Chính sách bán chịu 5 10 net 90

Đối với dạng bài tập quản lý khoản phải thu các bạn cần chú ý nguyên tắc cơ bảnsau đây-Có nhiều phương án tiêu thụ hàng hóa, mỗi phương án sẽ có 02 thông tin:thứ nhất: số ngày bán chịu; thứ hai: tỷ lệ chiết khấu nếu trả tiền sớm trong sốngày nhất định. Ví dụ: 1,5/10 net 30 [bán chịu 30 ngày, nếu trả sớm từ ngày 1– đến ngày 10 thì được hưởng chiết khấu 1.5% trên doanh thu]. 2/10 net 40[bán chịu 40 ngày, nếu trả sớm từ 1 đến 10 ngày thì được hưởng chiết khấu 2%trên doanh thu]-Mỗi phương án tiêu thụ hàng hóa có các dữ liệu, tất nhiên các dữ liệu này sẽkhác nhau. Ví dụ:Chỉ tiêuDoanh thu bán chịuPhương án:Phương án:1,5/10 net 302/10 net 4090 tỷ đồngTăng 15%40 ngày50 ngày20%20%50% doanh thu60% doanh thuChi phí thu hồi nợ0,4% KPT0,4% KPTChi phi nợ khó đòi0,1% khoản phải thu0,2% khoản phải thu70% doanh thu70% doanh thuKỳ thu tiền bình quânChi phí cơ hội của công tySố lượng khách hàng nhận chiết khấuChi phí sản xuất- Vấn đề bạn phải làm ở đây là lựa chọn phương án nào là hiệu quả nhất.Chú ý: tiêu chí lựa chọn phương án hiệu quả là: Tổng lợi nhuận tăng thêmphải lớn hơn Tổng chị phí tăng thêm => Vì vậy bạn phải làm các bước phântích để xác định lợi nhuận tăng thêm và chi phí tăng thêmBài tập mẫu:Bài: Công ty ĐQ3 tiêu thụ một loại hàng hóa với những thông tin cho 2 chính sáchtín dụng thương mạiChỉ tiêu1,5/10 net 30Doanh thu bán hàng trong năm2/10 net 4090 tỷ đồngTăng 15%40 ngày50 ngày20%20%50% doanh thu60% doanh thuChi phí thu hồi nợ0,4% KPT0,4% KPTChi phi nợ khó đòi0,1% khoản phải thu0,2% khoản phải thu70% doanh thu70% doanh thuKỳ thu tiền bình quânChi phí cơ hội của công ty [chi phí vốn ]Số lượng khách hàng nhận chiết khấuChi phí sản xuấtCông ty nên thực hiện chính sách tín dụng nào?Các bước làm bài:-Xác định chi phí tăng thêm [chú ý chi phí tăng thêm này chỉ liên quanđến khoản phải thu, không liên quan đến chi phí sản xuất]Thông thường là các loại chi phí sau:Chi phí cơ hội của công ty [bán chịu tăng nghĩa là tăng chi phí bị chiếmdụng vốn – chỉ liên quan đến khoản chi phí sản xuất đã bỏ ra để tạo nên giátrị hàng hóa bị chiếm dụng]Tiền chiết khấu [số tiền chiết khấu cho khách hàng trả tiền sớm] – tùythuộc vào mỗi chính sách bán chịuChi phí thu hồi nợ: bán chịu tăng dẫn đến tăng chi phí thu hồi nợ - tính trênsố tiền bán chịu/ khoản phải thuNợ khó đòi: bán chịu tăng dẫn đến tăng chi phí nợ khó đòi - tính trên số tiềnbán chịu/ khoản phải thu Như vậy để tính được các chi phí trên thì phải tính được tổng khoảnphải thu bình quân Áp dụng công thức: Khoản phải thu bình quân = Doanh thu 1 ngày * Kỳthu tiền bình quân-Xác định lợi nhuận tăng thêm:Lợi nhuận [EBIT] = Doanh thu – Chi phí sản xuấtChi tiết bài giải trong file excel đính kèm

1/10 net 30 là phương thức chiết khấu tiền mặt khi mua hàng. Nó cho biết các điều khoản tín dụng và yêu cầu thanh toán của người bán.

Khái niệm

Cách tính 1/10 net 30 là phương thức chiết khấu tiền mặt khi mua hàng. Cách tính này mang nghĩa là khách hàng có 30 ngày để thanh toán hóa đơn, nhưng nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày thì sẽ được hưởng chiết khấu là 1%.

Cách thức hoạt động

Cách tính 1/10 net 30 cho biết các điều khoản tín dụng và yêu cầu thanh toán của người bán. Nhà cung ứng có thể cung cấp các khoản ưu đãi này để khách hàng của họ thanh toán sớm hơn, qua đó vòng quay hồi vốn nhanh hơn. Các công ty có tỉ suất lợi nhuận cao hơn thường áp dụng cung cấp khoản chiết khấu tiền mặt.

Mặc dù tỉ lệ chiết khấu, kì giảm giá và kì tín dụng ròng là khác nhau giữa các nhà cung cấp nhưng về cấu trúc tiêu chuẩn để cung cấp khoản chiết khấu thanh toán là như nhau. Số đầu tiên luôn luôn là tỉ lệ giảm giá, con số này cho biết phần trăm tổng chiết khấu trên hóa đơn hoặc thuế có thể được chiết khấu khi thanh toán sớm.

Ví dụ

Nếu ta có "$1000 - 1/10 net 30" được viết trên hóa đơn, người mua có thể được giảm giá 1%, cách tính như sau: $1000 x 1% = $10. Nếu hóa đơn được thanh toán trong vòng 10 ngày thì khách hàng được hưởng khoản chiết khấu là 1%, như vậy khách hàng chỉ thanh toán với số tiền là $990. 

Tuy nhiên, nếu khách hàng không thanh toán tiền hàng trong thời gian chiết khấu thì số hàng hóa đó phải được thanh toán trong thời gian đã thỏa thuận là 30 ngày với số tiền là $1000.

Đặc điểm của phương thức chiết khấu 1/10 net 30

Các điều khoản chiết khấu như 1/10 net 30 là các khoản vay ngắn hạn không có thực. Điều này là do nếu không giảm giá, người mua sẽ phải chi trả số tiền nhiều hơn số tiền đã được chiết khấu. Ghi sổ kế toán cho chiết khấu tiền mặt có thể được thực hiện theo hai cách. 

Đối với phương pháp gộp khoản chiết khấu, ta sẽ giả định việc giảm giá không được thực hiện và sẽ chỉ ghi khoản chiết khấu khi nhận được thanh toán thực tế trong thời gian chiết khấu. Do đó, toàn bộ số tiền phải thu sẽ được ghi nợ. Khi thanh toán hoàn tất, khoản phải thu sẽ được ghi có và phần chênh lệch sẽ là khoản tín dụng cho các khoản chiết khấu được thực hiện.

Đối với phương pháp thay thế, ta giả định việc giảm giá 1% được thực hiện. Do đó ta phải ghi nợ khoản phải thu là 99% tổng chi phí.

[Tài liệu tham khảo: investopedia.com]

Tường Vy

Chào các anh chị, Em đang cần giải 3 bài tập về quản trị tài chính dưới đây. Anh/chị nào có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?


Bài 1

Doanh nghiệp Nhà nước Hải nam có mức doanh thu đạt được hiện tại là 6.000 triệu, kỳ thu tiền bình quân là 45 ngày. Để có thể tăng lượng hàng tiêu thụ, công ty nghiên cứu chính sách tín dụng “net 60”. Nếu chính sách này được thực hiện thì doanh thu sẽ tăng 15% và kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên đến 75 ngày. Biến phí thường chiếm tỷ lệ 80% doanh thu. Công ty đang thực hiện chính sách tín dụng “net 30”, nghĩa là công ty khi bán hàng cho phép người mua nợ tối đa lên đến 30 ngày.

Hiện nay công ty có chi phí vốn 20%. Như vậy, công ty có nên thực hiện chính sách mở rộng tín dụng hay không?

Bài 2


Doanh thu bán sỉ hàng năm của công ty bia Chợ Lớn hiện đang ở mức 124 tỷ đồng và kỳ thu tiền bình quân là 30 ngày. Ban Giám đốc công ty đang xem xét để hoahcj định chính sách bán chịu của công ty. BGĐ tin tưởng rằng nếu tiêu chuẩn bản chịu càng được nới lỏng hởn thì sẽ mang lại kế quả như sau:


---Chính sách bán chịu
---ABCD
Mức tăng doanh thu của chính sách sau so với chính sách trước [tỷ đồng]20,818,814,210,6
Kỳ thu tiền bình quân của doanh thu tăng thêm [ngày]4590120180
Tổn thất nợ không thể thu hồi của doanh thu tăng thêm [%]5101520
[TBODY] [/TBODY]

Biết rằng giá bán bình quân một thùng bia của công ty là 200.000 đồng và biến phí là 150.000 đồng/thùng, chi phí cơ hội đầu tư vào khoản phải thu là 30%/năm và chính sách sau càng nới lỏng hơn chính sách trước.


a. Nếu không có tổn thất do nợ không thể thu hồi thì công ty nên lựa chọn chính sách bán chịu nào? Tại sao? b. Nếu có tổn thất do không thể thu hồi theo tỷ lệ nêu trên thì công ty nên lựa chọn chính sách nào? Tại sao?

Bài 3

Cty AC hàng năm có doanh thu là 500 triệu, tổng chi phí cho hàng bán là 300 triệu. Cty chấp thuận thời hạn bán chịu hiện nay là 30 ngày. Nợ phải thu khách hàng lên tới 30 triệu. Chi phí quản lý và thu hồi nợ lên đến 20 triệu. Nợ khó đòi dự kiến là 12 triệu. Cty hiện có 3 chính sách bán chịu được đưa ra như sau: -Chính sách A : không chấp nhận bán chịu -Chính sách B: Điều kiện bán chịu là 2/10 net 30 -Chính sách C: Điều kiện bán chịu là 2/10 net 60 Cty dự kiến mức doanh thu có thể đạt được cho từng chính sách trên cơ sở mức doanh thu hiện nay như sau: Chính sách A: doanh thu sẽ ổn định ở mức 350 triệu, chính sách B: mức doanh thu sẽ gia tăng đáng kể và đạt mức 600 triệu, chính sách C: mức doanh thu sẽ là 650 triệu. Phòng kế tóan của cty nhận định tổng chi phí cho hàng bán tùy thuộc vào lượng hàng bán ra dự kiến. Hiện nay, tổng chi phí cho hàng bán chiếm 60% doanh số bán.Mỗi một mức bánra tương ứng với một chi phí xác định, khi mức bán ra tăng thì chi phí tiêu thụ hàng hóa giảm vì một số định phí sẽ phân bổ cho số lượng lớn hơn. Nhưng với một mức sản lượng nhất định nào đó, các chi phí lại tăng vì các chi phí loại này có thể tăng. Trên cơ sở đó, mức dự toán tổng chi phí hàng bán như sau: Chính sách A chiếm 60% doanh thu, Chính sách B chiếm 50% doanh thu, Chính sách C chiếm 55% doanh thu. Căn cứ vào công tác quản lý các khoản nợ phải thu từ khách hàng và việc đánh giá khách hàng trong mỗi chính sách bán chịu, cty xác định các chi phí quản lý nợ và các khoản nợ khó đòi dự kiến như sau:

Chi phíABC
1.CP quản lý và thu hồi nợ [trđ]
2.Nợ khó đòi dự kiến [theo dthu]
10
0
30
2%
40
3%
[TBODY] [/TBODY]

Trong các điều kiện bán chịu cho mỗi chính sách cho thấy mức chiết khấu cũng là một yếu tố quan trọng. Tỷ trọng tiêu thụ mà khách hàng chấp nhận chiết khấu được cty đánh giá là: 60% cho chính sách B và 50% cho chính sách C. Thông thường, khi khách hàng chấp nhận chiết khấu thường trả tiền vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu. Đối với các khách hàng khác, một số trả trong thời hạn bán chịu, một số sẽ trả tiền trễ hơn. Theo kinh nghiệm, cty dự kiến kỳ thu tiền bình quân được tính chung như sau: chính sách b là 24 ngày, chính sách C là 45 ngày. Khi thực hiện các chính sách bán chịu này sẽ làm cho các khoản phải thu của cty tăng hoặc giảm, từ đó kéo theo sự tăng giảm các nguồn tài trợ cho nên làm tăng giảm chi phí cho các nguồn tài trợ, và hiện tại chi phí vốn của cty là 10%.

Hãy đánh giá các chính sách bán chịu của cty.

Với các bài tập thì các bạn sinh viên nên cố gắng tự giải. Sau khi đã cố gắng tự giải mà chưa chắc chắn về lời giải của mình thì có thể đưa lên đây để các thành viên xem xét giúp.

P/S: Bài tập này phần quản trị vốn lưu động [quản trị nợ phải thu], bạn mở sách Quản trị tài chính phần này ra xem rồi giải.

Video liên quan

Chủ Đề