Chính phủ điện tử là gì ví dụ năm 2024

Không chỉ doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cũng cần thay đổi một “diện mạo” mới trong bối cảnh công nghệ số. Và sự xuất hiện của Chính phủ số đã tạo nên nền tảng phát triển hạ tầng số, phục vụ các hoạt động cần thiết trong cơ quan, nhà nước. Vậy thực chất Chính phủ số là gì? Tại sao Việt Nam lại phát triển Chính phủ số? Chính phủ số và Chính phủ điện tử có điểm gì khác nhau?

Giới thiệu tổng quan về Chính phủ số

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là việc Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình hoạt động. Từ đó, Chính phủ có thể cải thiện hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, với sự hỗ trợ của công nghệ mới, Chính phủ có thể phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp hơn. Nói cách khác, Chính phủ điện tử là quá trình tin học hoá các hoạt động của Chính phủ.

Chính phủ điện tử là gì ví dụ năm 2024

Về bản chất, Chính phủ điện tử đáp ứng tiêu chí “4 KHÔNG”, cụ thể là:

· KHÔNG cần gặp khi họp hoặc trao đổi các vấn đề liên quan.

· KHÔNG xử lý văn bản bằng giấy như cách truyền thống.

· KHÔNG tiếp xúc trực tiếp khi giải quyết các thủ tục hành chính.

· KHÔNG thanh toán bằng tiền mặt.

Nên hay không phát triển Chính phủ số?

Phát triển Chính phủ số là việc làm tất yếu của một quốc gia trên thế giới. Để có thể hội nhập với xu hướng chung, Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ thống Chính phủ số. Ngoài ra, Chính phủ số còn giúp Chính phủ vận hành hiệu quả, minh bạch và công khai hơn. Từ đó, các vấn nạn về tham nhũng, lạm quyền sẽ được hạn chế, giúp xã hội kiến tạo nên những bước phát triển bền vững.

Ví dụ điển hình của việc chuyển đổi sang mô hình Chính phủ số là chuyển hoạt động thanh và kiểm tra của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Trước đây, việc kiểm tra này sẽ được thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp theo cách truyền thống. Tuy nhiên, khi Chính phủ số được thực thi, cơ quan chức năng sẽ thanh tra trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đã được kết nối. Mục tiêu đến năm 2025 của hoạt động này là có 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện từ xa trên môi trường số. Và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng thêm 30% sau 5 năm nữa.

Chính phủ số là gì?

Chính phủ số là quá trình Chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số một cách an toàn và đảm bảo. Mô hình hoạt động của Chính phủ số sẽ được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu cũng như công nghệ số.

Khi áp dụng mô hình hiện đại này, Chính phủ sẽ:

· Cải thiện chất lượng dịch vụ công tốt hơn.

· Đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời.

· Ban hành các quy định, chính sách hiệu quả.

· Tối ưu hóa nguồn lực sử dụng.

· Kiến tạo nên những bước đổi mới và trở thành tiền đề chuyển đổi số của quốc gia.

· Xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển, quản lý kinh tế và xã hội.

Chính phủ điện tử là gì ví dụ năm 2024

Hiểu đơn giản, Chính phủ số là quá trình chuyển đổi số của Chính phủ. Về bản chất, Chính phủ số là “tập hợp con” của Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, Chính phủ số sẽ bổ sung thêm những thay đổi về phương thức tiếp cận, cách triển khai nhờ vào sự tân tiến của công nghệ số. Chính vì thế, phát triển Chính phủ số đồng nghĩa với phát triển Chính phủ điện tử.

Chính phủ số và Chính phủ điện tử khác nhau như thế nào?

Trên thực tế, Chính phủ điện tử và Chính phủ số vẫn tồn tại những nét đặc trưng khác biệt.

· Chính phủ điện tử: Là quá trình Chính phủ tin học hoá các hoạt động sẵn có, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến.

· Chính phủ số: Là quá trình Chính phủ chuyển đổi số, thay đổi mô hình hoạt động và quy trình làm việc. Đồng thời, Chính phủ cũng đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ, tăng tốc cung cấp các dịch vụ công thông qua công nghệ hiện đại.

Trong khi Chính phủ điện tử được đo lường bằng số lượng dịch vụ hành chính đã thực hiện trực tuyến thì Chính phủ số sẽ đo lường thông qua số lượng dịch vụ hành chính công giảm đi, số lượng dịch vụ công mới mang tính sáng tạo phục vụ được cho xã hội tăng lên.

Vì sao cần phân biệt Chính phủ điện tử và Chính phủ số?

Khi nhận định rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm, bạn có thể nhận thức và hành động đúng đắn. Đồng thời, nếu hiểu rõ mức độ phát triển của Chính phủ điện tử và Chính phủ số, Chính phủ có thể thay đổi mô hình vận hành theo một lộ trình chuẩn xác. Theo đó, việc thay đổi cần thực hiện tuần tự, triển khai Chính phủ điện tử trước rồi mới thực thi Chính phủ số.

Chính phủ điện tử là gì ví dụ năm 2024

Trên thực tế, Chính phủ điện tử đã được triển khai từ nhiều năm nay và sẽ hoàn thành khi 100% dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đủ điều kiện đưa lên mức 4. Ngoài ra, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn năm 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã từng bước khởi động quá trình phát triển Chính phủ số và thực hiện song song với quá trình phát triển Chính phủ điện tử.

Bước đầu triển khai Chính phủ số là thay đổi nhận thức, từ đó đổi mới cách làm. Trước đây, Chính phủ điện tử chỉ đơn thuần là tin học hoá và cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Trong khi đó, Chính phủ số sẽ phải nghĩ đến việc đưa mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số.

Chính phủ điện tử chỉ tập trung vào đầu tư hệ thống tin học, số hoá quy trình. Theo đó, phải mất đến 10 năm, Chính phủ mới đưa được 10% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4. Hiện tại, Chính phủ số đã áp dụng nền tảng, số hoá toàn bộ quy trình hoạt động dựa vào công nghệ và dữ liệu số. Nhờ đó, chỉ trong vòng 3 tháng, 100% dịch vụ công trực tuyến đã đạt mức độ 4 với chi phí thấp hơn.

Thách thức khi phát triển Chính phủ số là gì?

Như đã đề cập, Chính phủ số là quá trình tối giản các hoạt động của Chính phủ bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Chính phủ số đã tạo nên những thay đổi mới, cụ thể là:

· Xử lý văn bản không cần giấy tờ.

· Tham gia hội họp không cần gặp trực tiếp.

· Xử lý các thủ tục hành chính không tiếp xúc.

· Không dùng tiền mặt khi thanh toán.

Đối với các cơ quan, tổ chức, sự thay đổi chỉ có thể thực hiện và thành công khi nhà lãnh đạo chịu thay đổi. Và đây chính là thách thức lớn nhất của các cơ quan nhà nước. Vì nhận thức thay đổi phụ thuộc rất nhiều về người đứng đầu – những người đã quá quen với các quy tắc, hoạt động cũ nên rất khó để thay đổi.

Chính phủ điện tử là gì ví dụ năm 2024

Đối với người dân, sự thay đổi đòi hỏi thay đổi từ kỹ năng cho đến thói quen. Thế nên, thách thức lớn nhất khi chuyển đổi số trong xã hội là kỹ năng, thói quen và văn hoá của người dân trong môi trường số.

Đối với doanh nghiệp, sự thay đổi yêu cầu phải triển khai các giải pháp công nghệ số. Các giải pháp này có thể hoàn toàn mới, chưa được thực thi bao giờ. Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp ngay lúc này là thiếu môi trường pháp lý để triển khai.

Có thể nói, chính phủ số là “bước đà” để các tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân chuyển mình theo công nghệ mới. Hy vọng những thông trên đã phần nào giúp bạn nhận diện rõ hơn về xu hướng chuyển đổi số trong bối cảnh hiện tại. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích nhất nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Chính phủ số ở quốc gia nào thành công nhất?

Tại châu Âu, Đan Mạch và Estonia là 2 quốc gia phát triển Chính phủ số thành công nhất. Hiện tại, 2 quốc gia này có dịch vụ số đạt 100% và được 90% dân số sử dụng, mức độ phổ cập rất cao. Tại châu Á, Hàn Quốc và Singapore cũng triển khai khá thành công mô hình chính phủ số. Một doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập trực tuyến và chỉ mất khoảng 15 phút. Đồng thời, thời gian thông quan hàng hoá cũng được rút ngắn. Singapore là quốc gia được đánh giá cao về tính minh bạch, chỉ số tham nhũng cũng thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

Chính phủ số phục vụ đối tượng nào?

Trước đây, Chính phủ điện tử được triển khai nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ số cũng dựa trên mục tiêu này để phát triển. Đồng thời, mô hình này còn hướng đến việc đơn giản hóa công việc cho các cán bộ, công/viên chức.

Rủi ro lớn nhất khi phát triển Chính phủ số là gì?

Đối với một quốc gia, rủi ro lớn khi phát triển Chính phủ số là mất chủ quyền quốc gia, an toàn và an ninh mạng. Trong khi đó, rủi ro lớn nhất của cá nhân là để lộ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư.

Thế nào là quốc gia thông minh?

Ở cấp độ quốc gia, quốc gia thông minh là quốc gia bao gồm 3 thành phần: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

G2C là gì ví dụ?

G2C có thể xảy ra trong các mức độ như đảng phái, bang và địa phương. G2C ngược với G2B, hay còn gọi là mạng Chính phủ với Doanh nghiệp. Một ví dụ mạng G2C liên bang là USA.gov: cổng thông tin Web chính thức của nước Mỹ, thông qua đó có nhiều ví dụ khác từ các chính phủ trên toàn cầu.

Chính phủ điện tử và chính phủ số là gì?

Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. Chính phủ số là chính phủ chuyển đổi số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi quy trình làm việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới.

G2G là gì ví dụ?

G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là tại Anh.

Chính phủ điện tử là gì chọn một đáp án?

Chính phủ Điện tử (e-Government) là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cộng, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng như website.