Chi phí hàn răng là bao nhiêu?

Giá trám răng bao nhiêu tiền cũng còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể dễ dàng liên hệ qua Hotline 1900 8040 để được tư vấn và thăm khám miễn phí nhé. Nếu cần thêm bất cứ thông tin về dịch vụ nha khoa bạn có thể để được bác sĩ nha khoa Tâm Đức Smile tư vấn nhanh và chi tiết!

Hàn răng là một giải pháp khôi phục hình dáng răng do các vấn đề như răng sâu. Để hàn răng sâu các bác sĩ sẽ sử dụng các chất liệu chuyên dụng trong nha khoa, nhằm mang lại hàm răng đều đẹp. Để tìm hiểu chi tiết hàn răng sâu giá bao nhiêu, các yếu tố chi phối đến giá, những vật liệu hàn răng tốt,… hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Hàn răng sâu sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp khắc phục được răng bị mẻ, vỡ nhỏ, răng thưa,…

Hàn răng sâu giá bao nhiêu mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng theo con số thống kê từ các cơ sở nha khoa thì mức giá này dao động từ 200.000 vnđ – 800.000 vnđ/ chiếc răng.

Trường hợp hàn từ 2 chiếc trở lên, các bác sĩ sẽ xem xét mức độ sâu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bởi vì, với vì tình trạng sâu ở mỗi răng là không giống nhau. Do vậy, hàn răng sâu giá bao nhiêu từ 2 chiếc trở nên sẽ được tính toán cụ thể hơn khi bạn đến khám ở nha khoa.

Hàn răng sâu giá bao nhiêu phụ thuộc vào tình trạng răng

Chi phí hàn răng sâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Theo các chuyên gia của SeoulSpa thì hàn răng sâu giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều này cũng tạo nên sự chênh lệch về giá giữa các bệnh viện nha khoa.

Số lượng và tình trạng răng cần hàn

Với những bệnh nhân đang gặp tình trạng răng bị sứt mẻ chưa vào tuỷ thì mức giá hàn răng sẽ thấp hơn so với những trường hợp sâu răng đã ảnh hưởng đến phần tuỷ. Bên cạnh đó, trước khi hàn răng, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý mà răng bạn đang gặp phải, do đó chi phí cao hơn.

Hàn răng sâu giá bao nhiêu phụ thuộc vào số lượng và tình trạng răng cần hàn

Vật liệu để trám răng

Hàn răng sâu giá bao nhiêu cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các vật liệu khác nhau được sử dụng để hàn răng như Composite, Amalgam, GIC, vàng, kim loại, Inlay/Onlay. Trong đó, Amalgam có mức giá thấp nhất.

Phương pháp và công nghệ hàn

Phương pháp và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hàn răng. Bên cạnh đó, công nghệ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của răng sau khi hàn. Bao gồm cả kỹ thuật hàn răng gián tiếp/ trực tiếp sử dụng công nghệ Inlay/ Onlay và hàn răng sử dụng công nghệ hiện đại Laser Tech.

Hàn răng sâu giá bao nhiêu phụ thuộc vào phương pháp và công nghệ hàn

Các dịch vụ đi kèm với kỹ thuật hàn trám răng

Bên cạnh việc định hình lại răng sâu, để hàm răng chắc khỏe trở lại, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số dịch vụ khác như cạo vôi răng, lấy tuỷ, làm trắng răng,… Những dịch vụ đi kèm này cũng sẽ làm mức giá hàn răng tăng cao.

Hàn răng bằng vật liệu nào tốt?

Như đã nói ở trên, hàn răng sâu giá bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu hàn răng. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của các loại vật liệu hàn sử dụng trong nha khoa hiện nay:

Hàn bằng vật liệu Composite

Composite là vật liệu hàn được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay, nhờ nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vật liệu khác, cụ thể:

Ưu điểm:

  • Có màu sắc tự nhiên, đem lại tính thẩm mỹ cao cho răng.
  • Có đa dạng màu sắc, dễ dàng áp dụng với màu răng của nhiều người.
  • Chi phí không cao.
  • Không ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
  • Độ chịu cứng và chịu mòn cao.
  • Nhược điểm:
    Sau một thời gian, vị trí hàn bị đổi màu.
  • Tránh nhai mạnh, vì có thể làm bong tróc miếng hàn.
Vật liệu Composite được đánh giá là có độ bền và tính thẩm mỹ cao

Vật liệu Amalgam

Amalgam là một hợp kim bao gồm các thành phần như thiếc, thuỷ ngân, bạc, đồng,… được biết đến từ nhiều năm về trước. Hàn răng sử dụng vật liệu Amalgam còn có tên gọi là trám bạc vì vết trám có màu sắc giống với bạc. Vật liệu này được sử dụng để hàn vào vị trí bên trong như răng cối và kế cối.

Ưu điểm:

  • Vết hàn có tuổi thọ từ 10 – 15 năm.
  • Có thể chịu được lực nhai mạnh.
  • Có chi phí rẻ hơn so với các vật liệu khác khác.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao vì vết hàn có màu không giống với răng.
  • Có khả năng làm phá huỷ cấu trúc răng do phải xâm lấn nhiều vào răng để lưu trữ vật liệu hàn.
  • Một số trường hợp bị dị ứng do thành phần thuỷ ngân trong Amalgam.

Hàn răng bằng GIC

GIC là một vật liệu xi măng ra đời sau Amalgam, được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Trong nha khoa, GIC được sử dụng để trán vào những vị trí có vết lõm lớn.

Ưu điểm:

  • Có độ thẩm mỹ cao hơn vật liệu Amalgam.
  • Có thành phần Fluor có khả năng ngăn ngừa sâu răng.
  • Có màu sắc gần giống với răng thật.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm:

  • Độ bền của GIC không cao.

Hàn trám răng bằng vàng và quý kim

Trám răng bằng vàng và quý kim nhằm đảm bảo sự cứng cáp cho miếng trám. Do màu sắc chênh lệch với răng thật cao nên vàng và quý kim được sử dụng để trám cho răng hàm.

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, dao động từ 10 – 15 năm, không bị mài mòn.
  • Chịu được lực nhai mạnh.

Nhược điểm:

  • Màu sắc không giống với răng thật.
  • Chi phí cao.
Hàn trám răng bằng vàng và quý kim có chi phí cao

Trám răng bằng Inlay/Onlay

Inlay/Onlay là một phương pháp hiện đại mang đến hàm răng có độ giống thật cao. Inlay/Onlay được sử dụng trong những trường hợp răng đang gặp các vấn đề như sứt mẻ lớn, lõm, cần phải phục hồi răng để đảm bảo chức năng nhai và vấn đề thẩm mỹ.

Các trường hợp cần hàn răng?

Phương pháp hàn răng sâu đang trở nên khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh lý của mình. Tuy nhiên, những trường hợp nào mới cần đến phương pháp hàn răng thì không phải ai cũng biết.

Răng có những dấu hiệu sâu, hình thành nên những lỗ đen gây ra cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, tình trạng sâu răng ngày càng lan rộng làm ảnh hưởng đến tủy răng, nhiễm trùng, tổn thương răng. Do vậy, giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này là hàn răng sâu.

Răng bị sứt, mẻ

Trong quá trình sinh hoạt và ăn uống khiến răng bị sứt mẻ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến chức năng nhai của răng miệng. Nếu thấy răng bị mẻ, bạn cần đến nha khoa để thực hiện hàn/trám răng càng sớm càng tốt.

Khi gặp tình trạng răng sứt mẻ có thể thực hiện hàn răng

Răng thưa

Răng bị thưa không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến vấn đề ăn uống trở nên khó khăn. Do vậy, áp dụng phương pháp hàn răng sẽ lấp đầy được những khoảng trống, giúp hàm răng đều đẹp hơn.

Mối hàn cũ

Nếu bạn đã từng hàn răng và bây giờ vết hàn đã cũ và đang có hiện tượng lung lay. Thì giải pháp thiết thực giúp khôi phục vẻ đẹp răng miệng đó là hàn răng. Ngoài ra, bạn cần hàn càng sớm càng tốt để tránh tình trạng vi khuẩn tấn công khi vết trám bị bong.

Có thể bạn quan tâm: Trám răng rồi có bị sâu lại không? Chăm sóc thế nào để không sâu răng?

Hàn răng sâu có đau hay không?

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trong quá trình hàn răng, Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được cảm giác khó chịu trong quá trình hàn. Tuy nhiên, lúc này khuôn mặt sẽ có các trạng thái phù, sụp mí mắt. Tình trạng này sẽ thuyên giản khi thuốc mê hết tác dụng.

Lựa chọn hàn răng sâu ở cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên nghiệp cũng hạn chế được tình trạng đau

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về chủ đề hàn răng sâu giá bao nhiêu sẽ giúp những ai đang có nhu cầu cải thiện răng miệng cho mình có thể tìm được giải pháp phù hợp. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến giá hàn răng đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn qua hotline 19006947.

Chủ Đề