Chỉ số dấu hiệu sinh tồn của trẻ em

Dấu hiệu sinh tồn là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang sống. Nó bao gồm: nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc dấu hiệu sinh tồn thể hiện như nào trên cơ thể con người hay không?

Dấu hiệu sinh tồn được thể hiện trên cơ thể con người thông qua:

Mạch [nhịp tim]

Ở người lớn khỏe mạnh, mạch thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/p. Với trẻ em, mạch của bé gái có thể nhanh hơn các bé trai và dễ tăng trong các hoạt động thể lực, bệnh lý, chấn thương và cảm xúc.

Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng cách kiểm tra mạch truyền thống là đặt ngón tay trỏ và ngón giữa gần cổ tay bên ngón cái của bệnh nhân và đếm mạch. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm soát chỉ số này tại nhà bằng cách sử dụng các loại máy đo huyết áp kèm nhịp tim.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi tùy theo giới tính, hoạt động thể lực, thức ăn và đồ uống đưa vào, thời gian trong ngày hoặc phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì cần phải kiểm tra lại các dấu hiệu tiếp theo.

Nhịp thở

Nhịp thở là số lần bệnh nhân thở trong vòng 1 phút. Con số này có thể tăng nếu bệnh nhân đang bệnh nặng. Nhịp thở bình thường khi nghỉ ngơi là 15 đến 20 nhịp/phút. Nếu nhịp thở nhanh hơn 25 nhịp/phút hoặc dưới 12 nhịp/phút thì coi như bất thường.

Huyết áp

Các số đo huyết áp gồm 2 trị số: huyết áp tối đa [tâm thu] và huyết áp tối thiểu [tâm trương]. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường.

– Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg

– Huyết áp cao: huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trường từ 90mmHg trở lên.

– Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp

– Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu dưới 100mmHg

Để kết luận một người bị cao huyết áp hay không, người ta cần căn cứ và trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó, bạn phải thường xuyên đo huyết áp trong nhiều ngày và nhiều lần mỗi ngày.

Độ bão hòa oxy trong máu

Độ bão hòa oxy trong máu là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Bạn có thể kiểm tra chúng thường xuyên bằng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2. Nếu thấy chỉ số SPO2 trên 94% thì được xem là bình thường.

Những thiết bị theo dõi chỉ số SpO2 tốt nhất

Với các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở dường như quá đỗi quen thuộc với mọi người và dễ dàng kiểm soát bằng các thiết bị như nhiệt kế, máy huyết áp,… hàng ngày. Riêng về chỉ số độ bão hòa oxy trong máu dường như nhiều người còn chưa biết phải theo dõi ra sao. Nếu vậy thì chúng tôi xin điểm qua cho bạn một vài thiết bị theo dõi SPO2 tốt nhất hiện thời.

Trên thị trường có khá nhiều thiết bị đo SpO2 cá nhân gọn nhẹ và có thể dùng cho cả gia đình nổi tiếng, đó là:

Máy đo nồng độ bão hòa Oxy trong máu [SPO2] và nhịp tim iMediCare iOM-A8

  • Đo nhịp tim, SpO2 và chỉ số tưới máu [PI] không xâm lấn; hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% [khi SpO2 trong khoảng 70~100%];
  • Dải đo PI từ 0 ~ 20%
  • Dải đo nhịp tim từ 30~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Chế độ cảnh báo SpO2 thấp và nhịp tim bất thường
  • Màn hình tự động chuyển hướng, dễ quan sát
  • Tự động tắt sau 5s nếu không có tín hiệu, cảnh báo pin yếu [sử dụng 2pin AAA 1.5V].
  • Kích thước nhỏ gọn và thiết kế hiện đại, có thể sử dụng tại nhà và mang theo đi du lịch
  • Sử dụng cho cả trẻ em và người lớn vô cùng thuận tiện lợi.

Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6

Chiếc máy SpO2 iOM-A6 có tính năng nổi bật sau:

  • Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
  • Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% [khi SpO2 trong khoảng 70~100%];
  • Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
  • Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
  • Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
  • Tự động tắt sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục [sử dụng 2pin AAA 1.5V].

Để biết thêm về các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 bạn hãy liên hệ qua TBYT Vạn Phúc để được tư vấn và giao hàng tận nhà miễn phí nhé.

Nguồn bài viết:

Thietbiytevanphuc.com

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Theo dõi nhịp thở của trẻ giúp cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường ở trẻ để có phương pháp điều trị tốt nhất. Vậy nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu?

1. Nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu?

Dưới đây là các chỉ số huyết áp, nhịp tim và nhịp thở ở mức an toàn cho trẻ mà mẹ cần ghi nhớ [nhịp tim của trẻ có thể chậm hơn một chút khi ngủ]:

Nhịp thở bình thường của trẻ dao động tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ

Lứa tuổiNhịp tim/phútNhịp thở/phút
Trẻ sơ sinh100-16030-50
0-5 tháng90-15025-40
6-12 tháng80-14020-30
1-3 năm80-13020-30
3-5 năm80-12020-30
6-10 năm70-11015-30
11-14 năm60-10512-20

Nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp, mà cụ thể là chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản. Với hầu hết trẻ bị khó thở, thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.

2. Trẻ bị rối loạn nhịp tim cần làm gì?

Trẻ em khó có thể tự biết bệnh của mình cũng như tự chăm sóc bản thân, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm chăm sóc trẻ em nhiều hơn; nên:

– Tìm hiểu về các chỉ số huyết áp, nhịp tim, nhịp thở bình thường của trẻ em; tìm hiểu đến các biểu hiện bệnh của con bằng cách theo dõi và hỏi ý kiến bác sỹ hoặc tìm hiểu qua sách báo, internet… từ đó giúp bạn an tâm và có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.

Khi trẻ có triệu chứng rối loạn nhịp thở, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị hiệu quả

– Nếu không may con bạn có những biểu hiện bất thường đột ngột, hãy yêu cầu giúp đỡ và bấm số gọi ngay cấp cứu 115.

– Đưa con em bạn đi tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của con, phòng những biến chứng nguy hiểm

– Nên biết cách tự đo nhịp tim của con bạn bằng cách bắt mạch hoặc sử dụng ống nghe

– Tuyệt đối không tự ý cho con bạn dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

– Cho trẻ ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nên hạn chế các đồ nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh… và chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.

– Giáo dục con em mình cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tốt.

Ngay khi có các bất thường về nhịp thở của trẻ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả cho người bệnh có nhu cầu. Ngoài ra, bệnh viện Thu Cúc còn có hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề tim mạch các bệnh lý gây nên tình trạng nhịp thở của trẻ bất thường từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề