Cần loại bỏ nước ra khỏi phổi như thế nào

Thời tiết nóng bức vào mùa hè khiến số người đi bơi tăng lên. Không chỉ đến các bể bơi, nhiều người còn tìm đến các ao hồ sông suối, dẫn đến việc xảy ra các vụ đuối nước thương tâm.

Trang bị kỹ năng cần thiết khi đi bơi, tìm đến những nơi có thể bơi lội an toàn... sẽ giúp giảm tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó còn một vấn đề nữa vô cùng quan trọng. Đó là trang bị kỹ năng sơ cứu khi bị đuối nước. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc cứu người bị tai nạn đuối nước còn nhiều bất cập hay thậm chí sai lầm.

Các tình huống ngạt nước

Một số tình huống gây nên tình trạng ngạt nước là ngạt nước do kiệt sức hoặc không biết bơi; Ngạt nước [nước giật, sốc nước] do ngất khi tiếp xúc với nước; Ngạt nước do chấn thương; Ngạt nước do nhiệt hoặc chênh lệch nhiệt; Ngạt nước do dị ứng [hiếm gặp]; Ngạt nước do sợ hãi [thường ở trẻ em]; Ngạt nước trong khi lặn [ngất do chấn thương áp lực tai, phản xạ hít vào sau khi nhịn thở kéo dài, thiếu máu não do kiềm hô hấp, tai biến do giảm áp quá nhanh...].

Đuối nước thường dẫn đến tử vong

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu ôxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô. Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

Cách cấp cứu người bị đuối nước.

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ lên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao... ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người đến cứu.

Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi, nếu không biết bơi cần gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo [thổi ngạt bằng miệng] ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực [ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái] theo tỷ lệ 15/2 [nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái] nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.

Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Những việc làm không đúng cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Lời khuyên của thầy thuốc

Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Đặc biệt, trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có [như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng] nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

Theo Sức khỏe và đời sống

Tổn thương phổi là một trong những di chứng hậu Covid đáng sợ nhất mà nhiều người đang phải đối mặt. Thế nhưng, đừng để đến khi phổi “không khỏe” mới bắt đầu tìm cách khắc phục. Thay vào đó, hãy bảo vệ lá phổi bằng những thói quen lành mạnh hằng ngày. Ở bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn có thêm 7 cách giữ cho phổi khỏe mạnh, nhớ lưu lại ngay nhé!

1. Nói “không” với thuốc lá

Mức độ nguy hiểm của thuốc lá chắc chắn sẽ chẳng cần phải bàn cãi quá nhiều. Đặc biệt, khói thuốc lại chính là kẻ thù số một đối với chức năng của phổi - cơ quan mang trên mình “trọng trách” trao đổi khí, cung cấp oxy, đào thải CO2 ra khỏi cơ thể.

Thuốc lá không chỉ làm thu hẹp đường thở mà còn gây ra viêm nhiễm, kích ứng. Đây là nguyên nhân khiến người nghiện thuốc bị khó thở, ho dai dẳng, tệ hơn là tắc nghẽn mạn tính và cuối cùng là ung thư phổi.

Tránh xa môi trường có khói thuốc

Do đó, việc đầu tiên mà bạn cần làm để bảo vệ phổi của mình chính là loại bỏ tất cả các tác nhân có thể khiến cơ quan này tổn thương, điển hình nhất là thuốc lá. Cai thuốc, không đến môi trường có khói thuốc chẳng những là cách giữ cho phổi khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

2. Làm sạch môi trường sống

Bên cạnh khói thuốc, chất độc hại có trong không khí cũng chính là nguyên nhân khiến phổi không còn hoạt động ổn định nữa. Khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường ô nhiễm, bụi mịn sẽ xâm nhập sâu vào phổi, nhẹ thì gây nhiễm trùng đường hô hấp, nặng hơn thì phát sinh các bệnh về tim mạch và ung thư.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho phổi

Do đó, hãy loại bỏ khói thuốc ra khỏi môi trường sống, luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là các loại thảm để tránh tình trạng ẩm mốc, bụi bẩn, tránh tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn đi vào cơ thể một cách dễ dàng.

Ngoài ra, khi lắp đặt các thiết bị như máy hút mùi, lò sưởi, bếp nấu ăn, hãy đảm bảo rằng chúng đều có thể thoát khí và không bị lưu trữ các chất hóa học, đặc biệt oxi nitơ trong nơi ở của bạn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè, khó thở, hen suyễn và viêm phổi.

3. Tập thở sâu

Thở sâu cũng là một bài tập mà mỗi chúng ta nên áp dụng mỗi ngày để giữ cho phổi luôn khỏe mạnh. Phần lớn mọi người đều lấy hơi từ vùng ngực và hít thở nông từ 12 - 15 phút mỗi nhịp.

Tuy nhiên, hít thở sâu mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho phổi nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Thói quen này giúp phổi được làm sạch và thúc đẩy quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng hơn.

Cách giữ cho phổi khỏe mạnh bằng hít thở sâu cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần từ từ hít không khí một cách sâu nhất, sau đó thở ra bằng miệng. Hãy tập luyện mỗi ngày để phổi hoạt động hiệu quả hơn nhé!

4. Ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới chức năng của các cơ quan và phổi cũng không ngoại lệ trong số đó. Lưu lại ngay nhóm thực phẩm này để chế biến những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mỗi ngày bạn nhé!

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ phổi đúng cách

  • Rau họ cải: Bởi vì rất giàu chất chống oxy hóa nên rau họ cải có khả năng loại bỏ độc tố rất tốt. Đừng quên bổ sung bông cải xanh, bắp cải, súp lơ vào thực đơn dinh dưỡng để lá phổi duy trì được chức năng vốn có của nó.

  • Thực phẩm giàu carotene: Các loại rau có màu cam hoặc đỏ, đặc biệt là cà rốt luôn là sự lựa chọn hàng đầu để bảo vệ lá phổi. Bởi lẽ, cà rốt rất giàu carotene - một chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ tác động gây ung thư.

  • Thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3: các loại cá [cá ngừ, cá hồi, cá thu,...] và hạt dinh dưỡng [óc chó, hạnh nhân,...].

  • Thực phẩm chứa folate: rau chân vịt, củ cải, đậu lăng, măng tây,...

  • Thực phẩm chứa vitamin C: kiwi, ớt chuông, cam, chanh, cà chua, dứa, dưa hấu,...

  • Tỏi, gừng và nghệ.

5. Uống nhiều nước

Bên trong đường hô hấp có chứa một lớp màng nhầy mỏng có thể loãng đi khi bạn uống đủ nước mỗi ngày. Lúc này, không chỉ đường hô hấp khỏe mạnh và lá phổi cũng hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, uống đủ nước còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như đẹp da, loại bỏ độc tố, tăng cường sức khỏe của xương khớp.

6. Tập luyện mỗi ngày

Tập luyện là cách giữ cho phổi khỏe mạnh bởi lẽ, phổi và tim là hai cơ quan đóng vai trò chủ đạo khi bạn vận động. Nếu như phổi có chức năng cung cấp oxy cho cơ thể thì tim lại mang oxy đến các cơ quan trong quá trình tập luyện. Khi tập thể dục, cơ thể cần nhiều oxy hơn nhưng cũng sinh ra nhiều khí CO2. Đó là lý do vì sao, bạn nên chăm sóc lá phổi đúng cách.

Lá phổi sẽ khỏe mạnh hơn nếu như bạn duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày

Một số bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội không những hỗ trợ quá trình giãn ra - co lại của xương sườn mà còn đẩy nhanh hoạt động của túi khí bên trong phổi. Do đó, cần tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt là những người đang có vấn đề về phổi.

7. Kiểm tra phổi định kỳ

Trên đây chỉ là những cách giữ cho phổi khỏe mạnh chứ không thể giúp bạn chẩn đoán được cơ quan này có đang gặp vấn đề gì hay không. Đừng để lá phổi tổn thương nặng hậu Covid rồi mới bắt đầu đi thăm khám, hãy hình thành cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe tốt nhất.

Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi khi đến khám Chuyên khoa Hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Bởi những bệnh lý có liên quan đến phổi thường không xuất hiện những triệu chứng quá rõ ràng. Do đó, mỗi cá nhân cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có hướng điều trị hiệu quả.

Hy vọng 7 cách giữ cho phổi khỏe mạnh mà MEDLATEC vừa chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh để chăm sóc và yêu thương lá phổi đúng cách. Để được tư vấn trực tiếp, hoặc đặt lịch khám tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Quý khách hàng có thể liên hệ với Hotline 1900 56 56 56. Các bác sĩ, chuyên gia tại đây luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp và hỗ trợ đặt lịch sớm nhất cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề