Chu du là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "chu du", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ chu du, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ chu du trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Chu du ư?

2. Ông chu du xa đấy.

3. Chu du khắp thế giới.

4. Chu Du phu nhân đến đây.

5. Phu nhân của Chu Du tới.

6. Thừa tướng, Chu Du binh ít.

7. Chu Du Chu Du không những là có tài thao lược, mà còn nổi tiếng tinh thông âm luật.

8. Đây là kế phản gián của Chu Du.

9. Ngươi và Chu Du quen biết đã lâu.

10. Hiện tại chính là lúc chiêu hàng Chu Du.

11. Chu Du tiểu nhân đang dùng kế phản gián.

12. Vậy thì Chu Du là kẻ cô độc rồi.

13. Và anh định chu du thiên hạ trong bao lâu?

14. Nàng phải xem ta làm sao đánh bại Chu Du.

15. Ta phải bắt Chu Du quỳ trước mặt ta đầu hàng.

16. Tôi và Chu Du từ nhỏ đã là bạn rất tốt.

17. Chu Du hữu hạnh, được cùng ngài kề vai tác chiến.

18. Tào Nhân cố thủ khiến Chu Du không hạ được thành.

19. Sự việc này được gọi là "chọc tức Chu Du lần đầu".

20. Chu Du trọng khí tiết lại rất được Tôn Quyền trọng dụng.

21. Chu Du luôn là kẻ địch đáng gờm của bọn tại hạ. i

22. Chu Du lại dùng phương pháp thô thiển này gạt chúng ta ư?

23. Gã Chu Du đó chỉ mới phô trương được chút tài cỏn con.

24. Tôn Quyền vỗ vai Chu Du nói "Khanh nói rất hợp lòng Cô".

25. Ông già tôi đi chu du, suốt 12 năm từ khi 20 tuổi.

26. Vì trước khi đến TEDGlobal, anh đã chu du khắp đất nước vì nó.

27. Bất chấp việc cô ta đi chu du khắp vũ trụ để tìm anh ta.

28. Nay ta phong Chu Du làm đại đô đốc, Trình Phổ làm phó đô đốc,

29. Chu Du thích thủy chiến chứ gì? Thái Mạo Trương Doãn hai vị tướng quân,

30. Chú ấy nghỉ học rồi chu du thế giới, sau đó mới làm giáo viên.

31. Hắn có ước mơ được trở thành một thủy thủ chu du khắp thế giới.

32. Từ đó ông bắt đầu đi chu du khắp nước Pháp và có thể là Ý.

33. Tôi đã di chu du một mình với cái balo-- máy tính, camera, microphone trong đó.

34. Ta đã chu du suốt 2 tháng trời, vậy mà rốt cục lại thật cô đơn.

35. Những protein này chu du trong tế bào khi đang yên vị trong túi vận chuyển.

36. ta và bố ta lên một con tàu với dự định là chu du vương quốc.

37. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi chu du khắp nơi trên thế giới .

38. May mắn thay, Alexandria là trung tâm các chuyến tàu chu du xuyên Địa Trung Hải.

39. Ta muốn nàng tận mắt chứng kiến ta đánh bại gã Chu Du đó như thế nào.

40. Chu Du lẽ nào lại dùng phương pháp tầm thường thế này để lừa chúng ta sao?

41. Những con mèo trên thuyền Ai Cập chu du sông Nile, xua đuổi rắn độc trên sông.

42. Trước khi chết, Chu Du uất hận than: "Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng?"

43. Chẳng tốn kém là bao, trẻ cũng có thể “chu du” khắp thế giới qua các trang sách.

44. Một ngày nọ 2 anh em họ quyết định thi tài chu du khắp thế giới ba vòng.

45. Năm 19 tuổi, ông rời bỏ nhà Matsumae để đi chu du và nâng cao kỹ năng của mình.

46. Lần cuối tôi nghe nói, thì chú đang đi chu du thế giới, tận hưởng lạc thú vàng son.

47. Chu Du tự cho mình làm thanh cao lại vừa thắng chúng ta một trận nhỏ tại Tam Giang khẩu.

48. Nếu bọn chúng nghĩ ta sẽ dùng thủy binh, thì cả Chu Du lẫn Gia Cát lượng đều là một lũ ngốc.

49. Sau trận chiến cuối cùng với Senki, anh sống ẩn dật và chu du khắp nơi cùng các Siêu Thú của mình.

50. Vậy Ti-mô-thê đi chu du hằng trăm cây số giúp Phao-lô giảng “tin mừng” và thành lập nhiều hội thánh.

Ý nghĩa của từ Chu du là gì:

Chu du nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Chu du. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Chu du mình


1

  0


[Từ cũ] đi chơi nhiều nơi xa chu du thiên hạ Đồng nghĩa: ngao du


1

  0


Chu Du [chữ Hán: 周瑜, bính âm: Zhōu Yú; 175-210], tự Công Cẩn [公瑾], đương thời gọi là Chu Lang [周郎], là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông [..]



Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ chu du trong từ Hán Việt và cách phát âm chu du từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chu du từ Hán Việt nghĩa là gì.

周游 [âm Bắc Kinh]
周遊 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

chu duĐi chơi khắp nơi.

◇Khổng Tùng Tử 孔叢子:


Chu du thiên hạ, mĩ bang khả y
周遊天下, 靡邦可依 [Kí vấn 記問] .

Xem thêm từ Hán Việt

  • chiếu thu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chuyển vận từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trì trục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • canh sự từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hòa hợp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ chu du nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: chu duĐi chơi khắp nơi. ◇Khổng Tùng Tử 孔叢子: Chu du thiên hạ, mĩ bang khả y 周遊天下, 靡邦可依 [Kí vấn 記問] .

    Chu Du sinh năm 175 và có tự là Công Cẩn. Huyện Thư, thuộc quận Lư Giang chính là nơi mà Chu Du được sinh ra cũng như lớn lên. Địa danh này ngày nay là chỉ huyện Thư Thành thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. 

    Danh tướng Chu Du

    Theo sử sách ghi chép lại thì Chu Du có xuất thân từ một gia đình gia giáo và danh giá, đã có nhiều đời làm quan ở trong triều. Có thể kể đến từ đời ông Cố là Chu Vinh đã giữ chức Thượng thư lệnh của thời Chương Đế - Hòa Đế, ông nội chính là Chu Cảnh, giữ chức Thái uý. Cha của Chu Du là Chu Dị, đã từng giữ chức Huyện lệnh của huyện Lạc Dương,... Ngay cả các chú, các bác của Chu Du cũng được ghi chép với việc giữ các vị trí khá lớn trong triều đình. 

    Với nền tảng xuất thân như vậy thì không có gì khó hiểu khi Chu Du được miêu tả là người nho nhã, tuấn tú, tài trí và có sự am hiểu một cách tường tận về âm nhạc. Hình tượng của Chu Du được sử sách mô tả là “cao lớn, cường tráng và tuấn tú”. Đặc biệt chính là hiểu biết về âm nhạc khi tuổi còn khá trẻ, điều này đã khiến cho rất nhiều cô gái say mê Chu Du và thường cố tình đánh sai phổ nhạc để có thể nhận được sự chú ý từ chàng trai khôi ngô này. 

    Sự am hiểu về lĩnh vực âm nhạc của Chu Du được thể hiện thông qua câu chuyện khi uống rượu say nhưng Chu Du vẫn có thể nhận biết được bản nhạc đó đánh đúng hay là sai. Cũng chính vì điều này mà thời đó đã nổi lên câu nói “Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố”, giải thích ra thì có ý nghĩa là “Khúc nhạc sai, Chu Lang ngoảnh lại”.

    Tiểu sử Chu Du

    Nói về cái tên Chu Lang thì đây là tên đương thời mà mọi người vẫn thường gọi ông. Từ “Lang” ở đây được hiểu là để chỉ những chàng trai, thanh niên khôi ngô, tuấn tú và có vẻ đẹp được người khác mến mộ. 

    Cơ duyên đã tạo nên tình bạn giữa Chu Du và Tôn Sách chính là sự kiện cha của Tôn Sách là Tôn Kiên đã quyết định khởi binh để chống lại Đổng Trác. Chính vì thế mà đã dẫn theo cả gia đình đến định cư tại huyện Thư, quê của Chu Du. Và chính nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai “tuấn lang” có học thức, có vẻ đẹp. Bằng tuổi nhau nên Chu Du và Tôn Sách nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết của nhau và cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp vùng đất Giang Nam thời đó. 

    Năm 191, Tôn Kiên hy sinh trong trận chiến ở tương Dương, Tôn Sách thuở đó cùng cha cống hiến cho Viên Thuật thế nhưng không được trọng dụng nên ngay sau đó đã tách ra và tìm hướng đi riêng cho mình. Năm tôn Sách 20 tuổi, tức năm 194 đã quyết định khởi binh tại Lịch Dương với chí hướng chinh phục vùng Giang Đông. Nhận được thư từ Tôn Sách nói về cuộc khởi binh đó, Chu Du đã quyết định giúp bạn của mình thực hiện sự nghiệp. Có được sự hỗ trợ từ Chu Du, Tôn Sách rất vui mừng và nói “Có ông giúp, việc lớn của ta ắt xong”.

    Lập nghiệp cùng Tôn Sách

    Với tài năng của cả hai, quân của Tôn Sách đã có được những kết quả thắng lợi đáng mừng. “Đánh đâu thắng đó”, “tập hợp được hàng vạn người”,...chính là những câu văn được dùng để mô tả về chiến tích mà đội quân Tôn Sách cùng với Chu Du có được. Chẳng mấy chốc mà Tôn Sách đã chiếm lĩnh được 5 quận của Giang Đông, đặt nền móng cho nhà Đông Ngô.

    3. Phò tá Tôn Quyền, gây dựng nhà Đông Ngô

    Tôn Sách khi đang ở độ tuổi trai tráng, “hùng cứ một phương” thì đã qua đời do bị ám sát khi đang cưỡi ngựa. Khi ấy là năm 200, lúc đố Tôn Sách mới 26 tuổi.

    Tôn Sách mất. em trai chính là Tôn Quyền tiếp tục đứng lên thay anh để xây dựng tập đoàn chính trị của nhà Tôn cũng như lập nên Đông Ngô. 

    Thế nhưng, tình hình Đông Ngô lúc này được cho là rất dễ sụp đổ khi chia làm 3 phe. Một phe đã đi theo Tôn Sách, tôn Quyền từ đầu,. một phe là những kẻ chỉ lo cho thân mình trước khi rơi vào tình cảnh hỗn loạn, phe còn lại chính là những người chống đối và căm ghét, thù địch với họ Tôn. 

    Tôn Quyền lúc này tuổi vẫn còn nhỏ, chưa đủ khả năng để có thể gánh vác hết toàn bộ trọng trách to lớn trên vai. Thế nhưng, nhờ có Chu Du và Trương Chiêu giúp đỡ mà có thể vực dậy và ổn định căn cơ của mình. Hai người này được ví như “hai trụ chống trời” khi một già một trẻ, một quan văn một quan võ đã một tay lo liệu và hết lòng phò tá Tôn Quyền, tiếp tục gây dựng sự nghiệp của nhà họ Tôn.

    Gây dựng Đông Ngô

    Lúc này, Chu Du và Lỗ Túc đã trở thành bạn bè của nhau và Lỗ Túc sau đó cũng quyết định cùng Chu Du phò tá Tôn Quyền. Bản thân Lỗ Túc cũng nhanh chóng trở thành người được Tôn Quyền yêu mến với tài năng của mình trong việc quân sự.

    4. Xích Bích - Trận đánh vang danh sử sách, khẳng định tên tuổi

    Trong tiểu thuyết tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung thì trận đánh Xích Bích nổi tiếng sử sách này giành được thắng lợi chủ yếu là do công của Gia Cát Lượng. Thế nhưng, thực tế liệu có phải như vậy?

    Trước khi trận Xích Bích diễn ra thì cần phải bàn đến quyết tâm đánh Tào của Tôn Quyền. Thực tế thì lúc đó quân Tào Tháo được xem là khá mạnh, việc đánh tào cần suy nghĩ và hạ quyết tâm một cách triệt để. Và chính Chu Du đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục để giúp Tôn Quyền hạ được quyết tâm đó. Nhiều sử sách cho rằng chính Lỗ Túc mới là người đầu tiên khuyên Tôn Quyền nên kháng Tào, thế nhưng về bản chất thì Chu Du mới là người giúp Tôn Quyền có được quyết tâm lớn nhất. Dù là ai thì cả hai vẫn đều là người có công trong chuyện này.

    Trận chiến Xích Bích chính là trận đánh thể hiện sự liên quân giữa hai nhà Đông Ngô và Thục Hán cũng như cuộc gặp gỡ giữa Chu Du và Gia Cát Lượng. Đây được xem là hai nhân sĩ đại tài trong lịch sử của Trung Quốc, “kẻ chín kẻ mười”, khó mà có thể phân thắng bại. 

    Xích Bích vang danh

    Ở trận Xích Bích, Chu Du chỉ có 3 vạn quân đi đánh tào, thế nhưng vẫn rất tự tin có thể giành được chiến thắng. Trong khi đó, Tôn Quyền và Lưu Bị lại vô cùng lo lắng. Và đúng như tiên đoán của Chu Du, quân Tào tuy đông lại dính dịch bệnh, vì thế mà khó có thể khỏe mạnh được. Quân Chu Du tuy ít, nhưng ổn định, lại có lợi về thủy chiến. Chính vì thế mà khả năng chiến thắng là cao hơn rất nhiều.

    Thời tiết khi đó là mùa đông, khí hậu thực sự khiến cho người ta cảm thấy run sợ, quân Tào vì thế mà đã phải nối các thuyền lại với nhau để tránh cho việc bị gió bắc thổi mạnh dẫn đến lật thuyền. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chu Du thực hiện kế của Hoàng Cái là “hỏa công diệt Tào”.

    Chính kế sách này đã khiến cho quân tào vỡ trận, Tào tháo phải bỏ chạy về phương Bắc. Trận Xích Bích chính là một trận chiến mang dấu mốc lịch sử quan trọng khi nó đã phân định được thế cục thời Tam quốc cũng như khẳng định được tài năng của Chu Du, giúp ông ghi danh vào danh sách các danh tướng của lịch sử Trung Quốc.

    5. Sự ra đi và sách lược cho tương lai của Chu Du

    Nếu như Lỗ Túc luôn chủ trương khuyên nhủ Tôn Quyền hòa hoãn với nhà Thục và Lưu Bị thì Chu Du lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Với ông, Tào Tháo thì như địch ngoài sáng, làm gì cũng có thể ứng biến, trong khi đó, Lưu Bị lại như hổ trong tối, khó mà có thể phòng bị kịp thời. Chính vì thế mà việc đánh nhà Thục, mở rộng lãnh thổ và sức mạnh cho mình là điều nên làm. 

    Qua đời

    Tôn Quyền ban đầu thì nghe theo chủ tương của Lỗ Túc, thế nhưng, khi nghe kế sách “nhìn xa trông rộng” của Chu Du thì lại quyết định đồng ý, gấp rút chuẩn bị cho cuộc chiến mang tính lịch sử sắp tới. 

    Thế nhưng, đang trong giai đoạn gấp rút thì Chu Du bệnh nặng không qua khỏi. Ông đã trút hơi thở cuối cùng của mình vào năm 210, khi đó Chu Du mới 36 tuổi. Sự ra đi của ông được xem là một mất mát lớn với Tôn Quyền nhưng lại là một áp lực lớn đã được giảm đi đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. 

    Theo ghi chép thì trước khi qua đời, Chu Du đã để lại 3 lời dặn của mình với Tôn Quyền. Đó chính là 3 việc mà ông chưa thực hiện được cũng như luôn tâm niệm ở trong lòng mình.

    Thứ nhất chính là việc đề cử người thay thế mình. Không ai khác có thể thay thế Chu Du ở thời điểm đó ngoài Lỗ Túc. 

    Thứ hai chính là việc đề phòng Tào Tháo ở biên cương. Chu Du nhận thức được rằng, nếu Tào Tháo ở phía bắc quyết định tấn công thì biên cương chắc chắn khó có thể yên ổn được.

    Thứ ba, cũng là việc cuối cùng, chính là chú ý Lưu Bị. Đây là một trong những nguy cơ không thể quên mà Chu Du căn dặn Tôn Quyền. Giúp đỡ Lưu Bị không khác nào nuôi hổ, việc bị cắn ngược lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

    Sách lược tương lai

    Và sự thực chứng minh Chu Du đã đúng, ngay khi Lưu Bị mới lên ngôi đã cho quân đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vũ. Và quân Lưu Bị được biết là hầu như toàn thắng, chỉ để thua một trận cuối cùng mang tính ý nghĩa quan trọng dưới tay Đông Ngô mà thôi. Đây chính là bài học cho Tôn Quyền cũng như chứng thực được tầm nhìn xa trông rộng và khả năng tiên đoán, liệu việc như thần của Chu Du.

    6. Chu Du và Gia Cát Lượng, nỗi oan ngàn năm

    “Trời đã sinh Du còn sinh Lượng” là câu nói nổi lên từ sau cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Qua cuốn tiểu thuyết thì hình tượng Chu Du được xây dựng là một người có tài nhưng lòng dạ hẹp hòi, thường đố kỵ với Gia Cát Lượng và bị Gia Cát Lượng chọc cho tức mà chết. Thế nhưng, sự thật liệu có phải như thế?

    Câu trả lời là hoàn toàn không. Với Chu Du, bản thân ông được xem là một tiền bối của Gia Cát Lượng bởi khi ông đã có 15 năm kinh nghiệm với binh nghiệp thì Gia Cát lượng mới chỉ tham gia chính sự được 1 năm. Trận Xích Bích chính là minh chứng cho điều này.

    Thực tế, thì thông qua trận đánh Xích Bích đó, Gia Cát Lượng thực sự là người được lợi khi đã có thể học hỏi được kinh nghiệm từ Chu Du và Lỗ Túc, những đại thần có tài năng và kinh nghiệm dày dặn. 

    Thêm vào đó, Chu Du hoàn toàn không phải là người có lòng dạ hẹp hòi. Cho dù quan điểm giữa minh và Lỗ Túc khác nhau, thế nhưng, trước khi qua đời, việc đầu tiên mà ông làm chính là đề cử Lỗ Túc thay thế mình. Nếu là một người ích kỷ, so đo thì liệu Chu Du có làm như vậy?

    Nỗi oan ngàn năm

    Không chỉ được Tôn Quyền công nhận mà chính Lưu Bị cũng phải thừa nhận khả năng của Chu Du. Chính Lưu Bị cũng đã từng nói về Chu Du như sau: “Công cẩn văn vở sách lược, vạn người không bì kịp.” 

    Mặc dù thường bị so sánh và bị hạ thấp trước Gia Cát Lượng, thế nhưng, những điều đó chỉ là ý đồ riêng của La Quán Trung trong việc xây dựng tác phẩm của mình mà thôi. Thực tế thì Chu Du là một danh tướng tài năng, đức độ và rộng lượng. Tài năng của ông không hề kém cạnh mà thậm chí còn được xem là người đã truyền kinh nghiệm cho Gia Cát Lượng. Nếu tính riêng về quân sự thì Gia Cát lượng chưa chắc đã tài giỏi và có chiều sâu như Chu Du. Việc bị xây dựng và hiểu lầm về bản thân như vậy thực sự là một nỗi oan khuất ngàn năm mà Cu Du phải chịu đựng.

    Trên đây chính là tiểu sử, một công thần khai quốc, một danh tướng vĩ đại của nhà Đông Ngô cũng như lịch sử Trung Quốc. Mong rằng, bài viết này đã thực sự hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như tiểu sử Chu Du.

    Tiểu sử Gia Cát Lượng - Vị quân sư “xuất quỷ nhập thần” tài ba

    Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, có hiệu là Ngọa Long. Được biết đến là một trong những công thần khai quốc, một nhà tiên tri, một vị quân sư tài ba và là nhà ngoại giao - chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ có tài năng, Gia Cát Lượng còn có một tấm lòng “tận trung báo quốc” đáng ngưỡng mộ mà không phải bất cứ một quân thần nào cũng có được. Vậy, tiểu sử Gia Cát Lượng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thăng trầm cũng như những mốc son chói lọi trong sự nghiệp làm mưu sĩ của ông.

    Tiểu sử Gia Cát Lượng

    Video liên quan

    Chủ Đề