lần bị nó đập gần chết, anh Điệp dân quân xưa kia lệ thuộc vào gia đình nó, có lần bận công tác không đi gặt được cho nó, đi ngang nhà nó bị nó doạ lột ba lô liệng xuống sông. Anh em bần cố nông hôm nay lần lượt lên trút căm hờn trên bộ mặt gian ác của gia đình tên ác bá.
Ruộng tên ác bá bị tịch thu giao cho nông đoàn quản trị, một phần để bồi thường cho những gia đình bị Bùi Ấm bóc lột khi trước và để thối tô mà nó đã lường gạt tá điền. Nông dân gánh lúa vào nhà hội. Tiếng ca hát vang dậy trong thôn xóm.
Đoàn tiếp vận của thôn V. đi ra mặt trận vừa lúc bộ đội hạ đồn của giặc. Tù binh, súng đạn ta thu được nhiều đếm không hết. Hạt lúa vàng của nông dân đưa ra tiền tuyến để ngày mai nơi đồn địch sẽ biến thành nhiều đồng lúa hoà bình, đem lại hạnh phúc vĩnh viễn cho đất nước, cho loài người.
Ánh sáng nông thôn hôm nay tươi mát hơn. Trên đường thôn xóm, thiếu nhi ca hát, đoàn tiếp vận trở về. Ảnh cụ Hồ, khẩu hiệu rước đi khắp xã, nhân dân nhìn hình của Chủ tịch lòng hân hoan trìu mến. Xong câu chuyện chiến thắng cặp vợ chồng cố nông nhìn lên hình Hồ Chủ tịch hỏi với nhau: Biết bao giờ cụ mới vào thăm thôn mình?

Video liên quan

Chủ Đề