Chuẩn mực đạo đức của sinh viên là gì

1. Khái niệm của chuẩn mực đạo đức là gì?

Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Trong cuộc sống xã hội thường ngày, con người [các cá nhân và nhóm xã hội] thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định.

Hành vi của họ thường được định hướng và tuân theo những quy tắc, yêu cầu xã hội nào đó. Mọi người mong đợi họ hành động phải như thế này mà không nên như thế khác: Hãy kính trên nhường dưới, hãy ăn mặc gọn gàng, lịch sự, hãy cầu nguyện Thánh Ala, hãy tôn trọng pháp luật, không được gây tội ác… Vì thế, trong xã hội xuất hiện nhu cầu phải có những phương tiện để điều chỉnh hành vi của con người.

Chính con người đã xác lập và tạo dựng hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó mà hình thành và xuất hiện trong xã hội hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Chúng tham gia và phát huy tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Dù chuẩn mực đạo đức là bất thành văn nhưng chúng đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định đồng thời là phương tiện kiểm tra xã hội đối với các hành vi của họ. Nhờ có các chuẩn mực đạo đức mà các cá nhân luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm nghiệm trước khi thực hiện hành vi xã hội nào đó: Hành vi đó đúng hay sai? Phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội? Nếu thực hiện thì có bị xã hội phê phán, lên án hoặc trừng phạt không? Qua đó, chuẩn mực đạo đức góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi sai trái, phạm pháp và tội phạm.

Điều đó có nghĩa là, tùy thuộc vào các đặc điểm, tính chất về mặt nhu cầu, lợi ích vật chất hay tinh thần của đối tượng [nhóm đối tượng] xã hội nào, trong phạm vi không gian xã hội nào và vào thời điểm, giai đoạn lịch sự nào, mà các chuẩn mực đạo đức thường được định hướng sao cho phù hợp với thực tế xã hội hoặc phù hợp với lợi ích của đối tượng này hay đối tượng khác, của giai cấp này hay giai cấp khác. Các chuẩn mực đạo đức không mang tính chất bất biến mà thường ở trong trạng thái động. Chúng thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Trong quá trình vận động đó, có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định. Khi đó chúng sẽ bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn tùy theo từng thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ đối với những phong tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời, đã trở thành hủ tục, mang màu sắc mê tín dị đoạn thì cần phải vận động, tuyên truyền nhằm loại trừ chúng ra khỏi đời sống của cộng đồng, xây dựng lối sống văn minh, tiến bộ.

Video liên quan

Chủ Đề