Cây giống cây sung là cây gì

Cây giống cây sung là cây gì

  • Tên khác: Cây ngái hay ngái sung, sung dại, mạy mọi (tiếng Tày)…
  • Tên khoa học: Ficus hispida,  thuộc họ dâu tằm (1)
  • Bộ phận dùng: lá, vỏ thân và tầm gửi mọc trên cây ngái.
  • Tính vị: Vị hơi đắng chát, tính mát.
  • Công dụng chính: Điều trị sốt rét, kiết lỵ, đi cầu ra máu, trĩ nội trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, mụn đầu đinh.

Mô tả cây ngái

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 5 mét, thân cây hình dáng tương tự như cây sung, cành khi còn non khá mềm ruột rỗng và có lông nhỏ.
  • : Lá to bản thường gấp 3 lần lá sung, lá có nhiều lông dáp chứ không nhẵn như lá sung.
  • Hoa: Nhỏ thường mọc ở phần gần dưới gốc hoặc những cành lớn.
  • Quả: Quả thường mọc ra ở gốc cây, có hình dánh giống như quả sung nhưng to hơn quả sung một xíu, quả hơi bóng là thường có những đóm trắng nho nhỏ trên quả. Quả ngái độc, không ăm được, nhìn giống quả sung nên cây còn được người dân gọi là cây sung dại.

Mời các bạn tham khảo hình ảnh cây ngái đính kèm ở bài viết này để hình dung rõ hơn.

  • Tham khảo: Tác dụng điều kinh, lợi sữa, điều trị giời leo và đinh nhọt của cây sung

Cây giống cây sung là cây gì

Công dụng của thân lá cây ngái sung

Cây ngái sung mọc ở đâu ?

Ngái sung mọc ở khắp nơi kể cả đồng bằng và trung du miền núi, thường có nhiều ở miền Bắc. Trước kia khi nông thôn còn nhiều gia đình có hàng dào cây, bụi dậu, bờ ao chúng ta sẽ thường thấy cây ngái mọc hoang. Ngày nay ta ít thấy hơn, bởi hầu như nhà nào cũng xây kín tường bao, bờ ao kè bê tông kiên cố.

Thu hái cây ngái

Thu hái: Lá, vỏ thân được thu hái quanh năm

Chế biến: Chọn lá không quá già, quá non về rửa sạch lông, sau đó thái mỏng phơi khô. Bóc vỏ thân, cạo sạch lớp bên ngoài, sau đó cắt thành tường miếng mỏng nhỏ phơi khô để dùng dần.

Công dụng của cây ngái

  • Điều trị sốt rét
  • Mụn đầu đinh
  • Phù nề, tính nước
  • Đau nhức xương khớp
  • Kiết lỵ, đại tiện ra máu tươi
  • Trĩ nội, trĩ ngoại

Video cách dùng cây ngái làm thuốc điều trị bệnh trĩ

https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2019/11/video-cay-ngai-sung.mp4

Cách dùng làm thuốc

  • Sốt rét: lá khô khoảng 20g (hoặc vỏ thân khô 20g), rửa sạch phần lông, sắc nước uống trong ngày.
  • Phù nề: Vỏ thân ngái khô 20g, râu ngô 20g, mã đề 15g rửa sạch sắc với 500g nước, sắc lấy 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Đau nhức xương: Lấy 25g vỏ thân (hoặc vỏ rể) cạo sạch vỏ ngoài phơi khô, sắc nước uống hoặc ngâm rượu.
  • Mụn đầu đinh: Lá ngái non một nắm, chộn thêm nhựa ngái giã nát đắp vào vùng da mọc mụn,mỗi ngày làm 2 lần.
  • Kiết lỵ, đại tiện ra máu: thân lá tầm gửi trên cây ngái khô 30g, rửa sạch sắc lấy khoảng 300 ml nước uống trong ngày.
  • Bệnh trĩ: Lá ngái (hoặc vỏ thân cây ngái) 50g, phơi khô sao vàng hạ thổ rồi sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 300 ml, chia làm 3 lần để uống trong ngày.

Tham khảo: Quả sung khô điều trị sỏi mật, thiếu máu, bệnh trĩ, béo phì

Các nghiên cứu về cây ngái

Không chỉ ở Việt Nam, rất nước trên thế giới như Ấn Độ sử dụng cây ngái làm thuốc như một vị thuốc quý dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh khác như như: Bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiêu chảy… Vì vậy, trên thế giới có tới hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học về cây ngái, dưới đây là một số nghiên cứu khoa học về cây thuốc quý này:

  1. Hoạt động hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của vỏ cây ngái Ficus hispida: Được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Ấn Độ, thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể chuột. Sau quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đi tới kết luận vỏ cây ngái Ficus hispida có hoạt động hạ đường huyết đáng kể. Tăng glycogenesis và tăng hấp thu glucose ngoại biên (3).
  2. Lá ngái (lá sung dại Ficus hispida) có tác dụng chống tiêu chảy: Nhóm nghiên cứu người Ấn Độ sử dụng chiết xuất methanol của lá Ficus hispida L. cho thấy hoạt động ức chế đáng kể chống tiêu chảy do dầu cây thầu dầu và enteropooling do PGE 2 gây ra ở chuột. Chiết xuất này cũng cho thấy hoạt động giảm đáng kể về nhu động dạ dày-ruột trong thử nghiệm bột than ở chuột. Nhóm nghiên cứu đi tới kết luận: chiết xuất lá ngái dại đóng vai trò như một chất chống tiêu chảy (4).
  3. Tác dụng bảo vệ của chiết xuất lá của Ficus hispida: Một thử nghiệm khác trên chuột của nhóm các nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng đã xác định, hoạt động chống nhiễm độc gan, bảo vệ gan của lá cây ngái (5).

Lưu ý

  • Quả ngái độc, ăn quả xanh có thể gây ngộ độc nôn mửa.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng.

Mua lá ngái ở đâu ?

Cây ngái có nhiều ở nước ta, tuy nhiên vài năm gần đây rất hiếm gặp, nên việc thu hái cây thuốc này để làm thuốc cũng rất khó khăn. Hiện nay chỉ còn có ở một số vùng đồi núi xa xôi của các tỉnh miền Tây Bắc. Quý vị và các bạn cần mua lá ngái làm thuốc có thể liên hệ trực tiếp với nhà thuốc qua số điện thoại 097 878 4411.

Giá bán: 190.000đ/1kg lá khô.

Nguồn tham khảo

  1. Ngái, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A1i , ngày truy cập 06 tháng 11 năm 2019.
  2. Ngái, sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc tập 2”, bản in trang 371.
  3. Hypoglycemic activity of Ficus hispida (bark) in normal and diabetic albino rats, http://www.ijp-online.com/article.asp?issn=0253-7613;year=2004;volume=36;issue=4;spage=222;epage=225;aulast=Ghosh;pt=371086275.1483142400.40057214.1 , ngày truy cập 07 tháng 11 năm 2019.
  4. Studies on anti-diarrhoeal activity of Ficus hispida. Leaf extract in rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X02002253 , ngày truy cập 07 tháng 11 năm 2019.
  5. Protective effect of leaf extract of Ficus hispida Linn. against paracetamol‐induced hepatotoxicity in rats, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/1099-1573(200009)14:6%3C457::AID-PTR610%3E3.0.CO;2-8 , ngày truy cập 07 tháng 11 năm 2019.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Giá: 190.000₫/kg

Lưu ý: Tác dụng của vị thuốc có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.