Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng bao lâu

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Cây ngày ngắn là cây?”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học 12 hay và hữu ích do Top lời giảitổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Cây ngày ngắn là cây?

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ

Giải thích: Cây ngày ngắn là cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ

Kiến thức tham khảo về sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

1. Phát triển là gì?

- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể.

- Chu trình phát triển của thực vật có hoa:

- Phát triển ở thực vật có hoa được biểu hiện ở 3 quá trình liên quan:

+ Sinh trưởng.

+ Phân hóa tế bào và mô.

+ Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).

- Có sự xen kẽ thế hệ đơn bội n vàlưỡng bội 2ntrong chu trình phát triển của thực vật.

2. Điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác là những nhân tố bên ngoài chi phối tới quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Nước (độ ẩm):Nước là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn: nẩy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây. Nước là nguyên liệu của trao đổi chất ở cây.

- Nhiệt độ:Là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. Nhiệt độ có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt của chồi. Đối với sự sinh trưởng, nhiệt độ tối ưu trung bình là 25 – 35oC, tối thiểu 5 – 15oC và tối đa là 45 – 50oC

- Ánh sáng:Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá, quy định tính chất cây ngắn ngày hay cây dài ngày, cây ưa sáng, cây ưa bóng.

- Phân bón:là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào, (ADN, ARN, ATP, enzim) và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây.

3. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

a. Tuổi của cây

- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh.

- Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

b. Nhiệt độ thấp và quang chu kì

* Nhiệt độ thấp

- Hiện tượng xuân hóa: nhiều loài cây ra hoa khi quamùa đông hoặc được xử lí bởi nhiệt độ thấp.

- Ví dụ: lúa mì, bắp cải, lúa mạch.

- Ứng dụng: giảm nhiệt độ để một số cây ra hoa, tạo quả, cho năng suất cao; bảo quản hạt giống, củ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp để rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng năng suất.

* Quang chu kì

- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.

- Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì: Cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây trung tính.

+ Cây ngày ngắn: ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa đông, ví dụ: thược dược, đậu tương, vứng, mía, cà tím, cúc, cà phê.

+ Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày, ra hoa vào mua hè, ví dụ: hành, cà rốt, sen cạn, thanh long, dâu tây, lúa mì,.

+ Cây trung tính: ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn, cả mùa đông và mùa hè, ví dụ: cà chua, lạc, ngô, hướng dưỡng, dưa chuột,..

* Phitôcrôm

- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng)→ ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.

- Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.

4. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật

+ Sinh trưởng là tiền đề cho sự phát triển, chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

+ Sinh trưởng tốt thì phát triển cũng tốt, sinh trưởng kém dẫn đến phát triển cũng kém, tuy nhiên nếu sinh trưởng ảnh hưởng quá mạnh sẽ lấn át phát triển, ngược lại phát triển quá mạnh kìm hãm sinh trưởng.

5. Ứng dụng về sinh trưởng và phát triển ở thực vật

a. Ứng dụng về sinh trưởng

Trong ngành trồng trọt: điều khiển sự sinh trưởng của thực vật theo ý muốn con người

+ Kích thích hoặc ức chế hạt, của nảy mầm bằng hoocmôn.

+ Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ bằng cách điều chỉnh ánh sáng để tăng chiều cao sau đó mới tăng đường kính thân.

+ Chọn giống cây phù hợp với mùa vụ.

+ Nhập nội các giống cây trồng mới chất lượng tốt, năng suất cao, xen canh gối vụ.

Ví dụ: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ(củ khoai tây)

- Trong công nghệ rượu bia:

+ Sử dụng hoocmôn gibêrelin GA để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

- Trong lâm nghiệp:

+ Trồng rừng hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây rừng.

b. Ứng dụng kiến thức về phát triển

Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng tích hợp với ảnh hưởng tác động của điều kiện kèm theo ngoại cảnh để chọn cây xanh tương thích với địa lí, mùa vụ, xen canh, chuyển, gối vụ …

Dựa vào đặc điểm thực vật học về nhu cầu ánh sáng và thời gian chiếu sáng mà các nhà khoa học và người làm vườn đã chia ra cây ngày dài và cây ngày ngắn.

Sự khác biệt giữa cây ngày dài và cây ngày ngắn là: thời gian chiếu sáng, nhu cầu khác nhau về ánh sáng và bóng tối, sự khác biệt về mùa nở hoa,..

Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng bao lâu

Phân Biệt Cây Ngày Dài và Cây Ngày Ngắn

Cây ngày dài cần thời gian tiếp xúc với ánh sáng ban ngày nhiều hơn 12 tiếng và thời gian ban đêm ít hơn để nở hoa.

Cây ngày dài thường nở hoa vào mùa xuân và mùa hè. Chúng thường ra hoa vào tháng 3 và tháng 4 dương lịch, lúc này ánh sáng ban ngày dài hơn các tháng trước đó.

Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng bao lâu

Cây thanh long là cây ngày dài

Các loại cây ngày dài như: đại mạch, rau bina, lúa mì, thanh long, sen cạn, dâu tây, cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt,.. Phần lớn cây ngày dài là các cây ôn đới.

Cây ngày ngắn bắt đầu hình thành nở hoa khi thời gian chiếu sáng ban ngày của chúng ít hơn 12 tiếng đồng hồ và thời gian ban đêm nhiều hơn.

Bởi vì chúng cần thời gian lâu hơn trong bóng tối để có thể nở hoa. Cây ngày ngắn thường ra hoa vào mùa thu và mùa đông.

Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng bao lâu

Cây ngày ngắn

Các loại cây ngày ngắn như: giống lúa Nàng hương Chợ Đào, giống Huyết Rồng, thược dược, cúc, đậu tương, vừng, gai dầu, mía, cà phê,…phần lớn là thực vật nhiệt đới hoặc cây ôn đới ra hoa vào mùa thu.

Cây trung tính sẽ cho ra khi đến độ tuổi ra hoa. Chúng không phụ thuộc vào ngoại cảnh như nhiệt độ xuân hóa hay quang chu kỳ.

Chúng ra hoa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng bao lâu

Cây trung tính

Các loại cây trung tính như: cà chua, lạc, hướng dương, ngô,..

Việc tìm hiểu cây ngày dài hoặc ngày ngắn giúp bạn xác định được loại cây nào bạn nên trồng trong vườn hoặc trong nhà kính. Biết được thời điểm cây sẽ ra hoa và kết trái cũng như cách thức để buộc cây nở hoa mỗi khi bạn thích.

Với những thông tin trên Vườn Sài Gòn chúc bạn lựa chọn được loại cây trồng phù hợp theo mùa, hoặc xử lý cây ra hoa đậu quả nghịch mùa như ý muốn.

Vườn Sài Gòn