Chủ trì việc thành lập đảng cộng sản việt nam, nguyễn ái quốc với tư cách là gì?

Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (1927), Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra câu hỏi: “Cách mệnh trước hết phải cần có gì? Và trả lời cho câu hỏi ấy, Người tiếp tục nhấn mạnh: “cách mệnh trước hết phải cần có Đảng”. Xác định ngay từ đầu chân lý ấy, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930.
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Sau khi thực dân Pháp xâm lược (1.9.1858) cho đến những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã nổ ra dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước. Tuy vậy, dù dưới ngọn cờ phong kiến hay dân chủ tư sản, các phong trào này cũng đều rơi vào bế tắc, thất bại do chưa đủ lực lượng, thiếu đường lối và phương pháp đấu tranh thích hợp, thiếu một tổ chức để lãnh đạo, dẫn dắt phong trào; cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đó. Sau nhiều năm bôn ba khắp biển Á, trời Âu, nghiên cứu thực tiễn cách mạng thế giới. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nhưng để cho con đường ấy được thực hiện đúng đắn và đi đến thắng lợi cuối cùng thì phải thành lập Đảng Cộng sản - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công của cách mạng.

Thứ hai, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.

- Về chính trị:

Từ khi khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Cách mạng Thánh Mười Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu quy luật hình thành của các đảng cộng sản trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về đường lối chính trị của Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin ở Việt Nam. Tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) của Người là sự chuẩn bị tập trung và chu đáo về lý luận chính trị cho Đảng ta, đặt nền tảng tư tưởng cho đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đường Cách mệnh đã chỉ ra mục tiêu giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu, trước hết của cách mạng Việt Nam và các nước thuộc địa là giải phóng dân tộc; về sự cần thiết phải đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với giai cấp vô sản thuộc địa, đoàn kết giữa các nước thuộc địa hình thành mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; về khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, phải có lý luận khoa học dẫn đường và có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn.

- Về tư tưởng:

Nhận thấy muốn làm cách mạng phải tập hợp lực lượng và sức mạnh của quần chúng, do đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm cho phong trào yêu nước tiến dần đến lập trường của giai cấp công nhân.  Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái Quốc là thông qua hoạt động báo chí và tuyên truyền. Thời gian ở Pháp, Người cho xuất bản và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15). Người viết khoảng 30 bài, tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tháng 6.1925 tại Quảng Châu, Người cho xuất bản báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngoài ra còn một số các tờ báo định kỳ khác như: tờ tuần báo Công nông (xuất bản cuối 1926 – 1928) đối tượng tuyên truyền chủ yếu là công nhân và nông dân; tờ Lính cách mệnh xuất bản đầu 1927 đến 1928, lấy binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp ở Đông Dương làm đối tượng tuyên truyền. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh (1927) vừa tố cáo tội ác của thực dân vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Ngoài viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp giảng bài, thảo luận. Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức, phương pháp để vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và động viên nhân dân giác ngộ làm cách mạng.

- Về tổ chức:

Hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi trong phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc sớm đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tổ chức xây dựng Đảng. Người đánh giá cao sức mạnh tổ chức của nhân dân thuộc địa sẽ thành lực lượng khổng lồ chống chủ nghĩa đế quốc. Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước tại đây thành lập nên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên – một tổ chức yêu nước, tiền cộng sản, phù hợp với trình độ của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Thấm nhuần nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc xác định Đảng Cộng sản phải có lý luận tiên phong dẫn được, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kỷ luật tự giác và nghiêm minh, đoàn kết thống nhất, gắn bó với nhân dân. Tin tưởng vào thanh niên - thế hệ trẻ và là tương lai của dân tộc, Nguyễn Ái Quốc không những tập hợp thanh niên vào một tổ chức mà còn đào tạo họ thành những lớp người kiên trung của Đảng. Đó là Đinh Đức Cảnh, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong… Bằng những hoạt động tích cực về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về chất, nhanh chóng vô sản hóa và thành lập các nhóm cộng sản. Tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của các tổ chức cộng sản này gây khó khăn, bất lợi cho phong trào cách mạng trong nước. Vì thế đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính đảng thống nhất của cách mạng Việt Nam là một sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện công lao, trí tuệ, uy tín và đạo đức cách mạng trong sáng của Người.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2 năm 1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt tổ chức của cách mạng Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào việc sáng lập một chính đảng vô sản kiểu mới ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng dẫn đường chỉ lối. Trải qua 91 mùa xuân, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, cách mạng có những lúc vô cùng khó khăn, đứng trước sự chống phá gay gắt của các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững bản lĩnh, giữ vững uy tín và vai trò lãnh đạo cách mạng, được sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.


Ths. Lê Minh Phượng
(Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)

 Từ khóa: hoạt động, cách mạng, quá trình, mệt mỏi, phong trào, chủ nghĩa, công nhân, kết hợp, cộng sản, ra đời, bước ngoặt, gắn liền, vĩ đại, thế kỷ, sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chủ trì việc thành lập đảng cộng sản việt nam, nguyễn ái quốc với tư cách là gì?

Chủ trì việc thành lập đảng cộng sản việt nam, nguyễn ái quốc với tư cách là gì?

Chủ trì việc thành lập đảng cộng sản việt nam, nguyễn ái quốc với tư cách là gì?
Chủ trì việc thành lập đảng cộng sản việt nam, nguyễn ái quốc với tư cách là gì?

  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay16,167
  • Tháng hiện tại66,311
  • Tổng lượt truy cập16,747,210