Chính sách tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Các bà mẹ hãy đưa con em mình đi tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin Quinvaxem [vắc xin 5 trong 1] thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Hemophilus influenza typ B đúng lịch vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi, mà không chờ vắc xin dịch vụ.

Xem chi tiết

Vắc-xin giúp trẻ sống và khỏe mạnh bằng cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia [EPI], với sự hỗ trợ của UNICEF, đã thanh toan thành công bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi. Trong 25 năm qua, vắc-xin đã bảo vệ được 6.7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày nay phải đối mặt với những thách thức mới nổi để có thể duy trì được những thành tựu mà khó khăn lắm mới đạt được này và tiếp cận được tới những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Độ bao phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số còn thấp. Cũng có những lo ngại về 'phản đối chủng ngừa’ – do một số bậc cha mẹ không tin tưởng vào tác dụng của chủng ngừa, và sự mất niềm tin đó càng gia tăng bởi thông tin bị thêu dệt và sai lệch. Sự xói mòn niềm tin trong công chúng thường xảy ra sau những 'biến cố bất lợi sau khi chủng ngừa' hiếm xảy ra, với những câu chuyện tiêu cực trên truyền thông gắn những trường hợp tử vong trẻ em với tiêm chủng mà không có thông tin đầy đủ.

UNICEF Viet Nam

UNICEF, với tư cách là đối tác tin cậy và cam kết, đang tiếp tục hỗ trợ các ngành y tế và nhân viên y tế địa phương để đảm bảo tất cả trẻ em ở Việt Nam đều được hưởng lợi từ những loại vắc-xin giúp cứu mạng sống của trẻ. Để đạt được điều này, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng và duy trì một hệ thống dây chuyền cung cấp dịch vụ tiêm chủng quốc gia mạnh mẽ để đảm bảo chất lượng và nguồn cung vắc-xin thông qua đánh giá và quản lý hiệu quả.

Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác để trang bị cho cha mẹ và cộng đồng những kiến thức cần có để bảo vệ con cái của mình, đào tạo cho nhân viên y tế tuyến cơ sở về họ có thể thông tin đầy đủ cho gia đình về lợi ích của tiêm chủng. Việc tiếp cận này là cực kỳ quan trọng để xây dựng và duy trì niềm tin của công chúng chống lại việc ‘phản đối chủng ngừa’, đặc biệt là trong các trường hợp 'biến cố bất lợi sau tiêm chủng' và truyền thông đưa tin sai lệch.

Tại Việt Nam, với nỗ lực xóa bỏ các bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em, cho đến thời điểm này chương trình tiêm chủng mở rộng [tiêm phòng miễn phí] của Bộ Y Tế triển khai tiêm 12 loại vắc xin cho tất cả trẻ em Việt Nam.

Tiêm chủng là cách tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng, tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm

Đến 95% trẻ được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo – bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho trẻ em.

khi tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não

Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

1 Sơ sinh Tiêm vắc xin Viêm gan B [VGB] mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
2 02 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 [vắc xin 5 trong 1]
Uống vắc xin bại liệt lần 1
3 03 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2
Uống vắc xin bại liệt lần 2
4 04 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
Uống vắc xin bại liệt lần 3
5 09 tháng Tiêm vắc xin sởi mũi 1
6 18 tháng Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
Tiêm vắc xin sởi – rubella [MR]
7 Từ 12 tháng tuổi Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 [hai tuần sau mũi 1]
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 [một năm sau mũi 2]
8 Từ 2 đến 5 tuổi Uống vắc xin Tả 2 lần [vùng nguy cơ cao]
Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần
9 Từ 3 đến 10 tuổi Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất [vùng nguy cơ cao]

Theo lịch tiêm chủng nêu trên, từ lúc mới sinh cho đến khi trước sinh nhật 1 tuổi, trẻ em cần trải qua một đợt tiêm phòng phải nói là lớn nhất trong đời. Bởi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh, đặc biệt là trường hợp trẻ không được bú mẹ và trẻ trên 6 tháng tuổi nguồn miễn dịch từ mẹ không còn/ còn rất ít, nên trẻ cần được tiêm nhiều loại vắc xin sớm nhất có thể.

Giai đoạn trẻ từ 1-5 tuổi, đa số các vắc xin được tiêm/ uống là các mũi nhắc. Một số loại vắc xin chỉ dành cho trẻ ở vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.

Xem thêm

Một thực tế là, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm chủng của con hoặc trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch. Hệ quả là không ít trường hợp bé tiêm muộn, tiêm không đủ mũi vắc xin dẫn đến tình trạng vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Với tiện ích nhắc lịch tiêm, cha mẹ hoàn toàn yên tâm con mình sẽ không bị nhỡ bất kỳ mũi tiêm nào khi đến Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn [Trong ảnh: trẻ được cha mẹ cho đi tiêm tại VNVC]

Theo khuyến cáo, khi phát hiện bé đã bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ.

Xem thêm: Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không

Chính vì vậy, một trong các lưu ý quan trọng là cha mẹ phải bám sát lịch tiêm phòng, cho trẻ đi tiêm đúng thời gian tại cơ sở y tế. Trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại phường/ xã nơi minh sinh sống đang bị thiếu/ hết vắc xin mà con mình đã đến tuổi tiêm theo lịch tiêm chủng, cha mẹ có thể chọn vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Việc này hoàn toàn được các chuyên gia khuyến cáo [ngay cả với những bệnh cần tiêm phòng nhiều mũi thì việc tiêm xen kẽ vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ không làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin và không ảnh hưởng đến sự an toàn tiêm chủng cho bé].

Xem thêm

Lịch tiêm chủng ở phường hàng tháng

Đặt lịch tiêm phòng vắc xin dịch vụ cho bé tại Hà Nội

Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà cha mẹ cần cho con mình tiêm phòng đầy đủ, cụ thể là:

Tuy nhiên, không phải bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng nào cũng có đủ loại vắc xin kể trên cũng như lúc nào cũng có đủ số liều vắc xin [tính trên mỗi bệnh]. Vào những đợt cao điểm của dịch bệnh, tình trạng thiếu/ hết vắc xin vẫn thường xuyên xảy ra.

Để tránh mất công, mất thời gian đưa con đi tiêm mà hết vắc xin, cha mẹ cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng xem còn vắc xin hay không trước khi đưa trẻ đến tiêm. Cách tốt nhất là đăng ký giữ vắc xin cho con, đặc biệt với những loại vắc xin thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm như Pentaxim, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu… Hiện có rất ít cơ sở tiêm chủng có dịch vụ đặt giữ vắc xin. Riêng tại VNVC, khách hàng có nhu cầu đặt giữ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595.

Video liên quan

Chủ Đề