Chợ nông sản thạnh hóa ơ km sô mâ y

Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Long An cho biết, hiện tỉnh Long An đang thực hiện đề án "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp" nhằm tìm hướng đột phá về nông nghiệp như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra. Toàn tỉnh đặt mục tiêu có ít nhất 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên sản phẩm chủ lực của tỉnh. Trong đó, có 20.000 ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trong vùng lúa cao sản, xuất khẩu ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Long An đã ưu tiên đầu tư vào các dự án xây dựng và phát triển Trung tâm công nghệ sinh học Đồng Tháp Mười; dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống lúa chất lượng cao; thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ vai trò kinh tế hợp tác trong sản xuất lớn, bền vững và là chủ thể quan trọng trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, triển khai chính sách phát triển nông nghiệp-nông thôn.

Với việc "Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đến năm 2020", đồng thời xây dựng và phát triển các cánh đồng lớn thuộc lĩnh vực trồng lúa ở vùng Đồng Tháp Mười theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, qua đây sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Hiện nay, tỉnh Long An đang tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh th u hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Song song với đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là đầu tư hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng,… đáp ứng yêu cầu ứng dụng được cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa được thuận lợi.

Nhiều địa phương ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã được đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố, góp phần đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, điển hình như huyện Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa…Với sự đầu tư hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước xây dựng hệ thống kênh rửa phèn cùng với sức lao động của người dân địa phương đã biến vùng đất nhiễm phèn Vĩnh Hưng thành những cánh đồng lúa với diện tích gần 30.000 ha lúa 2 vụ cho năng suất cao. Hiện nay, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành bình quân 5,7%/năm; huyện đã ổn định sản lượng lương thực hàng năm ở mức 350.000 tấn; các tuyến đường giao thông liên xã đều được nhựa hóa.

Chợ nông sản thạnh hóa ơ km sô mâ y

Sản xuất lúa chất lượng cao ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An (Ảnh: K.V)

Từ năm 2010 đến nay, huyện Vĩnh Hưng thực hiện tốt chương trình 135 với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng để phát triển giao thông nông thôn, hoàn thành 68 hệ thống thuỷ lợi nội đồng cho vùng lúa chất lượng cao với tổng chiều dài hơn 160 km có thể phục vụ tưới tiêu cho 16.000 ha cùng với 62 hệ thống đê bao lửng chiều dài hơn 277 km bảo vệ cho 11.307 ha sản xuất trong vụ hè thu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các xã trong vùng quy hoạch có thể phát triển rộng lớn mô hình luá chất lượng cao của huyện trong thời gian tới.

Ông Phan Quang Nghiệp, Bí thư huyện ủy huyện Thạnh Hóa cho biết, trong 5 năm trở lại đây, huyện Thạnh Hóa cũng đã đầu tư 560 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó, vốn do nhân dân đóng góp chiếm 48,8% tổng nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, hệ thống giao thông nông thôn đã đáp ứng khoảng 65% việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế, Toàn huyện hiện có 81,6% diện tích đất sản xuất có đê bao và 22 trạm bơm điện, góp phần tích cực cho người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thêm thu nhập, cải thiện mức sống…

Ngoài ra, tỉnh Long An cũng lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân; trong đó, ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến sâu, công nghệ thông tin và tự động hóa. Qua đây góp phần phát triển vùng Đồng Tháp Mười thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao một cách bền vững của tỉnh Long An.

Việc liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười những năm qua giữa ba tỉnh là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp đã mang lại sự tăng cường phối hợp giữa các vùng, hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Việc liên kết của tiểu vùng sẽ thực hiện một số chương trình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao như Chương trình lúa gạo; trái cây đặc sản; thủy sản sạch; bảo vệ và phát triển rừng tràm, trữ nước ngọt và khôi phục chuỗi dinh dưỡng đa dạng vốn có, kết hợp phát triển du lịch sinh thái; nước sạch cho tiêu dùng; hạ tầng thủy lợi, giao thông thủy, bộ; giải quyết vùng trũng về giáo dục và đào tạo nghề cho tiểu vùng (tiến tới đào tạo nông dân, xã viên các hợp tác xã có kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, môi trường, quản lý tài chính và quản trị kinh doanh).

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi, công tác giống và chuyển giao khoa học-kỹ thuật. Đến nay, Long An đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung của khu vực các địa phương nằm trong vùng Đồng Tháp Mười.

Ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy Long An cho biết, ba tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang cần phải liên kết để đầu tư phát triển vùng Đồng Tháp Mười xứng tầm vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Long An muốn làm được thì trên cơ sở ký kết hợp tác, tỉnh đóng vai trò rất quan trọng để xây dựng kế hoạch nội dung mà Chính phủ ban hành, vận động nhân dân các xã, huyện vùng Đồng Tháp Mười thực hiện tốt đề án. Ngoài ra, để phát triển theo nội dung liên kết, ngoài ngân sách Trung ương, xã hội hóa, tỉnh, địa phương cũng phải dành ra ngân sách để đầu tư thực hiện theo kế hoạch. Việc triển khai liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười, ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn góp phần xây dựng ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu./.