Chế hợp đồng đi vay như nào cho hợp lý

Rủi ro trong việc cho vay là điều không ai có thể tránh được. Tuy nhiên, để hạn chế phần nào những rủi ro không mong muốn này thì người cho vay nên nhớ kỹ 04 nguyên tắc khi cho vay tiền sau đây.

Nguyên tắc 1: Khi cho vay phải lập hợp đồng vay tiền

Nhiều khi vì thân quen, nể nhau ... mà khi cho vay tiền, chúng ta không lập giấy tờ hoặc hợp đồng. Tuy nhiên, khi cho người khác vay tiền cần phải nhớ kỹ nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là: Cho vay phải có giấy tờ.

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên về số tiền vay, lãi suất, phương thức trả nợ… nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa bên cho vay và bên vay.

Do đó, việc lập Hợp đồng hoặc giấy vay tiền khi cho người khác vay tiền là điều cần thiết và không thể quên được.

Ngoài ra, pháp luật không quy định Hợp đồng hay giấy vay tiền phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người cho vay nên thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Nguyên tắc khi cho vay tiền [Ảnh minh họa]

Nguyên tắc 2: Cho vay với lãi suất đúng quy định

Tính lãi vay tiền luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của cả người đi vay và người cho vay. Nên mặc dù lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng khi cho người khác vay tiền, người cho vay cần chú ý, lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, nếu mức lãi suất gấp 05 lần mức lãi cao nhất thì người cho vay có thể bị truy tố về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt tù đến 03 năm.

Nguyên tắc 3: Đòi nợ... đúng luật

Ngoài ra, không phải lúc nào người đi vay cũng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. Nên khi gặp trường hợp bắt buộc phải đi đòi nợ thì người cho vay lưu ý nguyên tắc đòi nợ sao cho đúng luật.

Theo đó, người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần, không bắt giữ người vay trái pháp luật … Bởi những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của .

Bởi vay tiền là một giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thì người còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa. Khi đó, nếu có dấu hiệu phạm tội thì người đi vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp nếu cho vay không được dùng tiền mặt

Theo quy định tại Điều 6 về thanh toán tiền mặt thì các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

Điều 3 cũng quy định doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán sau đây:

- Thanh toán bằng Séc

- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền

- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Trên đây là một số nguyên tắc khi cho vay tiền. Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến giao dịch dân sự, bạn có thể đọc thêm tại đây.

Bài viết này nghiên cứu, phân tích những vướng mắc về hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới góc nhìn công chứng để làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu, phân tích những vướng mắc về hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới góc nhìn công chứng để làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Abstract: This article studies and analyzes problems related to property loan contracts under the provisions of the Civil Code of 2015 from the perspective of notarization to serve as a basis for proposing improvement of the law in this field.

Thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra nhu cầu vay tài sản để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, do đó, hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý được đặt ra để đáp ứng mãn những nhu cầu đó. Pháp luật dân sự đã quy định khá chi tiết về loại hợp đồng này và cách thức triển khai trong thực tiễn. Qua việc nghiên cứu hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong hoạt động công chứng hiện nay, tác giả xác định một số khó khăn, vướng mắc áp dụng pháp luật như sau:

Thứ nhất, những quy định chung của pháp luật về “hợp đồng vay tài sản” và “hợp đồng mượn tài sản” được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 còn một số nội dung chưa rõ ràng, có thể gây ra sự nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng này. Trong thực tiễn áp dụng, nhiều chủ thể, kể cả công chứng viên trong một số trường hợp còn xác định nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng này, mặc dù bản chất pháp lý của hai loại hợp đồng này là hoàn toàn khác nhau.

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Nếu chỉ xem xét dựa trên hai khái niệm nêu trên, chúng ta thiếu cơ sở pháp lý để phân định một cách rõ ràng giữa hai loại hợp đồng này. Thậm chí, giữa hợp đồng vay tài sản không phải trả lãi với hợp đồng mượn tài sản có nhiều điểm tương đồng. Chỉ sau khi nghiên cứu một số nội dung của điều luật khác có liên quan đến hai loại hợp đồng này trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thì quy định về “quyền sở hữu đối với tài sản vay” mới là tiêu chí mấu chốt để phân định giữa loại “hợp đồng vay tài sản” với “hợp đồng mượn tài sản”. Cụ thể là, trong hợp đồng vay tài sản thì bên vay trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó; còn trong hợp đồng mượn tài sản thì không có quy định nào như vậy - tức là bên mượn không được chuyển giao quyền sở hữu tài sản đi mượn.

Thứ hai, xác định tài sản có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Tài sản được phân thành 08 nhóm khác nhau: Bất động sản và động sản; hoa lợi, lợi tức; vật chính và vật phụ; vật chia được và vật không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ và quyền tài sản. Dựa trên các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản và các quy định nêu trên về tài sản cũng như thực tế, có thể nhận thấy, “tiền” là một loại tài sản phổ biến nhất trong đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, còn những loại tài sản khác đang có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định đúng tài sản nào có thể và tài sản nào không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản?

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “… khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng…”. Đây là một đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng vay tài sản. Theo các quy định trên, dường như chỉ có những tài sản có thể thay thế được bằng một tài sản khác cùng loại mới đủ điều kiện đem cho vay. Các bên có thể đi vay hoặc cho vay cùng một lúc một hoặc nhiều tài sản khác nhau. Số lượng và chất lượng của tài sản là hai vấn đề rất quan trọng, công chứng viên đặc biệt chú ý khi soạn thảo văn bản hay xem xét nội dung hợp đồng vay tài sản.

Như vậy, “vật”, “tiền”, “giấy tờ có giá” hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, còn “quyền tài sản” thì không. Tương tự như vậy, thì trong 08 nhóm tài sản nêu trên, có thể cho vay: Vật chính và vật phụ, vật chia được và vật không chia được, vật tiêu hao và vật không tiêu hao… nhưng không cho vay được “bất động sản” hay “vật đặc định”. Ngoài ra, những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, cho dù là loại tài sản nào cũng không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Mà trên thực tế thì người dân vẫn có nhu cầu vay đối với các loại tài sản này, nhưng theo quy định nêu trên thì không thể xác lập giao dịch.

Với tư cách là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, “tiền” luôn là tài sản thông dụng nhất. Tuy nhiên, tiền thì bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ, mà ngoại tệ được xác định là một loại ngoại hối. Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2013] quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Theo đó, có thể hiểu ngoại tệ trở thành một loại ngoại hối bị hạn chế sử dụng và không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản theo quy định của Pháp Lệnh ngoại hối năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2013]. Như vậy, quy định này chưa đồng nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong khi đó, việc sử dụng ngoại tệ là đối tượng trong hợp đồng vay tài sản hiện nay là khá phổ biến trên thực tiễn.

Thứ ba, xác định chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản bao gồm: Bên cho vay và bên vay. Hiện nay, đang tồn tại quan điểm khác nhau liên quan đến chủ thể là doanh nghiệp, xoay quanh hình thức hợp đồng vay tài sản có đối tượng phổ biến nhất là tiền.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những ngành, nghề đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý giải thích cho quan điểm này là khoản 12 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] nêu rõ: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: [i] Nhận tiền gửi; [ii] Cấp tín dụng; [iii] Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong khi đó, việc “cấp tín dụng” được xác định “là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” [khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010] [sửa đổi, bổ sung năm 2017]. Vì vậy, chỉ có các hình thức tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] mới được phép cho vay vốn dưới mọi hình thức. Như vậy, cho vay tiền dường như là ngành, nghề kinh doanh mang tính độc quyền của ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Quan điểm thứ hai cho rằng, doanh nghiệp có quyền kinh doanh mọi ngành, nghề mà pháp luật không cấm và không cần phải căn cứ vào ngành, nghề đã đăng ký. Như vậy, có nghĩa là doanh nghiệp dù không đăng ký ngành, nghề cho vay tiền thì vẫn được phép thực hiện chức năng này. Điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về thu nhập chịu thuế như sau: “Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ [riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính]. Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu”. Do đó, mặc dù không có quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể là doanh nghiệp có quyền cho vay vốn, nhưng với quy định này thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền cho vay vốn và sẽ phải chịu thuế thu nhập phát sinh từ việc cho vay vốn đó.

Theo phân tích nêu trên, vấn đề về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản là doanh nghiệp với tư cách là bên cho vay hiện nay chưa có cơ sở pháp lý quy định một cách cụ thể và trực tiếp thể hiện việc cấm hay cho phép chủ thể là doanh nghiệp được thực hiện hoạt động cho vay vốn. Vì vậy, trên thực tiễn, vẫn đang tồn tại hai quan điểm khác nhau dựa trên một số các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định một cách gián tiếp. Việc chưa có quy định một cách rõ ràng như vậy gây ra không ít vướng mắc, khó khăn cho các công chứng viên. Thực tiễn tại các tổ chức hành nghề công chứng cho thấy, khi gặp tình huống có chủ thể là doanh nghiệp yêu cầu công chứng hợp đồng cho vay tài sản là tiền với tư cách là bên cho vay, công chứng viên sẽ lúng túng không biết có công chứng được hay không? Nếu đồng ý thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng thì dựa trên cơ sở pháp lý nào.

Thứ tư, đối với hợp đồng cho vay tài sản có lãi suất mà đối tượng tài sản của hợp đồng không phải là tiền thì thực hiện như thế nào?

Nếu lấy lãi suất làm tiêu chí, có thể chia hợp đồng vay tài sản thành: Hợp đồng vay tài sản không có lãi và hợp đồng vay tài phải trả lãi. Lãi suất được đề cập trong khái niệm về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 và Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015: [i] Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thể thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…; [ii] Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Từ những quy định nêu trên, khi soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung trong hợp đồng vay tài sản có lãi, các bên có thể đưa ra 02 phương án giải quyết khi đề cập đến yếu tố lãi: Phương án thứ nhất, ấn định luôn một số lãi cụ thể, bất biến; phương án thứ hai, lãi suất do các bên tự thỏa thuận - đây là vấn đề mà các bên cần đặc biệt quan tâm. Trong thực tiễn, đa số các bên khi tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản thường lựa chọn phương án thứ hai. Do vậy, khi xác định lãi suất trong hợp đồng vay tài sản thì các bên cần xem xét kỹ nội dung Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, đây là quy định về lãi suất áp dụng đối với đối tượng tài sản trong hợp đồng vay tài sản là “tiền”. Nhưng trên thực tế, đối tượng tài sản của hợp đồng vay tài sản không chỉ có tiền mà còn nhiều loại tài sản khác. Ví dụ như: Vàng cũng là loại tài sản là đối tượng của giao dịch cho vay rất phổ biến trong xã hội. Vàng trong trường hợp này không phải là đối tượng được điều chỉnh theo Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2013] tại mục d khoản 1 Điều 4 [Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam]; không phải là một loại tài sản hay hàng hóa bị nhà nước cấm lưu thông trong nước. Vàng là đối tượng tài sản trong hợp đồng vay tài sản là loại vàng mà người sở hữu có quyền mua bán, tặng cho, cho vay…

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản có đối tượng không phải là “tiền”. Vậy một số câu hỏi đặt ra là: Liệu có đủ cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch hợp đồng vay tài sản có đối tượng vay không phải là tiền mà có lãi suất hay không? Nếu có thì các chủ thể sẽ lấy cơ sở pháp lý nào để giải quyết vấn đề về lãi suất trong loại hợp đồng vay tài sản này?

Vì vậy, đây chính là một trong những nội dung mà pháp luật chưa có quy định cụ thể, gây ra khó khăn cho các bên tham gia giao dịch. Khi có tranh chấp loại hợp đồng này xảy ra thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ rất khó khăn để giải quyết nếu trong hợp đồng các bên tự thỏa thuận lãi suất; không ấn định mức lãi suất cụ thể, bất biến trong hợp đồng. Đồng thời, từ đó cũng đặt ra vấn đề: Nếu hợp đồng vay tài sản có đối tượng không phải là tiền mà có lãi suất nhưng giữa các bên đã có sự thống nhất về mức lãi suất, ấn định cụ thể và bất biến là một con số cụ thể nào đó. Khi đó vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản này đã được xử lý một cách rõ ràng, mức lãi suất thì hoàn toàn có thể được công nhận theo mức lãi suất của hợp đồng vay tài sản có đối tượng là tiền được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy thì các chủ thể khi có nhu cầu xác lập loại hợp đồng vay tài sản này có thể xác lập được không? Các tổ chức hành nghề công chứng có tiếp nhận để giải quyết yêu cầu công chứng cho các bên không?

Thứ năm, về mục đích sử dụng tài sản vay. Đây là một quy định mang tính đặc thù, chỉ hiện diện ở hợp đồng vay tài sản trong số các loại hợp đồng dẫn tới chuyển dịch chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Sau khi quyền sở hữu tài sản đã được chuyển dịch sang cho chủ sở hữu mới thông qua các hình thức khác nhau như: Tặng cho, mua bán hoặc trao đổi, về mặt nguyên tắc chủ sở hữu mới được tự do thực hiện các quyền sở hữu đối với khối tài sản đó theo quy định của pháp luật mà không phải chịu bất cứ sự ràng buộc nào từ phía chủ sở hữu cũ trước đó. Tuy nhiên, tại Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay, bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và đòi lại tài sản cho vay trước thời hạn nếu đã có thỏa thuận mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích”. Như vậy, có thể hiểu, mục đích sử dụng tài sản vay chính là tài sản đi vay sẽ được bên vay đem dùng vào công việc gì và mục đích sử dụng tài sản vay phải được bên vay và bên cho vay thỏa thuận trước khi giao kết hợp đồng vay tài sản. Liệu quy định này có tạo nên yếu tố mâu thuẫn với tinh thần của chế định quyền sở hữu khi mà bên cho vay đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên vay khi xác lập giao dịch vay tài sản?

Thứ sáu, về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Hiện nay, pháp luật chưa quy định hình thức bắt buộc đối với loại hợp đồng này. Vì vậy, các bên khi giao kết hợp đồng vay tài sản có thể tùy ý lựa chọn hình thức của hợp đồng, trong đó hình thức giao kết bằng miệng diễn ra rất phổ biến. Do đó, việc phát sinh các tranh chấp từ loại hợp đồng này hiện nay rất khó xử lý, thậm chí nhiều bên cho vay không thể thu hồi nợ do thiếu cơ sở pháp lý.

Bên cạnh đó, việc xác lập hợp đồng vay tài sản mang tính giả tạo trên thực tế hiện nay cũng rất phổ biến. Đã có nhiều trường hợp các bên thực hiện giao dịch vay tài sản nhưng không ký hợp đồng vay tài sản mà ký hợp đồng mua bán, đặt cọc tài sản. Ví dụ như: Hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, mua bán quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán xe ô tô... Với những trường hợp này, bên cho vay sẽ giữ tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của bên vay. Khi đến hạn trả nợ, nếu bên vay không trả gốc và lãi thì bên cho vay yêu cầu tiến hành thủ tục mua bán tài sản. Trường hợp này, nếu bên vay kiện lên Tòa án thì khó có thể đòi được quyền lợi của mình, vì hình thức của hợp đồng không phải là hợp đồng vay tài sản. Việc xác định mức lãi suất, hạn trả nợ không được quy định trong hợp đồng mà sẽ do các bên thỏa thuận. Mặt khác, bên cho vay sẽ đưa hợp đồng mua bán hay đặt cọc tài sản đó ra làm chứng cứ trước Tòa, dẫn đến Tòa án buộc phải chấp nhận yêu cầu của bên cho vay mà không thể bảo vệ cho bên vay.

Chủ Đề