Chỉnh công thức trong bảng hạch toán lương của misa năm 2024

Mục đích: Hạch toán chi phí lương để chi phí lương của doanh nghiệp được hạch toán đầy đủ, xác định chi phí lương, chi phí bảo hiểm cuối kỳ.

  • Thực hiện:
    1. Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng lương theo dõi trên Sala hoặc ngoài excel để hạch toán tổng chi phí lương trên phần mềm AMIS.VN – Kế toán 2. Vào menu Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421/ Có TK 334, 338,…

Bước 4.2: Kiểm tra, đối chiếu số dư cuối kỳ bảo hiểm trên sổ cái tài khoản với thông báo của cơ quan bảo hiểm, Số dư cuối kỳ của TK Phải trả người lao động (TK 334)

  • Mục đích:
    • Đảm bảo hạch toán đủ chi phí lương tất các tháng của doanh nghiệp và khớp với bảng lương của doanh nghiệp.
    • Đảm bảo hạch toán đúng và đủ các bút toán trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, tránh trường hợp ghi nhận thiếu bút toán trả lương dẫn tới nợ lương nhân viên trên sổ sách.
    • Đảm bảo khớp số liệu các khoản bảo hiểm giữa sổ chi tiết tài khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp với thông báo của cơ quan bảo hiểm.
  • Thực hiện:
    1. Kiểm tra đối chiếu Số phát sinh của TK 334 với các bảng lương của doanh nghiệp trong kỳ, kiểm tra số dư của tài khoản 334 để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:
    Trên sổ cái tài khoản 334 có dư Nợ: Trường hợp này xảy ra khi đơn vị hạch toán thừa bút toán trả lương cụ thể:
    Nếu đơn vị thực hiện theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm AMIS.VN – Kế toán thì hiện nay phần mềm không cho phép đơn vị thực hiện trả lương lớn hơn số lương phải trả người lao động trong kỳ. Nếu đơn vị không thực hiện theo dõi chi phí lương cán bộ trên phầm mềm mà tự hạch toán bút toán trả lương thì trường hợp trả thừa tiền lương có thể xảy ra. Doanh nghiệp kiểm tra các chứng từ trả lương xem có chứng từ nào hạch toán hai lần hoặc đã hạch toán nhưng quên không ghi sổ sau đó lại hạch toán thêm một chứng từ khác dẫn tới việc số dư cuối kỳ trên sổ Cái TK Phải trả người lao động (TK 334) dư Nợ.
    Kiểm tra tổng số phát sinh bên Có sổ Cái TK 334 Phải trả người lao động xem có khớp với tổng số lương trên các bảng thanh toán tiền lương trong kỳ của doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp hạch toán đầy đủ chi phí lương trong kỳ. 2. Đối chiếu BHXH, BHYT, BHTN trên sổ Cái tài khoản 3382, 3383, 3384, 3386, thông báo của cơ quan bảo hiểm, cơ quan công đoàn nơi đơn vị trực thuộc (cấp quận, huyện, thành phố) để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:
    Sổ chi tiết tài khoản BHXH, BHYT, BHTN và sổ Cái tài khoản Phải trả phải nộp khác (TK 338) lệch số với thông báo của cơ quan bảo hiểm do:
    Doanh nghiệp nộp tiền BH sau ngày cơ quan BH chốt sổ để lập thông báo. Trường hợp này thì sang tháng sau doanh nghiệp kiểm tra thông báo sẽ thấy số tiền đã nộp được ghi nhận. Doanh nghiệp ghi sai số tài khoản của cơ quan BH trường hợp này doanh nghiệp cần lập truy soát tại kho bạc hoặc làm điều chỉnh nộp tiền Doanh nghiệp nộp chậm tiền BH nhưng chưa tính vào nộp lãi. Doanh nghiệp cần bổ sung khoản phạt chậm nộp tiền BH

Sổ chi tiết tài khoản KPCĐ và sổ Cái tài khoản Phải trả phải nộp khác (TK 338) lệch số với thông báo của cơ quan công đoàn đơn vị trực thuộc do: Đơn vị đã nộp kinh phí công đoàn nhưng nộp chưa đúng thời gian quy định hoặc do đơn ghi sai số tài khoản của cơ quan công đoàn trường hợp này doanh nghiệp cần lập truy soát tại kho bạc, ngân hàng hoặc làm điều chỉnh nộp tiền. Hàng tháng, căn cứ vào Bảng lương đã được duyệt, bộ phận nhân sự sẽ gửi yêu cầu chuyển khoản trả lương tới bộ phận kế toán. Khi đó sẽ phát sinh các hoạt động:

  • Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Nhân sự tiền lương mang Ủy nhiệm chi và danh sách tiền lương cần chuyển của nhân viên ra ngân hàng để đề nghị chuyển khoản.
  • Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi sẽ chuyển tiền vào tài khoản của từng nhân viên, đồng thời lập giấy báo Nợ.
  • Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

1. Cách định khoản hạch toán trả lương bằng tiền gửi ngân hàng:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ trả lương bằng tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Misa

2.1. Trường hợp 1: Doanh nghiệp không thực hiện tính lương trực tiếp trên phần mềm Misa mà thực hiện riêng, độc lập trên file Excel:

Thì khi ghi sổ nghiệp vụ trả lương bằng tiền mặt sẽ thực hiện tại: phân hệ "Ngân hàng/ Chi tiền".

2.2. Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thực hiện tính lương trên phân hệ tiền lương trên phần mềm Misa:

Thì thực hiện lần lượt các bước như sau:

- Sau khi Lập bảng tính lương, vào phân hệ "Ngân hàng" => chọn tab "Thu, chi tiền".

- Ấn "Thêm\Trả lương".

- Nhập Ngày trả lương.

Chỉnh công thức trong bảng hạch toán lương của misa năm 2024

- Tích chọn xong những nhân viên được trả lương, các bạn ấn "Trả lương" => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Ủy nhiệm chi trả lương nhân viên.

- Kiểm tra chứng từ chi tiền gửi và chọn tài khoản ngân hàng chi tiền.

Chỉnh công thức trong bảng hạch toán lương của misa năm 2024

- Các bạn ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn chứng từ chi tiền gửi cần in.

CHÚ Ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ trả lương thông qua chuyển khoản ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào "Sổ tiền gửi ngân hàng".