Chỉ số xét nghiệm wbc là gì năm 2024

Chỉ số WBC là gì? Nếu đã từng xét nghiệm máu, có thể bạn cũng đã từng biết hoặc nghe qua về chỉ số WBC. Đây là một thông số quan trọng được dùng để đo số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Nhưng để hiểu rõ hơn về chỉ số WBC và ý nghĩa của chỉ số này khi WBC tăng hoặc giảm, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Chỉ số WBC là gì – là một chỉ số quan trọng được dùng để đo số lượng tế bào bạch cầu trong máu. [ảnh minh họa]

1. WBC là gì?

WBC là cụm từ viết tắt bởi White Blood Cell, được gọi là bạch cầu. Bạch cầu có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng. Có 5 loại tế bào bạch cầu chính hiện nay là:

  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Bạch cầu đa nhân ái toan
  • Tế bào Lympho [tế bào T, tế bào B và tế bào Killer tự nhiên]
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu trung tính.

2. Chỉ số WBC tăng hoặc giảm cảnh báo bệnh gì?

Chỉ số WBC phản ánh số lượng tế bào bạch cầu [WBC] trong máu. Việc định lượng WBC có ý nghĩa quan trọng giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn. Ở một người khỏe mạnh bình thường, số lượng WBC trong máu ở mức 4.00-10.00 G/L. Nếu chỉ số này không nằm ở mức trên thì đó là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh lý như sau:

2.1 WBC tăng

Số lượng WBC cao hơn bình thường được gọi là tăng bạch cầu.

Chỉ số WBC tăng có thể phản ánh một số bệnh trong đó có bệnh máu ác tính [ảnh minh họa]

Chỉ số WBC tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem mình có đang sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng số lượng bạch cầu không như dòng corticosteroid.

2.2. WBC giảm

Chỉ số WBC giảm trong trường hợp thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate [không trưởng thành được], nhiễm khuẩn [giảm sự sống sót]. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

Chỉ số WBC tăng hay giảm cũng đều rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy cơ thể có các biểu hiện sau đây, bạn nên đi thăm khám để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh kịp thời:

– Mệt mỏi lâu ngày, sút cân

– Chóng mặt, buồn nôn

– Hay xuất hiện các nốt bầm tím trên người, tay, chân

– Chán ăn, ăn không ngon miệng,..

Chủ động đi kiểm tra sức khỏe để được xét nghiệm chỉ số WBC chẩn đoán bệnh lý sớm

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu chỉ số WBC là gì cũng như WBC tăng hoặc giảm cảnh báo bệnh lý gì. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết xoay quanh các chỉ số xét nghiệm máu tiếp theo!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Em đi khám vì bị vết bầm trên da, có kết quả chỉ số WBC 15,9, các chỉ số còn lại bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số xét nghiệm WBC 15,9 có cao không? Em có nên đi kiểm tra tiếp không thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Phạm Quang Quý [1989]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chỉ số xét nghiệm WBC 15,9 có cao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Xét nghiệm tế bào máu WBC là xét nghiệm được thực hiện luôn khi xét nghiệm máu ngoại vi, trong đó xét nghiệm WBC là xét nghiệm để đo số lượng tế bào bạch cầu có trong máu.

Bạn xét nghiệm có chỉ số WBC là 15,9 là khá cao:

  • Nguyên nhân có thể người bệnh đang bị viêm nhiễm, máu ác tính, mắc các bệnh về bạch cầu,...
  • Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc dòng corticosteroid cũng có thể khiến kết quả không đúng vì thuốc làm tăng số lượng bạch cầu .
  • Hút thuốc cũng khiến WBC cao.

Vết bầm trên da là biểu hiện thường là một chấn thương da phổ biến hoặc là kết quả của các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ.

Thông thường, tình trạng bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần. Tuy nhiên, đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những chỉ dấu của các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, các bệnh lý về máu...

Tốt nhất, bạn nên được khám và tư vấn theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa Huyết học để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số xét nghiệm WBC, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chỉ số WBC cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng viêm nhiễm nặng như viêm gan, viêm phổi, viêm ruột thừa,… Bạch cầu tăng quá cao: Khi chỉ số bạch cầu vượt trên 100.000/ml. Trong tình huống này, nhiều khả năng nguyên nhân gây ra là do bệnh ung thư, mà phổ biến nhất là ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng.

Chỉ số WBC bao nhiêu là bình thường?

Bạch cầu là một trong những tế bào máu có vai trò rất quan trọng với nhiệm vụ tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là bảo vệ cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay ký sinh trùng. Chỉ số bạch cầu bình thường ở mức là 4.000-10.000/mm3 máu.

Chỉ số WBC trọng máu thấp là gì?

Số lượng bạch cầu thấp có thể là dấu hiệu của: Tổn thương tủy xương do nhiễm trùng nặng, điều trị hóa trị Các bệnh lý, khối u ảnh hưởng đến tủy xương. Rối loạn tự miễn dịch như lupus [hoặc SLE]

WBC tăng giảm khi nào?

Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu bao gồm: WBC - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu: giá trị trung bình khoảng 4.300 - 10.800 tế bào/mm3. WBC giảm trong các trường hợp như thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi [HIV, virus viêm gan], thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..

Chủ Đề