Chọn câu SAI điểm giống nhau giữa Tirixto và Triac

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm môn công nghệ 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Kiểm Tra Trắc Nghiệm Th Câu 1. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Điện trở nhiệt. B. Điện trở cố định. C. Điện trở biến đổi theo điện áp. D. Quang điện trở. Câu 2. Công dụng của điện trở là: A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện. B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện. C. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện. D. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện. Câu 3. Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có A. hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng. B. hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm. C. hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng. D. hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0) Câu 4. Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực? A. Điôt, tranzito, tirixto, triac. B. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt. C. Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac. D. Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm. Câu 5. Ý nghĩa của trị số điện trở là: A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở. C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở. D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện. Câu 6. Công dụng của tụ điện là: A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng. B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng. C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua. D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Câu 7. Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào A. vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện. B. vật liệu làm vỏ của tụ điện. C. vật liệu làm hai bản cực của tụ điện. D. vật liệu làm chân của tụ điện. Câu 8. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tụ điện có điện dung thay đổi được. B. Tụ điện có điện dung cố định. C. Tụ điện bán chỉnh. D. Tụ điện tinh chỉnh. Câu 9. Ý nghĩa của trị số điện dung là: A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện. B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện. C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện. D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện. Câu 10. Ý nghĩa của trị số điện cảm là: A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm. B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm. C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua. D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua. Câu 11. Trên một tụ điện có ghi 160V - 100F. Các thông số này cho ta biết điều gì? A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện. B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện. C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện. D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện. Câu 12. Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác? A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện. B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện. C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ. D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều. Câu 13. Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực? A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ giấy D. Tụ gốm Câu 14. Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều? A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ giấy D. Tụ gốm Câu 15. Công dụng của cuộn cảm là: A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng. B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng. C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm. D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Câu 16. Cuộn cảm được phân thành những loại nào? A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. Câu 17. Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì? A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm. B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm. C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm. D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm. Câu 18. Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác? A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ. B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó. C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều. D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm. Câu 19. Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ: A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng. B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K). C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược. A K D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng. Câu 20. Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào? A. Điôt ổn áp (Điôt zene). B. Điôt chỉnh lưu. C. Tranzito. D. Tirixto. Câu 21. Tranzito là linh kiện bán dẫn có A. hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E). B. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G). C. một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K). D. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E). Câu 22. Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi A. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)) B. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)) C. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)) D. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)) Câu 23. Thông thường gười ta phân Tranzito làm hai loại là: A. Tranzito PNP và Tranzito NPN. B. Tranzito PPN và Tranzito NNP. C. Tranzito PNN và Tranzito NPP. Câu 24. Tirixto chỉ dẫn điện khi A. UAK > 0 và UGK > 0. B. UAK < 0 và UGK < 0. C. UAK > 0 và UGK 0. Câu 25. Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi A. UAK 0. B. UGK 0. C. UAK 0. D. UGK = 0. Câu 26. Hãy chọn câu Đúng. A. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2. B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K. C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau. D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G. Câu 27. Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ: A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều. B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa. C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở. D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý. Câu 28. Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có A. hai hàng chân hoặc một hàng chân. B. hai hàng chân hoặc ba hàng chân. C. ba hàng chân hoặc bốn hàng chân. D. bốn hàng chân hoặc năm hàng chân. A K G Câu 29. Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tirixto. B. Tranzito. C. Triac. D. Điac. Câu 30. Tirixto thường được dùng A. trong mạch chỉnh lưu có điều khiển. B. để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung C. để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều. D. để ổn định điện áp một chiều. Câu 31. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tranzito loại NPN B. Tranzito loại PNP C. Tranzito loại NNP D. Tranzito loại PPN Câu 32. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tranzito loại NPN B. Tranzito loại PNP C. Tranzito loại NNP D. Tranzito loại PP Câu 33. Chức năng của mạch chỉnh lưu là: A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. C. Ổn định điện áp xoay chiều. D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều. Cau 34. Trong các nhận xét sau đây về mạch chỉnh lưu nửa chu kì, nhận xét nào không chính xác? A. Mạch điện tương đương với nguồn một chiều có cực dương luôn nằm về phía anôt của điôt chỉnh lưu. B. Mạch điện đơn giản, chỉ dùng một điôt. C. Mạch điện chỉ làm việc trong mỗi nửa chu kì. D. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng là 50Hz, rất khó lọc. Câu 35. Nhược điểm của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng 2 điôt là: A. Mỗi điôt phải chịu điện áp ngược cao và biến áp nguồn phải có yêu cầu đặc biệt. B. Điện áp một chiều lấy ra trên tải có độ gợn sóng nhỏ. C. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng cao (khoảng 100Hz) nên rất khó lọc. D. Vì hai điôt phải luân phiên làm việc nên dạng sóng ra ở hai điôt thường không cùng biên độ. Câu 36. Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt? A. Một điôt B. Hai điôt C. Ba điôt D. Bốn điôt Câu 37. Điểm giống nhau giữa mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng hai điôt và mạch chỉnh lưu cầu là: A. Dạng sóng ra giống nhau, đều có tần số gợn sóng là 100Hz. B. Sử dụng máy biến áp nguồn giống nhau. C. Các điôt đều chịu điện áp ngược gấp đôi. D. Dạng sóng ra đều có tần số gợn sóng nhỏ nên rất dễ lọc. Câu 38. Trong các sơ đồ mạch điện sau đây, sơ đồ ở hình nào là của mạch chỉnh lưu cầu? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 39. Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn. B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại. C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ. D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn. Câu 40. Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối? A. 3 khối B. 4 khối C. 5 khối D. 6 khối Câu 41. Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được? A. Khối 4 và khối 5. B. Khối 2 và khối 4. C. Khối 1 và khối 2. D. Khối 2 và khối 5. Câu 42. Trong mạch lọc hình (hình pi) gồm có: A. 2 tụ điện và 1 cuộn cảm. B. 2 cuộn cảm và 1 tụ điện. C. 2 tụ điện và một điện trở. D. 2 điện trở và 1 tụ điện. Câu 43. Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn. B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều. C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ. D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào. Câu 44. Mạch chỉnh lưu cầu tương đương với nguồn một chiều có cực dương luôn nằm về phía A. catôt của hai điôt. B. anôt của hai điôt. C. catôt của bốn điôt. D. catôt của bốn điôt. Câu 45. Trong các mạch chỉnh lưu, để giảm bớt độ gợn sóng của tín hiệu ra người ta có thể A. mắc song song với tải tiêu thụ một tụ điện. B. mắc nối tiếp với tải tiêu thụ một tụ điện. C. mắc song song với tải tiêu thụ một điện trở. D. mắc nối tiếp với tải tiêu thụ một điện trở. Câu 46. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến IC khuếch đại thuật toán? A. Tín hiệu ở đầu ra luôn có chu kì và tần số lớn hơn tín hiệu ở đầu vào. B. Tín hiệu ở đầu ra luôn cùng dấu với tín hiệu ở đầu vào không đảo. C. Tín hiệu ở đầu ra luôn ngược dấu với tín hiệu ở đầu vào đảo. D. Tín hiệu ở đầu ra và đầu vào luôn có cùng chu kì và tần số. Câu 47. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA? A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha. B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1. C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất) D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào. Câu 48. Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA? A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht). B. Thay đổi tần số của điện áp vào. C. Thay đổi biên độ của điện áp vào. D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi. Câu 49. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt. B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa. C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa. D. Các tranzito sẽ bị hỏng. Câu 50. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì? A. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau. B. Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau. C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau. C. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau. Câu 51. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để biến đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng thì ta cần phải làm gì? A. Chỉ cần thay đổi hai tụ điện đang sử dụng bằng hai tụ điện có điện dung khác nhau. B. Chỉ cần tăng điện dung của các tụ điện. C. Chỉ cần giảm điện dung của các tụ điện. D. Chỉ cần thay đổi giá trị của các điện trở R3 và R4. Câu 52. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để tăng chu kì của xung đa hài thì phương án tối ưu nhất là: A. Tăng điện dung của các tụ điện. B. Giảm điện dung của các tụ điện. C. Tăng trị số của các điện trở. D. Giảm trị số của các điện trở. Câu 53. IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra? A. Hai đầu vào và một đầu ra. B. Một đầu vào và hai đầu ra. C. Một đầu vào và một đầu ra. D. Hai đầu vào và hai đầu ra. Câu 54. Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào A. trị số của các điện trở R1 và Rht B. chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào. C. độ lớn của điện áp vào. D. độ lớn của điện áp ra. Câu 55. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, sự thông – khóa của hai tranzito T1 và T2 là do sự A. phóng và nạp điện của hai tụ điện C1 và C2. B. điều khiển của hai điện trở R1 và R2. C. điều khiển của hai điện trở R3 và R4. D. điều khiển của nguồn điện cung cấp cho mạch tạo xung. Câu 56. Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, người ta đã sử dụng những loại linh kiện điện tử nào? A. Tranzito, điện trở và tụ điện. B. Tirixto, điện trở và tụ điện. C. Tranzito, đèn LED và tụ điện. D. Tranzito, điôt và tụ điện. Câu 57. Công dụng chính của IC khuếch đại thuật toán (OA) là: A. Khuếch đại dòng điện một chiều. B. Khuếch đại điện áp. C. Khuếch đại chu kì và tần số của tín hiệu điện. D. Khuếch đại công suất. Câu 58. Chức năng của mạch tạo xung là: A. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. B. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. C. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu. D. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số. Câu 59. Trong mạch khuếch đại điện áp dùng OA, tín hiệu ra và tín hiệu vào luôn A. ngược dấu và ngược pha nhau. B. cùng dấu và cùng pha nhau. C. ngược dấu và cùng pha nhau. D. cùng dấu và ngược pha nhau.