Cao bằng là quê hương của anh hùng nào năm 2024

Sau hơn 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt chân trở về đất mẹ tại Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng. Phút giây đó, sau này Người kể lại: “Bao nhiêu năm thương nhớ, chờ đợi. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động…”. Từ đây, Người coi Cao Bằng chính là quê hương thứ 2 của Người. Người gắn bó tại Cao Bằng từ năm 1941 đến năm 1945, gắn bó máu thịt với nhân dân, sống nhữn

Đồng chí Trịnh Trọng Thập, dân tộc Nùng, sinh năm 1951 tại xóm Bản Vươn, xã Cai Bộ [Quảng Hòa]. Xuất thân trong một gia đình nông dân, từ nhỏ Trịnh Trọng Thập luôn là học sinh cần cù, chăm chỉ, có ý chí phấn đấu vươn lên. Thực hiện lý tưởng, hoài bão của tuổi trẻ, tất cả vì Tổ quốc thân yêu, tháng 8/1968, đồng chí tình nguyện nhập ngũ. Kết thúc khóa huấn luyện, đầu tháng 12/1969, đồng chí cùng đơn vị vào chiến trường và trải qua những năm tháng rực lửa đạn bom, tôi luyện ý chí hào hùng của người lính.

Từ ngã ba Diễn Châu [Nghệ An], đơn vị đồng chí Thập được lệnh hành quân cấp tốc đến Bản Ban, Nặm Mật thuộc nước bạn Lào làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Tại đây, địch mở chiến dịch Ma Phương - Phụ Khá, chúng huy động 56 tiểu đoàn bộ binh để phản kích quân ta. Trận chiến diễn ra khốc liệt, với khẩu B41 trong tay, đồng chí Thập sát cánh cùng động đội vượt qua gian khổ, hiểm nguy, chặn đánh từng mũi tiến công của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Ngày 25/12/1969, phát hiện bọn địch nhảy dù nhằm tăng cường lực lượng và tiếp tế hậu cần, binh khí; khi chúng vừa tiếp đất, co cụm lại, đồng chí chớp thời cơ nổ súng làm 7 tên chết tại chỗ và 2 tên bị thương, phá hủy khối hàng hóa chúng vừa thả xuống, mặc cho đạn pháo địch cày nát xung quanh. Toàn đơn vị nổ súng quyết liệt dồn sức tiêu hao sinh lực địch; kế hoạch tăng quân, tiếp vận của địch bị thất bại hoàn toàn. Cuộc chiến đấu kết thúc, đồng chí vinh dự từ binh nhì phong lên hạ sĩ, phụ trách tiểu đội và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Tháng 1/1970, theo đà phát triển của chiến dịch, quân ta đồng loạt tấn công, địch hoang mang bỏ căn cứ tháo chạy, theo lệnh cấp trên, đơn vị hối hả ngày đêm truy kích tiêu hao sinh lực địch. Trên đường truy kích, phát hiện có địch đang ở trong bản nấu ăn, đồng chí chỉ huy tiểu đội bao vây chặn đánh, 3 tên địch bỏ mạng tại chỗ, 2 tên bị thương, quân ta thu toàn bộ vũ khí trang bị của chúng, cả tiểu đội an toàn. Tháng 5/1970, theo yêu cầu của mặt trận, đơn vị nhận nhiệm vụ bảo vệ các điểm chốt 1600, 1703, 1723 tại khu vực Bản Na. Trên các chốt cao điểm thiếu nước sinh hoạt, lương thực, anh em phải kiếm các loại rau rừng về nấu cháo ăn trừ bữa. Trong hoàn cảnh ấy, đồng chí động viên đồng đội giữ vững ý chí chiến đấu, bám trụ kiên cường. Tại đây, Tiểu đội trưởng Trịnh Trọng Thập vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trưởng thành trong chiến đấu.

Ngày 14/10/1970, địch huy động 2 tiểu đoàn ào ạt tấn công đánh chiếm chốt 1703 của ta với sự hỗ trợ của lực lượng không quân và pháo binh. Từ 6 giờ sáng, chúng liên tục dội bom, nã đạn pháo phủ đầu quân ta, cày nát công sự, hầm hào. Khi đó, cả tiểu đội chỉ còn 6 tay súng, đồng chí động viên anh em chắc tay súng đánh lui 7 đợt phản kích của địch, diệt 200 tên, buộc chúng phải rút lui, riêng đồng chí tiêu diệt 25 tên. Sau khi băng bó vết thương cho 3 đồng chí và đưa đến nơi an toàn, đồng chí trở lại trận địa cùng anh em thu gom lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược của địch. Trận chiến này, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Đầu năm 1971, quân ta được lệnh đánh thọc sâu vào căn cứ địch ở Núi Vua, Phu Mộc; cấp trên cử đồng chí trực tiếp chỉ huy tổ trinh sát bám nắm tình hình địch và tìm ra con đường ngắn nhất, an toàn nhất đưa đón các đơn vị vượt qua trọng điểm phục kích, những nơi bắn phá ác liệt của địch, đến đúng vị trí tập kết kịp thời chiến đấu. Ngày 30/10/1971, trong trận đánh điểm cao 1663, tiểu đội của đồng chí được giao nhiệm vụ tiên phong đánh thọc sâu vào trung khu địch, đồng chí mưu trí chỉ huy đơn vị vượt qua bom đạn dày đặc đánh chiếm cửa mở, phá toang hàng rào thứ nhất, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt địch. Trong khi đang hăng hái luồn sâu đánh địch, đồng chí bị thương và được đồng đội đưa về tuyến ngoài điều trị.

Sau một thời gian trị thương, đồng chí được điều động học lái xe ô tô tại Tổng cục Hậu cần, đường dây 559. Kết thúc khóa học, đồng chí được điều về E5 Bộ Tư lệnh 559, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Từ đó, đồng chí gắn bó với đơn vị vận tải, ngày đêm đưa người, hàng, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường và lập nhiều thành tích xuất sắc. Ngày 6/1/1978, đồng chí vinh dự được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, khi ấy đồng chí mang quân hàm Thượng sĩ, Trung đội trưởng Trung đội xe ô tô vận tải thuộc Phòng Tham mưu Sư đoàn 31.

Trải qua quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng quân đội, đồng chí nắm giữ các chức vụ như: Trợ lý xe máy Bộ Tham mưu Sư đoàn 31; Phó ban, Trưởng Ban xe máy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, Trung đoàn phó kỹ thuật Trung đoàn 750, Trung tá, quyền Chủ nhiệm Phòng Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng. Ở vị trí công tác nào, đồng chí đều gương mẫu, đoàn kết, quý trọng đồng đội và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được mọi người tin yêu.

Suốt đời gắn bó trong quân đội, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, hạng ba, Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, Nhà nước Lào tặng Huân chương Chiến công hạng nhất; 3 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 bằng khen và nhiều danh hiệu cao quý khác. Năm 1993, đồng chí nghỉ hưu theo chế độ tại quê nhà.

Về với đời thường, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy xã Cai Bộ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã. Là “Bộ đội Cụ Hồ”, đồng chí luôn gương mẫu trong các hoạt động công tác tại địa phương, được Đảng bộ và nhân dân tin tưởng, trân trọng, quý mến.

Lê Chí Than[Baocaobang.vn]

Nghiên cứu, sưu tầm

Đất và người Trùng Khánh

Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, có độ cao trung bình từ 600 - 800 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với cấu trúc địa hình đa dạng, phức tạp. Trải qua công sức khai phá của các bậc tiền nhân, đồng bào các dân tộc Trùng Khánh đã tạo nên những cánh đồng màu mỡ, trù phú xen giữa những dãy núi đá vôi như bức tường thành muôn đời che chắn cho giang sơn đất Việt mãi bình yên.

Nghiên cứu, sưu tầm

Trấn Cao Bằng xưa - tỉnh Cao Bằng nay

LTS: Thực hiện Kế hoạch số 2402/KH-BTC ngày 10/7/2019 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 520 năm thành lập tỉnh Cao Bằng [1499 - 2019]; 69 năm Ngày giải phóng Cao Bằng [3/10/1950 - 3/10/2019], Báo Cao Bằng mở Chuyên mục “Cao Bằng 520 năm xây dựng và phát triển”, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh trải qua 520 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển... Tiếp tục giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước; khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức xây dựng quê hương, đất nước đối với các thế hệ.

Nghiên cứu, sưu tầm

Đồng chí Hoàng Đình Giong - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung

Cuối năm 2018, một tin vui lớn đến với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Đình Giong - Người con ưu tú của quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước công nhận là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đây là sự ghi nhận, sự tri ân của toàn Đảng, toàn dân tộc đối với tấm gương tài đức vẹn toàn của người cộng sản kiên trung Hoàng Đình Giong.

Nghiên cứu, sưu tầm

Thiếu tướng Lê Quảng Ba

LTS: Non nước Cao Bằng - bức “phên dậu” phía Đông Bắc của Tổ quốc không chỉ được biết đến là nơi cội nguồn cách mạng, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt gắn liền với dấu ấn những trang sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc. Tiếp nối loạt bài tuyên truyền về lịch sử Cao Bằng qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, Báo Cao Bằng trân trọng giới thiệu về những vị tướng lĩnh người Cao Bằng trưởng thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp để bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về con người nơi đây.

Nghiên cứu, sưu tầm

Trung tướng Bằng Giang

Trung tướng Bằng Giang tên thật là Nguyễn Văn Cơ, dân tộc Tày, sinh năm 1915 tại bản Thắc Tháy, xã Đức Long [Hòa An], sớm tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Được Đảng quan tâm dìu dắt, đồng chí Bằng Giang đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành một vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng.

Nghiên cứu, sưu tầm

Trung tướng Vũ Nam Long

Trung tướng Vũ Nam Long, tên thật là Đoàn Văn Ưu, nguyên Phó Hiệu trưởng Học viện Quân sự Quốc phòng, sinh năm 1921 tại xã Đề Thám, huyện Hòa An [nay thuộc thành phố Cao Bằng] sớm giác ngộ cách mạng và thoát ly gia đình, quê hương, một lòng phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng. Với tinh thần nhiệt huyết, phấn đấu theo lý tưởng cách mạng, được Đảng quan tâm dìu dắt, đồng chí Vũ Nam Long đã trở thành vị tướng đầy bản lĩnh, đức độ và tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghiên cứu, sưu tầm

Thiếu tướng Nguyễn Thái Dũng

Một trong những tướng lĩnh từng trải qua thời kỳ kháng chiến oanh liệt của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ là Thiếu tướng Nguyễn Thái Dũng. Đồng chí Nguyễn Thái Dũng còn có tên là Nguyễn Hữu Thái, sinh năm 1919 tại phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng [nay là Thành phố]. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, đồng chí một lòng tận tụy, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và trở thành một vị tướng tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghiên cứu, sưu tầm

Trung tướng Lê Thùy

Trung tướng Lê Thùy tên thật là Lê Văn Lộc, sinh ngày 21/6/1922 tại xã Dân Chủ [Hòa An]. Tham gia cách mạng và hoạt động tại các tỉnh bạn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc từ rất sớm, đồng chí Lê Thùy đã trưởng thành nhanh chóng, là vị tướng đức độ, tài năng, được mọi người trân trọng, quý mến.

Nghiên cứu, sưu tầm

Thượng tướng Vũ Lập

Thượng tướng Vũ Lập tên thật là Nông Văn Phách, sinh ngày 25/7/1924 tại xã Vĩnh Quang [Hòa An], nay thuộc thành phố Cao Bằng. Sinh ra, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, Nông Văn Phách đã sớm ý thức được thời cuộc, căm ghét chế độ hà khắc áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến phản động. Người thanh niên ưu tú ấy đến với cách mạng từ rất sớm và trải qua nhiều cương vị công tác quan trọng, trở thành vị tướng tài năng, đức độ, kiên trung của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghiên cứu, sưu tầm

Thiếu tướng Chu Phương Đới

Đồng chí Chu Phương Đới sinh năm 1922 tại xã Hưng Đạo [Hòa An], nay thuộc Thành phố. Năm 24 tuổi, Chu Phương Đới đến với cách mạng và hết lòng phụng sự cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thoát ly khỏi quê nhà từ rất sớm, đồng chí đã trưởng thành nhanh chóng trong quân ngũ và trở thành vị tướng tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam, từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Nghiên cứu, sưu tầm

Trung tướng Đàm Văn Ngụy

Bên đường Lạc Long, quận Tây Hồ [Hà Nội], ai cũng biết một vị tướng của quê hương Cao Bằng, đó là Trung tướng Đàm Văn Ngụy. Đồng chí Đàm Văn Ngụy có bí danh Văn Chung, sinh ngày 1/5/1927 tại xã Minh Khai [Thạch An].

Chủ Đề