Chỉ huy trưởng quân sự xã là gì

  • Theo Khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 [Có hiệu lực từ 01/07/2020] quy định Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm các đối tượng sau:

    => Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:

    - Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

    - Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;

    - Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;

    - Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

    Lưu ý: Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

Thành phần, nhiệm vụ, chức năng của Ban chỉ huy quân sự cấp xã. Điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: Ban chỉ huy quân sự cơ

Kiến thức của bạn:

     Thành phần, nhiệm vụ, chức năng của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về Ban chỉ huy quân sự cấp xã

     1. Điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở

     Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
  • Có sự quản lý nhà nước về quốc phòng, quân sự.
  • Có tổ chức tự vệ, lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ.

     2. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã

     Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm:

  • Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Chỉ huy phó được bố trí từ 1 đến 2 người tùy vào phân loại đơn bị hành chính; là cán bộ không chuyên trách hoặc cán bộ chuyên trách được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí trong số lượng được tăng thêm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; xã biên giới đất liền, xã đảo thường bố trí cán bộ chuyên trách.
  • Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy [chi bộ] cấp xã kiêm nhiệm;
  • Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm.

Ban chỉ huy quân sự cấp xã

     3. Chức năng và nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự cấp xã
  • Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;
  • Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;
  • Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;
  • Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
  • Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương;
  • Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về thành phần, nhiệm vụ, chức năng của Ban chỉ huy quân sự cấp xã quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã có được thăng quân hàm sĩ quan dự bị theo niên hạn không?

Lễ tốt nghiệp Quân sự cơ sở

Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 20, Luật Dân quân tự vệ 2019.

a] Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

Căn cứ Nghị định 78/2020/NĐ-CP Về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam

Điều 20. Phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị

1. Phong quân hàm sĩ quan dự bị

a] Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị;

b] Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.

2. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:

a] Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;

b] Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;

c] Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân nhân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.

3. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị trước thời hạn

Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.

*Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị của Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã:

- Thiếu úy lên Trung úy: 4 năm;

- Trung úy lên Thượng úy: 5 năm;

- Thượng úy lên Đại úy: 5 năm;

- Đại úy lên Thiếu tá: 6 năm;

- Thiếu tá lên Trung tá: 6 năm;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định: Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã có chức vụ tương đương với tiểu đoàn trưởng, cấp bậc quân hàm cao nhất là trung tá sĩ quan dự bị.

Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã được thăng quân hàm theo niên hạn nếu đã được đào tạo qua Ngành quân sự cơ sở, đã được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn trên.

Video liên quan

Chủ Đề