Chính sách 4 không của Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1. Quốc phònglà gì?
  • 2. Sách trắng quốc phòng của Việt Namlà gì?
  • 3. Nội dung chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019
  • 4. Chính sáchquốc phòng bốn “không” củaViệt Nam
  • 5. Các hiệp định trên tuyến biên giới trên biển mà Việt Nam đã ký với các nước láng giềng

1. Quốc phònglà gì?

Quốc phònglà hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của mộtquốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơxâm lượctừ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.

2. Sách trắng quốc phòng của Việt Namlà gì?

Sách trắng quốc phòng của Việt Namlà cuốn sách doBộ Quốc phòng Việt Namcông bố với toànthế giớivề những vấn đề cơ bản củachính sáchquốc phòng Việt Nam trong đó xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựngQuân đội nhân dânvàDân quân tự vệlà những vấn đề then chốt. Các vấn đề được nêu trong Sách trắng về Quốc phòng Việt Nam nhằm góp phần tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữaViệt Namvới cácquốc giakhác trong cộng đồngquốc tế. Sách trắng cũng là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểu biết về quốc phòng của đất nước chocông dânViệt Nam, góp phần làm cho mọicông dân, cơ quan, đơn vị và tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng vì sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc củanhân dân.

3. Nội dung chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đề cập đến chính sách quốc phòng vừa được công bố công khai, minh bạch với toàn thế giới. Các vấn đề được nêu trong sách trắng Quốc phòng nhằm góp phần tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin của các quốc gia khác với Việt Nam. Đây cũng là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểu biết về quốc phòng của đất nước, giúp cho mọi công dân, cơ quan, đơn vị và các tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi, đề cao trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 khẳng định: Việt Nam thể hiện mong muốn và quyết tâm trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ; nêu rõ những thách thức và những điều chỉnh trong chính sách, cơ chế lãnh đạo, quản lý, quá trình tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ đất nước, sự minh bạch về chính sách cũng như khả năng quốc phòng của Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch và một số phần tử phản động, cơ hội chính trị, lưu vong, bất mãn với chế độ lại tung ra những luận điệu hết sức tinh vi, thâm độc, bình luận, phân tích dưới chiêu trò “phản biện” sách trắng Quốc phòng, hòng lừa bịp, dẫn dắt dư luận trong và ngoài nước. Họ bịa đặt nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Quân đội, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, hiện thực hóa mưu đồ “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Trước hết,các thế lực thù địch căn cứ vào những điểm mới trong sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 để đưa ra luận điệu sai trái, suy diễn không có căn cứ và xuyên tạc nguyên tắc “bốn không”. Họ cho rằng: Việt Nam đưa ra cái “không” thứ 4 khi đang ở thế bị động và sẽ nghiêng vào một nước khác khi cần thiết. Rằng: “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là “tự trói tay chân mình” và không phù hợp với tình hình thực tế, đi ngược lại với xu thế toàn cầu hóa; “không sử dụng vũ lực” nghĩa là Việt Nam từ bỏ việc dùng vũ lực trong bảo vệ đất nước. Đặc biệt, lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, họ đả kích, cho rằng nếu thực hiện chính sách quốc phòng như trên thì Việt Nam sẽ không thể giữ vững chủ quyền, không thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc rồi tìm cách hô hào cổ súy tư tưởng dựa dẫm, lệ thuộc vào các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, hoặc khối NATO, v.v.

Sự thật có phải là như vậy? Phải chăng đây là sự “góp ý, hiến kế” xuất phát từ lòng yêu nước, vì chủ quyền dân tộc, góp phần cho tiếng nói lương tri của con dân đất Việt như họ rêu rao? Để giải quyết luận điểm này, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, Việt Nam đưa ra chính sách “4 không” trong sách trắng Quốc phòng là thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta trong thời bình; mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước trên thế giới để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung. Tùy vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trong chính sách quốc phòng, từ lâu, Đảng, Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện chủ trương “ba không” bao gồm: Không tham gia các liên minh quân sự; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước này để chống nước kia. Nay sách trắng Quốc phòng 2019 được hiểu đầy đủ thành “bốn không”, trong đó chủ trương “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là phù hợp với đường lối đối ngoại của đất nước trong tình hình mới và lịch sử dựng nước, giữ nước hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, sức mạnh nội lực, ý chí tự cường luôn là nguồn sức mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không thể dựa dẫm vào bất cứ một lực lượng hay một đối trọng nào để bảo vệ bờ cõi nước nhà. Bởi vì, suy cho cùng, trong tất cả các mối quan hệ bang giao quốc tế thì lợi ích quốc gia, dân tộc luôn là trên hết và trước hết của chính họ. Bài toán kinh tế vẫn là then chốt, các thương vụ không đồng thuận về chi phí quân sự vẫn thường xuyên xảy ra trên thế giới. Sự tổn thương các mối quan hệ đồng minh, biến quân đội trở thành “công ty kinh doanh” và thu phí “bảo kê’ là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia.

Như vậy, với chính sách “bốn không” trong quan hệ quốc phòng, Việt Nam có thể đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm chủ quyền, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Không tham gia các liên minh quân sự không đồng nghĩa với việc chúng ta bế quan tỏa cảng với thế giới bên ngoài. Trong lĩnh vực quân sự, nước ta vẫn là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, luôn có sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, thực hiện cam kết vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển. Bằng chứng rõ ràng nhất đó là, chúng ta đã cử Sĩ quan liên lạc công tác ở Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, v.v.

Chúng ta cần xác định rõ, tất cả các liên minh quân sự đều bắt nguồn từ việc chia sẻ lợi ích. Không một quốc gia nào sẵn sàng hy sinh vì quốc gia khác mà không có lợi ích của mình. Mục đích sâu xa khi các đối tượng kêu gọi nhằm lái Việt Nam tham gia các liên minh quân sự, đặc biệt là liên minh với các quốc gia phương Tây, đưa Việt Nam vào quỹ đạo lệ thuộc để tiến hành thay đổi chế độ chính trị và bản chất xã hội của chúng ta. Nếu không thực hiện đường lối quốc phòng độc lập, tự chủ, chính bản thân chúng ta sẽ bị chuyển hóa, lệ thuộc. Các luồng thông tin sai lệch được các đối tượng đưa ra nhằm kêu gọi, hướng lái Việt Nam tham gia các liên minh quân sự; đặc biệt, là liên minh với các quốc gia khác và từng bước làm lệch lạc ý nghĩa trong chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Việt Nam. Những luận điệu sai trái này nhằm thúc đẩy ý đồ gây ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

Trật tự thế giới đa cực hiện nay, các mối quan hệ quốc tế trở nên phức tạp hơn bao giờ hết; ranh giới giữa đối tượng và đối tác luôn luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Trong cùng một chủ thể có những khía cạnh là đối tác để chúng ta tranh thủ hợp tác cùng phát triển, nhưng cũng có khía cạnh là đối tượng để đấu tranh. Việc nghiêng vào bất cứ phe nào, phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào cũng không phải là lựa chọn thích hợp. Chỉ có phát huy sức mạnh độc lập, tự chủ mới là cách thức tối ưu nhất để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta cần nhận diện rõ bản chất của cái gọi là“hiến kế”, “đấu tranh phản biện”,…trên các diễn đàn đầy tính xuyên tạc để có góc nhìn thấu đáo.

Thứ hai,chúng tung tin thất thiệt rằng, Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để chống lại một nước thứ ba; quy kết Việt Nam khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Đây là luận điệu hết sức xảo trá. Điều đó được thể hiện, ngân sách quốc phòng của nước ta được công khai với tỷ lệ phần trăm GDP luôn là một con số rất nhỏ so với các nước trong khu vực. Nội dung sách trắng cũng khẳng định, Việt Nam không tham gia chạy đua vũ trang và không để ngân sách quốc phòng trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu: “Việt Nam không ngần ngại giới thiệu trong sách trắng Quốc phòng 2019 những vũ khí trang bị truyền thống cũng như hiện đại của Quân đội để thể hiện sự minh bạch về chính sách cũng như khả năng quốc phòng của Việt Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế”. Tỷ lệ trang bị vũ khí do ta tự sản xuất hay cải tiến ngày càng nhiều hơn, chứng tỏ sự độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh của Việt Nam trong những năm qua ngày càng tiến bộ.

Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã từng trải qua biết bao cuộc chống xâm lăng. Chủ động, cảnh giác với kẻ thù là bài học quý báu tự ngàn xưa. Đặc biệt, trên cơ sở tổng kết thực tiễn sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, dự báo tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực và trong nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”1; “Thực hiện dĩ bất biến, ứng vạn biến, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến, kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo, linh hoạt;... giữ trong ấm, ngoài êm, giữ nước “từ sớm, từ xa”, từ khi nước chưa nguy”2. Như vậy, tư duy về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng đã có sự phát triển mới, nội hàm bảo vệ Tổ quốc không chỉ có bảo vệ bên ngoài biên giới, lãnh thổ, mà còn giữ ổn định bên trong; không chỉ chiến đấu bảo vệ khi có kẻ thù xâm lược, mà phải tổ chức phòng thủ, phòng ngừa từ trước, chủ động chuẩn bị về mọi mặt [chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,...] ngay từ trong thời bình. Thực tế công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh từ bên ngoài biên giới, lãnh thổ; xử lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề bên trong tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về chính trị, an ninh, như: tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, coi trọng phát triển kinh tế, xem nhẹ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng tiềm lực quốc phòng cũng chính là yếu tố để tự vệ, không ngoài mục đích giữ gìn hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Sách trắng Quốc phòng 2019 cũng khẳng định, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược. Như vậy, có thể khẳng định, việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh đâu phải chỉ thông qua việc nâng cấp [hoặc mua sắm] vũ khí trang bị, mà yếu tố con người mới là trung tâm của chiến lược quốc phòng. Chúng ta đầu tư phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, nhưng kiên quyết không chạy đua vũ trang thì cớ gì chúng ta có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang!

Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc và không phương hại đến bất cứ một quốc gia nào. Thực chất các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức xuyên tạc sách trắng Quốc phòng 2019 hòng phá hoại chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm và làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta không cho phép bất kỳ thế lực nào chống phá những quan điểm, chính sách được nêu trong sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019. Cảnh giác và nhận diện rõ những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc về bản chất chính sách quốc phòng của Việt Nam chính là giữ gìn, bảo vệ vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

4. Chính sáchquốc phòng bốn “không” củaViệt Nam

Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chính sách Quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.

Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo, linh hoạt; chủ động ứng phó với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sự biến động phức tạp của tình hình.

Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam đều là đối tượng của Việt Nam.

Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang; xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, hiệu quả cao; cơ cấu tổ chức đồng bộ; điều chỉnh, mở rộng, phát triển lực lượng hợp lý, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ tác chiến.

Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, chất lượng cao, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, loại hình tổ chức kinh tế - xã hội.

Là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ, đồng thời tích cực hợp tác cùng các quốc gia khác giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Việt Nam đánh giá cao vai trò của Liên hợp quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Xuất phát từ chủ trương ủng hộ và tích cực đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của nước thành viên công ước, hiệp định, nghị định thư về cấm phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân [SEANWFZ], các công ước quốc tế về giải trừ quân bị khác và đang tích cực xem xét, chuẩn bị điều kiện cần thiết để tham gia các công ước, điều ước quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Việt Nam hoan nghênh những sáng kiến nhằm ngăn chặn việc phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống là ưu tiên trong hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác, cả song phương và đa phương để phòng ngừa, đối phó hiệu quả các thách thức an ninh phi truyền thống và khắc phục hậu quả chiến tranh.

5. Các hiệp định trên tuyến biên giới trên biển mà Việt Nam đã ký với các nước láng giềng

1. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, ký kết ngày 07 tháng 7 năm 1982.

2. Thỏa thuận về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn Việt Nam - Malaixia, ký kết ngày 05 tháng 6 năm 1992.

3. Thỏa thuận về những nguyên tắc ứng xử ở khu vực quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Philíppin, ký kết tháng 11 năm 1995.

4. Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan, ký kết ngày 09 tháng 8 năm 1997.

5. Thỏa thuận thăm dò địa chấn giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa Philíppin tại khu vực quần đảo Trường Sa, ký kết ngày 14 tháng 3 năm 2005.

6. Bản ghi nhớ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Malaixia về xây dựng Báo cáo chung theo Điều 76 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và khảo sát chung, ký kết ngày 27 tháng 02 năm 2009.

7. Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000.

8. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000.

9. Thỏa thuận những nguyên tắc cơ b ản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 11 tháng 10 năm 2011.

10. Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Inđônêxia, ký kết ngày 26 tháng 6 năm 2003.

Video liên quan

Chủ Đề